Rate this post

– Chọn bài -Thuyết minh về kính đeo mắt (Bài 1)Thuyết minh về kính đeo mắt (Bài 2)Thuyết minh về kính đeo mắt (Bài 3)Thuyết minh về kính đeo mắt (Bài 4)Thuyết minh về cây bút
Thuyết minh về đôi dép lốp
Thuyết minh về chiếc nón lá
Thuyết minh về áo dài
Thuyết minh về cây lúa
Thuyết minh về cây lúa nước
Thuyết minh về cây lúa nước Việt Nam
Thuyết minh về một giống vật nuôi (Con chó)Thuyết minh về một giống vật nuôi (Con trâu)Thuyết minh về cây chuối
Thuyết minh về loại cây ăn quả mà em biết
Thuyết minh về trò chơi mang bản sắc Việt Nam
Thuyết minh về cái phích nước
Thuyết minh về danh lam thắng cảnh quê hương em
Thuyết minh về Lăng Chủ tịch (Lăng Bác)Thuyết minh về một ngôi chùa cổ nổi tiếng ở Việt Nam
Thuyết minh về một thể loại văn học
Thuyết mình về đồ dùng học tập, sinh hoạt
Thuyết minh về một địa điểm du lịch nổi tiếng
Thuyết minh về món phở
Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam
Thuyết minh về món bánh mang bản sắc văn hóa dân tộc
Thuyết minh về bánh chưng
Thuyết minh về tranh Đông Hồ
Thuyết minh về chiếc đồng hồ
Thuyết minh về món đồ chơi tuổi thơ mà em yêu thích
Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh (Vịnh Hạ Long)Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh (Hồ Gươm)Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh (Chợ Bến Thành)Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh (Bến Ninh Kiều)Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh (Hà Tiên)Thuyết minh về cây dừa
Thuyết minh về cây tre
Thuyết minh về lễ hội
Thuyết minh về ca dao Việt nam
Thuyết minh về loài hoa em yêu thích
Thuyết minh về đôi dép lốp trong kháng chiến
Thuyết minh về giống vật nuôi
Thuyết minh về thể thơ lục bát
Thuyết minh về loài hoa là biểu tượng đất nước
Thuyết minh một nhạc cụ dân tộc hoặc điệu ca dân tộc
Thuyết minh về Văn miếu Quốc Tử Giám
Thuyết minh một danh lam thắng cảnh giàu tiềm năng
Thuyết minh về lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương
Thuyết minh về Hoa Sen
Thuyết minh về nhạc cụ dân tộc
Thuyết minh về một địa điểm du lịch
Thuyết minh về một di sản văn hóa thế giới
Thuyết minh về chiếc kính đeo mắt
Thuyết minh về chiếc bút bi

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

Đề bài: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnhBài làm – Hồ Gươm (Bài 1)

Đất nước ta được thiên nhiên ưu đãi có rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, ở mỗi vùng miền mỗi tỉnh đều có những danh lam nổi tiếng và mang những nét đặc trưng riêng, một trong những danh lam thắng cảnh đẹp của nước ta là Hồ Gươm, bất kì ai đến thành phố Hà Nội du lịch đều không thể bỏ qua Hồ Gươm, Hồ Gươm không chỉ đẹp bởi cảnh vật, có mực nước hồ xanh biếc, bóng liễu thướt tha mà Hồ Gươm còn gắn liền lich sử đấu tranh anh hùng bất khuất của nhân dân ta, là một danh lam thắng cảnh tự hào của người Hà Nội.

Bạn đang xem: Hồ hoàn kiếm

Điểm đặc biệt của Hồ Gươm ngoài là danh lam thắng cảnh đẹp Hồ Gươm còn là di tích lịch sử của đất nước ta, truyền thuyết kể rằng thời giặc Minh đô hộ nước ta, chúng rất hung ác, gây ra nhiều tội ác với nhân dân ta, làm cho nhân dân sống trong cảnh khổ cực, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, cuộc khởi nghĩa ban đầu lực lượng mỏng, yếu thế nên thường bị thua, Đức Long quân đã quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để đánh giạc, và từ lúc có gươm thần, Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn đánh đâu thắng tới đó, đánh tan quân sâm lược, giúp nước ta thoát khỏi ách đô hộ của giặc Minh, một năm sau Lê Lợi trả lại gươm thần cho Thần Kim Quy, từ đó hồ Tả Vọng được đổi tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.

