Rate this post

Du lịch Tây Thiên

Tây Thiên – vùng đất tâm linh với khung cảnh đẹp và thanh bình đã trở thành địa danh du lịch nổi tiếng ở Vĩnh Phúc. Bạn đang muốn ghé Tây Thiên để tham quan ngắm cảnh, và cầu mong tài lộc, bình an, may mắn cho bản thân, gia đình? Hãy tham khảo bài viết sau để thêm kinh nghiệm cho chuyến du lịch Tây Thiên sắp tới.

Bạn đang xem: 10 kinh nghiệm đi chùa tây thiên ở vĩnh phúc

 Ảnh: sưu tầm

Tây Thiên ở đâu? Chùa Tây Thiên thờ ai?

Khu di tích danh thắng Tây Thiên cổ tự, nằm tại núi Thạch Bàn thuộc TT. Đại Đình, huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc.

Chùa Tây Thiên ở Vĩnh Phúc được biết đến là ngôi chùa thờ Quốc Mẫu và thờ Phật, thu hút rất nhiều phật tử đến hành hương, lễ phật.

Đi Tây Thiên vào thời điểm nào?

Khu du lịch Tây Thiên là điểm du lịch gắn nhiều với các yếu tố tâm linh, bạn có thể đến du lịch Tây Thiên Vĩnh Phúc vào bất kể thời điểm nào trong năm. Theo kinh nghiệm du lịch Tây Thiên, bạn nên đến đây vào các dịp lễ đặc biệt của nhà Phật như:

Lễ hội Tây Thiên khai mạc vào ngày 15/2 (âm lịch) hàng năm, đây là một trong những lễ hội lớn của miền Bắc.

Lễ hội Tây Thiên. Ảnh: sưu tầm

Mùa hè, bạn có thể đến đây và tham gia các khóa tu tại Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên Vĩnh Phúc.

Dự báo thời tiết Tây Thiên, Tam Đảo, Vĩnh Phúc 7 ngày tới

Trước chuyến hành trình, bạn nên xem dự thời tiết Tây Thiên, Tam Đảo, Vĩnh Phúc 7 ngày tới để có những chuẩn bị chu đáo nhất về trang phục, và kế hoạch di chuyển.

Bản đồ, sơ đồ du lịch Tây Thiên

*

Bản đồ du lịch Tây Thiên (cungphuot)

Hướng dẫn đường đi Tây Thiên Vĩnh Phúc

Từ Hà Nội đến Tây Thiên khoảng 70km rất thích hợp cho chuyến du lịch Tây Thiên 1 ngày, xuất phát từ buổi sáng và về lúc buổi tối. Bạn có thể chọn phương tiện công cộng hoặc phương tiện cá nhân để đến Tây Thiên. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về đường đi. 

Phương tiện công cộng

Đi bằng phương tiện công cộng bạn có thể đi xe buýt. Đi xe buýt không lo lạc đường nhưng sẽ hơi mất thời gian. Cụ thể các chuyến xe bus như sau:

Xe 58 Hà Nội – Mê Linh Plaza
Xe 01 Mê Linh Plaza – bến xe Vĩnh Yên
Xe 07 bến xe Vĩnh Yên – Tây Thiên.

Phương tiện cá nhân

Đi Tây Thiên bằng xe máy

Bạn có thể đi theo cung đường: Hà Nội – Phạm Văn Đồng – Cầu Thăng Long – Nội Bài – ngã 4 Nam Hồng – Mê Linh (Phúc Yên) – Vĩnh Yên – Tây Thiên.

Đi Tây Thiên bằng ô tô

Nếu đi ô tô các bạn đi theo cung đường: Hà Nội – cầu Nhật Tân – ngã 4 QL2 – cao tốc Hà Nội – Lào Cai – nút giao IC4 (nút giao QL2B) – Tam Đảo – Tây Thiên.

Đi lại ở Tây Thiên Tam Đảo

Đi cáp treo

Đi cáp treo là phương án nhanh gọn để lên đỉnh Tây Thiên chỉ trong 10 phút di chuyển. 

Ảnh: sưu tầm

Giá vé cáp treo Tây Thiên Vĩnh Phúc khứ hồi là 200.000 đồng/người lớn và 140.000 đồng/ trẻ em. Giá vé cáp treo 1 chiều là 130.000 đồng/người lớn; 80.000 đồng/trẻ em. Miễn phí cho trẻ dưới 1m.