Có hai hòn đảo trên hồ là đảo Ngọc và đảo Rùa, đầu thế kỷ 19 người ta đã cho xây dựng một ngôi chùa trên đảo Ngọc, và goi là Chùa Ngọc Sơn, không lâu sau đó Chùa Ngọc Sơn không thờ phật nữa mà chuyển sang thờ thánh Văn Xương và Trần Văn Đạo nên đổi tên là Đền Ngọc Sơn, năm 1864 Tháp Bút được xây dựng trên gò Ngọc Bội đối diện với Đảo Ngọc.

Chúng ta sẽ được tận hưởng những không gian cảnh vật thiên nhiên tuyệt đẹp, trong Hồ Gươm có cầu Thê Húc và đền Ngọc Sơn, cầu có một đoạn ngắn, cong cong trông rất đẹp và là lối duy nhất để du khách có thể vào đền Ngọc Sơn.

Quanh hồ Hoàn Kiếm những cảnh vật xunh quang cũng rất đẹp, rặng liễu màu xanh rủ xuống hồ, quanh hồ có những ghế đá để du khách ngồi nghĩ ngơi, tiếng chim hót líu lo, mặt hồ xanh biếc, cảnh vật thật đẹp, không chỉ đắm chìm trong không khí hơi thở của lịch sử mà thiên nhiên quanh hồ cũng rất đẹp.

Đến Hồ Gươm ta thấy còn thấy những bà lão đứa trẻ ngồi ghế đá nghỉ ngơi, những cặp tình nhân tay trong tay đi dạo phố, những cô bật nhạc tập thể dục… họ đều tận hưởng cảnh đẹp của Gươm theo cách riêng của họ, những hoạt động đó làm cho Hồ Gươm trở lên tấp nập sinh động hơn.

Hồ Gươm không chỉ mang những nét đẹp cổ kính mà còn mang nét đẹp hiện đại, là danh lam thắng cảnh đẹp của đất nước ta, trải qua bao chặng đường phát triển của đất nước Hồ Gươm vẫn đẹp và trở thành điểm du lịch hấp dẫn đối với các du khách trong và ngoài nước.

Bài văn mẫu: Hồ Gươm (Bài 2)

Đẹp như một lãng hoa giữa lòng thành phố, Hồ Hoàn Kiếm được bao quanh bởi các đường phố Đinh Tiên Hoàng, Lê Thái Tổ, Hàng Khay dài khoảng 1800m. Mặt nước là tấm gương lớn soi bóng la đà những cây cổ thụ, những rặng liễu thướt tha tóc rủ, những mái đền, chùa cổ kính, tháp cù rêu phong, các tòa nhà mới cao tầng vươn lên trời xanh.

Nước hồ xanh ngắt quanh năm nên xưa hồ có tên là hồ Lục Thủy. Truyển thuyết kể rằng : Khi Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn có tìm được lưỡi kiếm báu. Kiếm theo ông suốt 10 năm dài chống quân Minh xâm lược (thế kỉ XV). Sau khi giành lại được thành Thăng Long, vua Lê có một buổi dạo thuyền chơi trên hồ, gặp rùa vàng nổi lên mặt nước. Vua rút kiếm chỉ cho quân sĩ thấy, thì con rùa đã nhảy lên đớp lấy thanh kiếm rồi lặn mất tăm. Vua cho là điẻm lành, đất nước có giặc, rùa thần cho mượn kiếm, nay đã thanh bình nên lấy lại. Bởi vậy đặt tên hồ là Hồ Hoàn Kiếm (trả gươm), gọi tắt là Hồ Gươm.

Rùa là một trong bốn vật linh (long, lân, quy, phượng) trong tâm thức văn hóa dân gian. Giống rùa quý này vẫn còn sinh sống trong lòng hồ, hằng năm, có đòi lần nhô lên mặt nước, thật hạnh phúc cho du khách nào nhìn thấy rùa nổi lên mặt hồ.

Trong mặt hồ có hai đảo nổi. Đảo lớn là đảo Ngọc ở phía bắc hồ, gần bờ đông, có cây cầu Thê Húc sắc đỏ uốn cong nối ra đảo. Đảo Rùa nhỏ hơn, trên có ngọn tháp cổ ở phía nam hồ, giữa bốn bể long lanh bóng nước.