Đi bộ

Nếu bạn thích khám phá và trải nghiệm, đồng thời sức khoẻ thể lực tốt, bạn có thể leo bộ lên đỉnh Tây Thiên. Tổng quãng đường bộ khoảng 4km đi qua suối, nhiều bóng cây đẹp và mát mẻ. Thời gian lên đến đỉnh khoảng 2-3 tiếng, tùy thuộc vào sức khoẻ và mức độ ham chơi của các bạn.

Xem thêm :   Vì Sao Phải Học Lịch Sử ? Vì Sao Phải Học Tập Lịch Sử Suốt Đời

Các điểm du lịch ở Tây Thiên

Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên

Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên là một thiền viện thuộc dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử. Cùng với Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt, Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử, Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên là một trong 3 thiền viện lớn nhất ở Việt Nam.

Ảnh: sưu tầm

Thiền viện được xây dựng bên cạnh Khu di tích danh thắng Tây Thiên cổ tự (Chùa Tây Thiên, Đền Quốc Mẫu Tây Thiên Lăng Thị Tiêu, Đền Cậu, Đền Cô, Đền Thõng, Thác Bạc). Đây là nơi đào tạo về Phật giáo có hệ thống, tạo điều kiện để Phật giáo Việt Nam phát triển cả về bề rộng và chiều sâu góp phần đẩy mạnh giao lưu với các dòng phật giáo của các nước khác.

Thiền Viện Trúc Lâm An Tâm

Hệ thống Thiền viện Trúc lâm ở Tây Thiên bao gồm Thiền viện Trúc lâm Tây Thiên (chùa tăng) và Thiền viện Trúc lâm An Tâm (chùa ni). Thiền Viện Trúc Lâm An Tâm được xây dựng từ năm 2009 và hoàn tất vào năm 2012 do ni sư thích nữ Thuần Giác xây dựng. Thiền viện gồm ngôi chính điện thờ Phật Thích Ca mâu ni, ngôi nhà tổ thờ các vị tổ thiền tông, 1 nhà khách, 1 nhà ăn phục vụ được một lúc 200 người. Ngoài ra còn có ni đường, thiền đường cho các thiền sinh tu tập, các thiền thất cho ni sư tu hành.

Du lịch Tây Thiên – Đại bảo tháp Mandala

Ảnh: sưu tầm

Đại Bảo tháp Mandala được xây dựng vào năm 2011 theo kiến trúc truyền thống Kim Cương Thừa. Đại bảo tháp Tây Thiên cao 29m, tổng diện tích mặt sàn hơn 1.500m2, cùng với 1 tầng âm rộng. Đường kính chân đế 60m, 3 tầng của tháp có hình dáng khác nhau, biểu trưng cho 6 yếu tố hình thành nên vũ trụ và sự sống, gọi là Lục địa. Lục đại bao gồm: Địa, Thủy, Hỏa, Phong, Không và Thức. Du khách đến đại bảo tháp Mandala có thể tham quan, chiêm bái, cầu nguyện. 

Du lịch Tây Thiên – Đền Thõng

Đền Thõng chính là cửa ngõ đưa chúng ta về với Mẫu. Nơi đây là một quần thể kiến trúc cổ nằm hòa quyện với khung cảnh thiên nhiên của núi rừng. Đến đền Thõng du khách sẽ được chiêm ngưỡng Cây Đa Chín Cội, nằm ngay tại sân có niên đại hàng trăm năm tuổi. Tấm bia đá có nội dung “Tam Đảo Linh Sơn” là một chứng tích lịch sử – văn hoá giá trị, khẳng định danh thắng Tây Thiên đã được nhiều triều đại quan tâm và coi trọng.

Đền Cậu Tây Thiên

Đền Cậu khởi nguồn là khe Trường Sinh, ở đây có một hòn đá và đặt một bát hương. Tương truyền là Cậu đã ngự ở đây, tập trung và nuôi quân trước khi đưa lên trên Mẫu. Năm 1993 đền được ban quản lý và nhân dân trong vùng chung sức tu sửa lại. Chắc chắn đây sẽ là điểm khởi nguồn đầu tiên cho mạch cảm xúc về với Mẫu của mỗi người khi đến Tây Thiên.

Khi nhắc đến những ngôi chùa cần phải ghé qua tại miền Bắc, không thể nào thiếu chùa Tây Thiên tại Vĩnh Phúc. Nơi đây có không gian Phật giáo vô cùng trang nghiêm, được nhiều du khách chọn đến để hành hương, cầu an, cầu lộc, cầu may cho gia đình và bản thân. Nếu lần đầu bạn đến chùa Tây Thiên Vĩnh Phúc và chưa có kinh nghiệm gì, đừng bỏ qua bài viết này của (Đền Bà Chúa Kho), chúng tôi sẽ bật mí cho bạn tất tần tật kinh nghiệm khi du lịch tại đây

*

Kinh nghiệm khi đến với chùa Tây Thiên
Những địa điểm nổi tiếng tại Chùa Tây Thiên Vĩnh Phúc
Những món ăn hấp dẫn tại Tây Thiên

Giới thiệu về chùa Tây Thiên ở tỉnh Vĩnh Phúc

Tên chùa là Tây Thiên có ý nghĩa là trời Tây, tức là nói đến Ấn Độ, là cái nôi của Phật giáo. Tây Thiên cũng có thể hiểu là miền tây thiên cực lạc, là nơi có đức Phật. Khi đến chùa bạn sẽ cảm nhận được sự linh thiêng của xứ Phật

Khu di tich chùa Tây Thiên tạo lạc tại núi Thạch Đàn, Thị trấn Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc với chiều dài khoảng 11km và chiều rộng 1km. Đây là một khu di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh kết hợp bao gồm các đình, chùa mang nhiều giá trị văn hóa như đền Thõng, đến Thượng, đền Cô, đền Cậu,..

Tại đây cất chứa những dấu vết cũ và những công trình văn hóa ẩn mình trong khu rừng núi Tây Thiên. Chùa Tây Thiên ở Vĩnh Phúc không chỉ là một nơi hấp dẫn khách du lịch bởi cảnh quan thiên nhiên mà còn là một biểu tượng cho đời sống tâm linh của con người Việt Nam

Xem thêm :   Bốn xu hướng du lịch năm 2022, 8 xu hướng du lịch triển vọng năm 2023

Chùa nổi tiếng là nơi thờ Phật và thờ Mẫu rất thiêng, thu hút rất nhiều phật tử đến hành hương lễ Phật

*

Lễ hội lớn nhất trong năm tại đây là lễ hội Tây Thiên, là một cái tên trong danh sách những lễ hội có quy mô lớn nhất miền Bắc. Thời gian diễn ra vào 15 tháng 2 Âm lịch, đúng ngày này, người dân 14 xóm trong xã Đại Đình cùng tổ chức rước Thánh Mẫu với rất nhiều lễ vật đặc sắc cùng những đặc sản địa phương như xôi, gà, heo quay, hoa quả,…. Hơn nữa, trong những ngày diễn ra lễ hội, người dân hay những người khách du lịch đến đây đều có thể cùng tham gia các trò chơi dân gian như thi nấu cơm, thi hát dân ca, kéo co,… vô cùng hấp dẫn và vui nhộn

Kinh nghiệm khi đến với chùa Tây Thiên

Nên đến chùa Tây Thiên ở tỉnh Vĩnh Phúc vào thời gian nào?

Chùa Tây Thiên Vĩnh Phúc là khu du lịch mang nhiều yếu tố tâm linh, bạn có thể vừa đến đây cầu bình an, cầu lộc, cầu may mắn kết hợp với thưởng thức cảnh đẹp cùng không khí an lành, thanh tịnh tại đây.

Bạn có thể chọn đi du lịch chùa Tây Thiên Vĩnh Phúc vào dịp lễ lớn của Phật giáo diễn ra vào ngày 15/2 Âm lịch. Đến đây vào dịp này là cơ hội bạn được hòa mình cùng người dân tham gia lễ hội đặc sắc, chỉ diễn ra duy nhất mỗi năm một lần này. Đây cũng là thời điểm đầu xuân năm mới, đi chùa Tây Thiên vừa kết hợp du xuân vừa cầu cho gia đình một năm mới bình an, hạnh phúc.

Bạn cũng có thể chọn đến chùa vào mùa hè, bởi thời gian này chùa thường tổ chức các khóa tu dành cho tất cả mọi người tại Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên.

*

Cách di chuyển từ Hà Nội đến chùa Tây Thiên tại tỉnh Vĩnh Phúc

Chùa Tây Thiên Vĩnh Phúc chỉ cách Hà Nội khoảng 80km nên rất thuận tiện trong việc đi lại. Bạn có nhiều lựa chọn về các phương tiện để đến Tây Thiên như xe máy, xe khách, xe bus, ô tô,…sao cho phù hợp với lộ trình của bạn nhất có thể.