Xem thêm :   Cẩm Nang Du Lịch Cà Mau Từ A Đến Z, Du Lịch Cà Mau

Hồ Hoàn Kiếm là nơi hội tụ, điểm hẹn của du khách bốn mùa. Mùa xuân đâm đà lễ hội truyền thống và rực rỡ sắc hoa đào. Mùa hạ ùa ra từng cơn gió lồng lộng, quạt đi cái oi bức của phô phường râm ran tiếng ve. Mùa thu với màn sương huyển ảo, dáng liễu mơ hồ như thực, như hư đã làm say đắm bao nhà nhiếp ảnh tài hoa. Mùa đông, đi giữa những cơn mưa lá vàng, chân nhẹ bước lên thảm lá vừa rụng, xuýt xoa với cái rét vùng Đông Nam Á và những giọt mưa phùn lất phất bay.

Mùa nào tình nấy, Hồ Gươm mãi mãi là dấu ấn vẻ vang thời giữ nước và khát vọng hòa bình của tổ tiên ta xưa.

Bài văn mẫu: Hồ Gươm (Bài 3)

Nói đến Thủ đô Hà Nội thân yêu của chúng ta, có thể nhắc đến Chùa Một Cột — dáng sen vươn lên từ bùn lầy nghìn năm Bắc thuộc — tiêu biểu cho ý thức tự cường của dân tộc. Hay Khuê Văn Các — viên ngọc minh châu kết tinh của một nền khoa học ngàn đời. Nhưng chúng ta vẫn nghe nhắc đến Hồ Gươm nhiều hơn cả. Nằm trong lòng Hà Nội, thành phố ngàn năm văn hiến, thành phố vì hòa bình, nơi đây có Tháp Rùa tượng trưng cho khát vọng hòa bình. Đài Nghiên, Tháp Bút nhắc đến nền văn vật lâu đời. Chỉ với ba biểu tượng đó, hồ Hoàn Kiếm đã xứng đáng là trái tim của Thủ đô rồi!

Hồ Gươm không chỉ là thắng cảnh tô điểm thêm vẻ xinh tươi, duyên dáng cho Thủ đô, mà còn là một trong những dấu ấn tiêu biểu của lịch sử ngàn năm văn hiến đất kinh kì Tháng Long — Đông Đô – Hà Nội. Để đến tham quan Hồ Gươm, chúng ta có thể đi từ nhiều con đường khác nhau như Hàng Bài, Tràng Thi, Hàng Khay hay các khu phố cổ, Hồ Gươm nằm ở trung tâm quận Hoàn Kiếm, là nơi kết nối giữa các phô” cổ với khu phố Tây do người Pháp quy hoạch lại cách đây hơn một thế kỉ. Chắc hẳn chúng ta đều biết Hồ Gươm chính là một dòng chảy còn sót lại của sông Hồng. Cách đây hàng trăm năm về trước, Hồ Gươm ăn thông với sông Hồng, là một nhánh nhận nước của sông Hồng, chạy dài qua các phô” Hàng Đào, Hai Bà Trưng, Lí Thường Kiệt, Hàng Chuối,.. Từ thê” kỉ XIX, khi nước ta đang bị thực dân Pháp cai trị, do sông Hồng đổi dâng nên Hồ Gươm chỉ còn là một sông nhỏ chạy qua Hàm Cá Mập (bến tàu điện một thời). Vì thê”, để qua sông, người Pháp đã bắc một chiếc cầu bằng gỗ và dần dần san đất. Và ngày nay, nơi đó chính là phô” cầu Gỗ mà ai cũng biết.