Để lên đỉnh Tây Thiên, nếu bạn là người thích khám phá, trải nghiệm và có sức khỏe tốt, bạn có thể chọn cách leo bộ. Quãng đường đi dài khoảng 4km, bạn có thể thưởng thức khung cảnh hùng vĩ, trải nghiệm cảm giác lội suối tại nơi đây. Tùy vào thể lực của mỗi người mad sẽ mất khoảng thời gian khác nhau để có thể lên đến đỉnh, trung bình khoảng từ 2 đến 3 giờ.

Nếu như bạn ngại đi bộ, không muốn tốn thời gian thì có thể chọn di chuyển bằng cáp treo, rất nhanh chỉ mất khoảng 10 phút là bạn đã lên đến đỉnh Tây Thiên rồi, cảm giác nhìn toàn cảnh núi non hùng vĩ từ trên cao cũng rất tuyệt vời

*

Những địa điểm nổi tiếng tại Chùa Tây Thiên Vĩnh Phúc

Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên

Đây là một trong 3 thiền viện lớn nhất ở nước ta

Được xây dựng ngay bên cạnh thiền viện là khu di tích Tây Thiên cổ tự. Tại đây đào tạo về Phật giáo một cách có hệ thống, góp phần phát triển Phật giáo tại Việt Nam cả về chiều rộng và chiều sâu

Đây là khu vực đền thờ chính, hấp dẫn nhiều khách tham quan với nhiều đền đài, khung cảnh thanh bình, an yên

*

Thiền viện trúc lâm An Tâm

Tại thiền viện Trúc lâm Tây Thiên là chùa tăng thì thiền viện Trúc Lâm An tâm là nơi dành cho ni được hoàn thành năm 2012. Tại đây mang trong mình vẻ đẹp của sự yên tĩnh. Thiền viện gồm nhiều những công trình điện thờ và những ni đường, thiền thất cho các ni sư tu hành. Bạn có thể ghé thăm vào khoảng 3h30 sáng hoặc 6h chiều để nghe giảng đạo và ngồi thiền

Đền Thỏng

Đây là nơi linh thiêng thờ Quốc Mẫu, được xây dựng trên đền cũ, mang vẻ đẹp cổ kính với điểm nổi bật là cây đa chín cội đã có từ hàng trăm năm hòa vào khung cảnh thiên nhiên núi rừng tạo điểm khác biệt giữa khu danh thắng Tây Thiên

Đền thờ Quốc Mẫu Tây Thiên

Đây là địa điểm tham quan nổi tiếng bậc nhất, tọa lạc trên đỉnh núi Tây Thiên. Nơi đây thờ bà Quốc Mẫu Lăng Thị Tiêu – là một vị vương phi sống vào đời Vua Hùng thứ 7, được coi là thần chủ Tây Thiên. Bà đã có công lao to lớn trong việc giúp vua đánh giặc, dạy dân trồng lúa nước

Đền Cô – Đền Cậu

Nếu đã đến với Tây Thiên thì du khách không thể nào không đến với đền Cô và đền Cậu. Đền Cậu nổi tiếng linh thiêng khi cầu tài, cầu tự, cầu duyên hay cầu những điều tốt đẹp, may mắn cho gia đình và bản thân

Xem thêm :   Giáo Án Khám Phá Tết Nguyên Đán, Tìm Hiểu Về Ngày Tết Nguyên Đán

Đền Cô là nơi thờ Cô Bé, theo truyền thuyết Cô Bé là con của trời, ở đây cùng Mẫu giúp dân giúp nước. Đây là một địa điểm lý tưởng để bạn giãi bày những phiền muộn, đau khổ trong cuộc sống, mọi người truyền nhau rằng uống nước thiêng tại đây bạn sẽ thấy tâm hồn thanh thản, bình yên đến lạ.

Xem thêm: Giải Bài Tập Lý 11 Bài 3 – Lý Thuyết Vật Lý 11: Bài 3

Khung cảnh hai ngôi đền xung quanh đều là cây cỏ xanh tươi, không khi thoáng mát, tạo nên một không gian thanh tịnh, yên bình

Đại bảo tháp Mandala

Đại bảo Tháp nằm trong khu di tích Tây Thiên là ngôi đại bảo tháp đầu tiên được xây dựng tại Việt Nam. Được xây dựng theo kiến trúc Phật giáo Kim Cương vô cùng độc đáo với chiều cao 29m, tổng diện tích sàn hơn 1500m2, còn có một tầng âm rất rộng. Tháp có 3 tầng với các hình dáng khác nhau, biểu tượng cho 6 yếu tố tạo nên vũ trụ theo quan niệm của Phật giáo. Khi đến bảo tháp Mandala, Khách du lịch có thể tham quan, nghiêm ngưỡng, cầu nguyện