Từ xưa đến nay, Hồ Gươm đã trải qua lịch sử với bao nhiêu tên gọi khác nhau. Cách đây khoảng sáu thê” kỉ, Hồ Gươm gồm hai phần chạy dài từ phô” Hàng Đào, qua Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, rồi tới phố Hàng Chuối. Nước hồ quanh năm xanh biếc nên trước kia Hồ Gươm được gọi là Hồ Lục Thủy. Sau đó là cái tên Tả Vọng để phân biệt với Hữu Vọng. Sau khi các triều đại chọn Thăng Long làm kinh đô, hồ còn được dùng làm nơi tập luyện của thủy quân. Tương truyền vào thê” kỉ XV, hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm, gắn liền với truyền thuyết trả gươm thần cho Rùa Vàng, ghi lại thắng lợi của cuộc chiến đấu chống giặc Minh xâm lược dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi (1427). Truyền thuyết kể rằng khi Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn (Thanh Hóa) có một người đánh cá là Lê Thận (sau khi gia nhập nghĩa quân Lam Sơn) đã kéo được một lưỡi gươm, sau đó Lê Lợi lại nhặt được chuôi gươm ở trên cây, khi ghép chuôi gươm và lưỡi gươm lại thành thanh gươm, đặt tên là “Thuận Thiên” có nghĩa là “thuận theo ý trời”. Gươm báu đã theo Lê Lợi trong suốt thời gian kháng chiến chông giặc Minh. Khi lên ngôi về đóng đô ở Thăng Long, trong một lần nhà vua đi chơi thuyền ở hồ Lục Thủy, bỗng một con rùa xuất hiện, nổi lên khỏi mặt nước. Lê Thái Tổ rút gươm khỏi vỏ, giơ gươm ra thì gươm bay về phía con rùa. Rùa ngậm gươm lặn xuống đáy hồ. Chắc hẳn ai cũng biết hồi tháng 5 âm lịch 2010, khi Hà Nội kỉ niệm 583 năm vua Lê chiến thắng giặc Minh, chúng ta đã được chứng kiến hình ảnh Cụ Rùa bò lên mặt nước… Tất cả mọi người đều ngỡ ngàng và càng tin hơn vào sự linh thiêng của Hồ Gươm — viên ngọc xanh giữa lòng Thủ đô này…

Hồ Gươm rất đặc biệt. Nó có một màu sắc riêng, khác hẳn các hồ khác. Hồ Gươm xưa kia trong lắm, đẹp lắm, có màu nước xanh biêng biếc… Các bạn có biết màu xanh ấy là do đâu khống? Trong lớp bùn của Hồ Gươm, có sự sinh sông của một loài tảo. Nhờ sự quang hợp của loài tảo đó mà Hồ Gươm có màu xanh như vậy! Đã có lần, các nhà khoa học đã thử lấy thứ tảo ấy đem đi nơi khác trồng nhưng chúng không sống được! Phải chăng Hồ Gươm có một điều đặc biệt khác?… Nhưng bây giờ, màu xanh trong trẻo ấy đã bị ô nhiễm mà nguyên nhân chính là do con người gây ra. Chính những người dân không ý thức, vứt rác bừa bãi xuống hồ và Nhà nước không có biện pháp làm sạch hồ thường xuyên nên đã làm cho nước hồ đục hơn và bên bờ hồ vương vãi những túi rác mà người dân đã vứt xuống. Điều đó sẽ dẫn đôn hậu quả gì? Trước hết, Hồ Gươm đã không còn đẹp như trước nữa mà đã mất đi vẻ tự nhiên của nó. Và hậu quả thứ hai là những Cụ Rùa đã bị tổn thương vì môi trường quá bẩn. Ngày trước, Cụ Rùa chỉ nổi lên vào những dịp lễ, còn thời gian gần đây, Cụ Rùa nổi lên rất thường xuyên và mọi người đã nhìn thấy những vết thương trên thân Cụ Rùa. Có lẽ nào những người vứt rác xuống hồ không thể hiểu được những điều này? Và vài ba năm trước, việc làm sạch Hồ Gươm đã bắt đầu được chú trọng. Tất cả chúng ta đều đã nhận thây một điều rằng, mặc dù Nhà nước và Chính phủ đã đưa ra những biện pháp để giải quyết vấn đề này nhưng thực sự là nước hồ ngày càng bẩn thêm. Vi vậy, điều quan trọng vẫn là ý thức của người dân, chúng ta phải giữ gìn hồ sạch sẽ để không làm mất đi vẻ đẹp của Hồ Gươm nói riêng và vẻ đẹp của Thủ đô Hà Nội và hình ảnh tốt đẹp của con người Việt Nam nói chung.

Ở Hồ Gươm, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy Đài Nghiên và Tháp Bút được danh sĩ Nguyễn Văn Siêu cho xây dựng vào năm 1864. Thân tháp có khắc ba chữ “Tả Thanh Thiên” nghĩa là “Viết lên trời xanh”, ngày nay thường gọi đó là Tháp Bút. Tiếp đến là một cửa cuốn được gọi là Đài Nghiên, trên đó có đặt một cái nghiên mực bằng đá hình nửa quả đào bổ đôi theo chiều dọc, ba chân kê nghiên là hình tượng ba con ếch. Sở dĩ có ba con ếch đội là bởi vì nhà thơ Nguyễn Văn Siêu muốn nhắc chúng ta đừng kiêu căng rồi dẫn đến hậu quả khó lường như trong truyện ngụ ngôn Ech ngồi đáy giếng và Nguyễn Văn Siêu cũng muốn viết lên trời xanh khát vọng hòa bình, truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam. Có một điểm đặc biệt giữa Tháp Bút và Đài Nghiên. Đó là vào những buổi trưa hè, nhìn từ cổng ngoài di vào có hai bức tường đứng hai bên, cả hai bức tường cao quý ấy đều khắc tên những người đỗ đạt, khiến cho các sĩ tử đi qua đều cố gắng học hành. Đi tiếp vào trong ta sẽ thấy cầu Thê Húc. cầu Thê Húc được làm bằng gỗ rất thô sơ và được sơn màu đỏ. cầu được thiết kế cong cong và uốn lượn như hình con tôm. cầu Thê Húc hướng về phía Đông, phía mặt trời mọc để đón được toàn vẹn nguồn dưỡng khí và những tia nắng đầu tiên. Với ý nghĩa ấy, cây cầu mang màu đỏ — màu của sự sống, màu của hạnh phúc, của sự cao quý, của ước vọng truyền đời từ thời cổ đại đến ngày nay – cây cầu Thê Húc — đó chính là biểu tượng của thần Mặt Trời! Tên của cây cầu có nghĩa là “nơi đậu ánh sáng Mặt Trời buổi sáng sớm”. Đi sâu vào trong, chúng ta sẽ đến với đền Ngọc Sơn linh thiêng. Ngôi đền được xây dựng trên đảo Ngọc. Cả khu đền được lợp ngói đỏ trông tươi tắn với hình ảnh cong cong trạm trổ tinh tế. Đền thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Văn Xương Đế Xuân — vị thánh trụ trì việc văn chương khoa cử. Ngoài hiên có tủ kính với Cụ Rùa được đặt bên trong khi các nhà khoa học vớt lên vào những thập niên sáu mươi của thế kỉ XX. Cụ Rùa có tuổi thọ khoảng 500 – 600 tuổi. Không chỉ có một Cụ Rùa mà dưới Hồ Gươm còn có vài Cụ Rùa khác.

Xem thêm :   Khum Khum Là Gì? Dùng Khum Khum đúng Chuẩn Gen Z 2022 - THPT Thanh Khê

Hồ Gươm được du khách coi là một danh lam thắng cảnh. Quanh hồ là những loài cây trông lộng lẫy như: cây phượng, cây bằng lăng, cây liễu sư. Ngoài ra còn có nhiều loài hoa được trồng và được ghép thành hình chữ ở bên bờ hồ. Ngày nay, chúng ta đều thấy rất nhiều du khách nước ngoài cũng như trong nước và người dân Hà Nội đi dạo quanh hồ. Họ chụp ảnh, họ bàn tán và họ cũng cảm thấy thanh thản… Chắc chắn là như vậy!… Bên Hồ Gươm không chỉ có du khách đi dạo, chúng ta còn thấy cả các cụ già ngồi chơi cờ, còn các bác, các cô thì tập thể dục cho cơ thể săn chắc, khỏe mạnh. Những đứa trẻ cũng thường ra bờ hồ đùa nghịch, vui chơi tận hưởng không khí thoáng mát. Từ Hồ Gươm, chúng ta cũng có thể nhìn được những địa điểm nổi tiếng của Hà Nội như Tượng đài Lý Thái Tể, Bưu điện Hà Nội với đồng hồ cổ kính được đặt ở trên nóc hay những khu phố cổ,… Như vậy, chúng ta có thể thấy được Hồ Gươm đẹp thế nào, phong phú về màu sắc thế nào…

Rủ nhau xem cảnh Kiêm Hồ, Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn, Đài Nghiến, Tháp Bút chưa mòn, Hỏi ai gây dựng nên non nước này? Hồ Gươm có thể từ nhiều thế kỉ trước, có thể có nhiều tên gọi nhưng với tôi, Hồ Gươm chỉ mới hơn mười ba tuổi. Dù có thế nào, Hồ Gươm mãi mãi là một phần trong trái tim tôi.

Hồ Hoàn Kiếm (hay còn gọi là Hồ Gươm) là trái tim của Hà Nội. Đây không chỉ là nơi để mọi người thả hồn đi dạo, hóng mát mà còn gắn liền với người dân thủ đô về nhiều phương diện lịch sử văn hóa cũng như đi vào trong thơ ca.

Nếu như đã tới thăm
Hà Nộithì Hồ Hoàn Kiếm là một địa điểm mà chắc chắn các bạn không thể bỏ lỡ. Bài viết sau đây
baigiangdienbien.edu.vnsẽ cung cấp cho các bạn những thông tin chi tiết nhất về Hồ Hoàn Kiếm cũng như các địa điểm ăn uống vui chơi ở gần hồ.

I. Giới thiệu vềhồ Hoàn Kiếm/Hồ Gươm

Hồ Hoàn Kiếm nằm ở trung tâm thủ đô, được bao quanh bởi 3 con phố Hàng Khay – Lê Thái Tổ – Đinh Tiên Hoàng. Trước đây hồ còn có một số tên gọi khác như hồ Lục Thủy (hồ nước xanh) hay hồ Thủy Quân (bởi hồ từng là nơi để huấn luyện thủy binh chiến đấu). Đến thế kỉ thứ XV, hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm (trả gươm), gắn liền với sự tích trả gươm báu cho rùa vàng của vua Lê Thái Tổ.

Hồ Hoàn Kiếm là nơi tụ hội, điểm hẹn lý tưởng bốn mùa: Rực rỡ trong sắc đào và các lễ hội truyền thống vào mùa xuân; lồng lộng những cơn gió xua tan đi cái nóng oi bức của mùa hè; say đắm với những cành liễu rủ trong màn sương huyền ảo của mùa thu; lộng lẫy trong cơn mưa lá vàng và những giọt mưa phùn lất phất bay của mùa đông.

*

Hồ Hoàn Kiếm về đêm (ảnh sưu tầm)

II. Di chuyển đến hồ Hoàn Kiếm/Hồ Gươm như thế nào?

Để di chuyển đến hồ Hoàn Kiếm có rất nhiều cách, bạn có thể lựa chọn di chuyển bằng phương tiện cá nhân hoặc các phương tiện công cộng.

Xe bus công cộng

Có rất nhiều tuyến xe bus đi qua hồ Hoàn Kiếm, đây cũng là loại phương tiện phù hợp và tiết kiệm với những bạn ở xa khu vực trung tâm phố cổ.

Điểm dừng bãi đỗ xe bờ hồ: có xe 09, 14Điểm dừng Bưu điện thành phố Hà Nội: có xe 08, 09, 31, 36Điểm dừng ngã 3 Lê Thái Tổ, Hàng Trống: có xe 09, 31, 36Điểm dừng số 15 Đinh Tiên Hoàng: có xe 36Điểm dừng ngân hàng nhà nước Việt Nam: có xe 04, 11, 18, 23, 34, 40Điểm dừng cung văn hóa thiếu nhi Hà Nội: có xe 04, 08, 11, 18, 23, 40

Nếu đi taxi thì bạn có thể lựa chọn những hãng taxi uy tín như Mai Linh, Taxi group, hoặc nếu muốn rẻ hơn thì bạn có thể đi các hãng Thanh Nga, Ba Sao, Thành Công…

III. Phương tiện tham quan quanh Hồ Hoàn Kiếm/Hồ Gươm

Để trải nghiệm chuyến du lịch quanh khu hồ Hoàn Kiếm một cách trọn vẹn nhất, các bạn có thể sử dụng một số loại phương tiện sau:

Xe máy: Là phương tiện nhỏ gọn, rất thích hợp cho những bạn du lịch cá nhân hay theo nhóm muốn tự mình khám phá khu vực hồ Hoàn Kiếm. Có rất nhiều địa điểm cho thuê xe máy ở Hà Nội để bạn lựa chọn.Xích lô: Dạo phố bằng xích lô là một gợi ý tuyệt vời giúp du khách có thể thư tháingắm nhìn cảnh quan xung quanh. Tuy nhiên để tránh tình trạng bị chặt chém, các bạn nên lựa chọn những hãng có tên tuổi, uy tín cũng như thương lượng trước với tài xế về giá cả.

*

Xích lô là loại phương tiện rất được lòng du khách (ảnh sưu tầm)

Xe điện: Đây là loại phương tiện mới songđược rất nhiều người ưa thích lựa chọn. Xe chạy qua nhiều tuyến phố cổ cũng như danh lam, di tích ởquanh khu vực hồ Gươmvà phố cổ. Thời gian hoạt động của xe điện ban ngàytừ 8h30 đến 16h30, còn buổi tối bắt đầu từ 19h đến 23h. Mỗi ô tô điện có thể chở được 8 người, chạy trong thời gian trung bình từ 35-60 phút/chuyến.

IV. Các địa điểm tham quan ở
Hồ Hoàn Kiếm/Hồ Gươm

Sau đây là những địa điểm nổi bật quanh hồ mà bạn nên ghé qua:

Hồ Hoàn Kiếm:

Không chỉ là thắng cảnh đẹp mà du khách không thể bỏ qua trong danh sách những địa điểm du lịch Hà Nộimà đây còn là nơi gắn liền với truyền thống lịch sử tâm linh của thủ đô. Hồ Hoàn Kiếmcó hai đảo nổi: Đảo Ngọc nằm ở phía bắc hồ, có cầu Thê Húc uốn cong bắc ngang nối ra đảo. Giữa hồ là đảo Rùa nhỏ hơn, bên trên là ngọn tháp Rùa cổ kính trăm tuổi trầm mặc giữa bốn bề long lanh sóng nước.

Vào 3 ngàycuối tuần các đường phố xung quanh hồ Hoàn Kiếm sẽ trở thành phố đi bộ với nhiều hoạt động hấp dẫn như âm nhạc đường phố, các trò chơi dân gian…. thu hút rất đôngdu khách.

Xem thêm :   Mỗi ngày sống, luôn phải biết ơn mẹ thiên nhiên !, mẹ thiên nhiên đã dạy cho chúng ta những bài

*

Tháp Rùa đẹp ma mị về đêm (ảnh sưu tầm)

Đền Ngọc Sơn:

Nằm trên đảo Ngọc, đền Ngọc Sơn không chỉ là di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội mà còn là nơi thờ thần Văn Xương, ngôi sao chủ về văn chương khoa cử và Đức thánh Trần Hưng Đạo. Xung quanh đền là quần thể di tích kiến trúc mang nhiều giá trị lịch sử và ý nghĩa nhân văn gồm cầu Thê Húc, tháp Bút, đài Nghiên, đình Trấn Ba. Sự kết hợp giữa quần thể đền Ngọc Sơn và hồ Hoàn Kiếm đã tạo nên một tổng thể kiến trúc cổ kính hài hòa, đăng đối giữa con người và thiên nhiên.

*

Đắc Nguyệt Lâu – Cổng vào đền Ngọc Sơn (ảnh sưu tầm)

Nhà hát lớn Hà Nội:

Nằm trên quảng trường Cách Mạng Tháng 8, được người Pháp thiết kế và xây dựng từ năm 1901 theo mẫu nhà hát Opera Ganier ở Paris. Đây cũng là một địa điểm quen thuộc và đặc trưng mà bạn không thể bỏ qua khi du lịch
Hà Nội.

*

Nhà hát lớn Hà Nội

Nhà hát múa rối nước Thăng Long:

Là một trong những địa điểm biểu diễn nghệ thuật múa rối nước nổi tiếng nhất ở Việt Nam, thu hút rất đông khách du lịch trong và ngoài nước. Nhà hát mở cửa tất cả các ngày trong tuần, giá vé dao động từ 60.000-100.000đ/vé.

*

Bên trong nhà hát múa rối nước Thăng Long (ảnh sưu tầm)

Phố cổ Hà Nội

Ở cạnh Hồ Gươm là các phố cổ như Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Đường,… nơi du kháchcó thể tham quan, khám phá cuộc sống, văn hóa và con người cũng như nét ẩm thực độc đáo của Hà Nội.

*

Phố cổ Hà Nội (ảnh sưu tầm)

Đền Bà Kiệu

Hay còn gọi là Thiên Tiên điện, nằm ở số nhà 59 Đinh Tiên Hoàng. Đây là một trong những ngôi đền mẫu được dựng sớm nhất ở nước ta. Trong đền thờ 3 vị nữ thần:Liễu Hạnh công chúa, Quỳnh Hoa và Quế Nương.

*

Đền Bà Kiệu (ảnh sưu tầm)

Tràng Tiền Plaza

Nằm ở góc ngã tư Tràng Tiền – Hàng Bài, đây là trung tâm mua sắm cao cấp và sang trọng bậc nhất ở Hà Nội. Đây cũng là một trong những địa điểm chụp ảnh cưới được rất nhiều bạn trẻ yêu thích.

*

Tràng Tiền Plaza (ảnh sưu tầm)

Phố Đinh Lễ

Được mệnh danh là “thiên đường” sách ở Hà Nội, dãy phố bán đa dạng các chủng loại sách từ sách chuyên ngành, lịch sử, văn học, triết học, kinh tế… Giá sách ở đây thường rất rẻ cũng như chất lượng sách cũng khá tốt.

*

Phố sách Đinh Lễ (ảnh sưu tầm)

Tượng đài
Lý Thái Tổ

Tượng đài Lý Thái Tổ được đặt tại vườn hoa Chí Linh trên đường Đinh Tiên Hoàng. Đây là công trình kiến trúc văn hóa tiêu biểu ở hồ Hoàn Kiếm nhằm tôn vinh vị vua đã có công khai sáng kinh thành Thăng Long.

*

Tượng đài Lý Thái Tổ (ảnh sưu tầm)

Tượng đài Quyếttử để
Tổ quốc quyết sinh

Tượng đài được khởi công xây dựng từ năm 2004 với hình ảnh người chiến sĩ vệ quốc quân và cô gái Hà Thành trong trang phục truyền thống ở tư thế chiến đấu – thể hiện tinh thần dũng cảm, bất khuất của quân và dân thủ đô trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp.

*

Tượng đài Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh (ảnh sưu tầm)

Khu di tích tượng đài vua Lê

Khu di tích tượng đài vua Lê Thái Tổ nằm ở số 18 Lê Thái Tổ, được xây dựng vào cuối thế kỉ 19 trên khu vực đền thờ cũ. Tượng cao 12m được đúc bằng đồng, đặt trên một trụ đá cao nhìn ra phía hồ. Ở phía trước tượng là nhà phương đình xây gạch với hai tầng mái.

*

Tượng đài Lê Thái Tổ (ảnh sưu tầm)

Tháp Hòa Phong

Nằm bênbờ hồ, tháp Hòa Phong là di tích cổ còn sót lại của chùa Báo Ân sau khi đã bị người Pháp phá hủy để lấy đất xây bưu điện.

*

Tháp Hòa Phong bên bờ hồ (ảnh sưu tầm)

V. Ăn gì ngon quanh Hồ Hoàn Kiếm/Hồ Gươm?

Bên cạnh những địa điểm thăm quan du lịch ở trên, xung quanh hồ Hoàn Kiếm, đặc biệt khu phố cổ được mệnh danh là thiên đường ẩm thực, một nơi tuyệt vời dành cho các tín đồ mê ăn uống.

Ngõ chợ Đồng Xuân

Đây là địa chỉ quen thuộc cũng như hấp dẫn với nhiều khách du lịch. Tới đây du khách sẽ được thưởng thức những món ăn ngon nứctiếng như bún chả, bún ngan, bún riêu, phở tíu, các loại chè… với giá cả ở mức bình dândao động từ 15.000- 30.000đ.

*

Bên trong ngõ chợ Đồng Xuân (ảnh afamily)

Bún chả Hàng Buồm

*

Bún chả Hàng Buồm (ảnh sưu tầm)

Bún đậu Hàng Khay

*

Bún đậu Hàng Khay (ảnh sưu tầm)

Ốc luộc phố Đinh Liệt

*

Ốc luộc Đinh Liệt (ảnh sưu tầm)

Bún thang Cầu Gỗ

*

Búng thang Cầu Gỗ (ảnh sưu tầm)

Nộm Hồ Hoàn Kiếm

*

Nộm bò khô (ảnh sưu tầm)

Chè 4 mùa Hàng Cân

*

Chè 4 mùa Hàng Cân (ảnh sưu tầm)

Cafe Đinh

*

Cafe Đinh (ảnh sưu tầm)

Kem Tràng Tiền

*

Kem Thủy Tạ

*

Nhà hàng Kem Thủy Tạ (ảnh sưu tầm)