Những món ăn hấp dẫn tại Tây Thiên

Tại Tây Thiên có những món ăn đặc sản, nổi tiếng khắp cả nước. Bạn nhất định phải thử những món sau khi du lịch tại đây

Ngọn su su

Cây su su được trồng rất phổ biến tại Tam Đảo Vĩnh Phúc. Mặc dù có nhiều tỉnh thành cũng trồng nhưng su su ở đây mang rất nhiều điểm đặc biệt riêng, su su có vị thơm ngon, ngọt lịm, siêu lòng bất cứ thực khách nào. Đến đây, bạn có thể dùng thử những món ăn từ su su như su su xào thịt bò, su su xào tỏi,…

Gà Đồi Vĩnh Phúc

Gài được chăn thả tự nhiên trên những vùng đồi vì thế tạo ra hương vị của gà có một không hai, rất dai và thơm, không có bất cứ vị gì của gà công nghiệp như vẫn thường thấy. Đặc biệt, đến với Vĩnh Phúc bạn không nên bỏ qua món gà đồi bọc đất nướng, một trong những đặc sản nổi tiếng của người dân tại đây. Từng miếng thịt gà vàng ươm, thơm phức, bạn sẽ ấn tượng và nhớ mãi không quên hương vị này khi thưởng thức. Bên cạnh đó, gà đồ còn có thể chế biến thành các món ngon như nướng, rang muối,.. cũng có thể làm hài lòng bất kỳ người sành ăn nào

Lợn mán

Lợn mán cũng thuộc danh sách những ẩm thực bạn nên thưởng thức khi đến Tam Đảo Vĩnh Phúc. Vị của thịt lợn mán có vị thơm ngon, không thể lẫn với bất kỳ nơi nào khác. Thịt lợn mán có thể chế biến thành nhiều món ăn như lợn nướng, lợn hấp,… uống cùng rượu mận thì đúng là một sự kết hợp tuyệt vời

Một số lưu ý khi du lịch tại chùa Tây Thiên tại Vĩnh Phúc

Nếu mùa hè bạn chọn đi khám phá chùa Tây Thiên Vĩnh Phúc, bạn hãy nhớ chuẩn bị thêm áo nắng, mũ rộng vành, nướng uống đầy đủ bởi mùa hè tại đây cũng rất nắng và nóng như mùa hè của mọi nơi tại miền Bắc

Nếu bạn sử dụng phương tiện cá nhân để di chuyển đến Tây Thiên thì lưu ý bạn có thể đi thẳng sát vào tận sâu trong núi mà không cần rẽ vào Trung tâm Lễ hội Tây Thiên, điều đó sẽ giúp bạn đỡ phải đi bộ một đoạn khá xa

Nếu bạn muốn khám phá và trải nghiệm cảm giác leo bộ lên đỉnh Tây Thiên thì hãy chuẩn bị những đôi dép quai hậu hay giày thể thao bền chắc bởi vì đường lên đỉnh Tây Thiên bạn sẽ phải vượt qua những đoạn suối, đèo khó đi

Qua bài viết trên, (Đền Bà Chúa Kho) đã chia sẻ đến bạn những thông tin cũng như kinh nghiệm đi chùa Tây Thiên ở Vĩnh Phúc. Đây không những là một nơi văn hóa tâm linh tín ngưỡng mà còn là một địa điểm lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Mong rằng khu danh thắng Tây Thiên sẽ luôn được giữ gìn, khai thác và phát triển bền vững để Tây Thiên luôn nằm trong danh sách những điểm du lịch văn hóa không thể không đến mỗi dịp Tết đến xuân về.

Nếu bạn đã chuẩn bị xong cho mình bí kíp du lịch tại Chùa Tây Thiên tỉnh Vĩnh Phúc thì còn chần chờ gì nữa, hãy cùng gia đình, bạn bè tận hưởng không gian thiêng liêng mà cũng chứa nhiều điều thú vị này nào. Chúc bạn có một trải nghiệm tại Tây Thiên thật tuyệt vời!

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết 10 kinh nghiệm đi chùa tây thiên ở vĩnh phúc lịch trình chi tiết từ a . Đừng quên truy cập Chaolong TV kênh trực tiếp bóng đá số 1 Việt Nam hiện nay để có những phút giây thư giãn cùng trái bóng tròn !

By Chaolong TV

Chaolong TV trang web xem livestream bóng đá trực tiếp miễn phí tất cả các giải đấu hàng đầu thế giới. Xem bóng đá trực tiếp tốc độ cao chất lượng 4k, không quảng cáo, bình luận tiếng việt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *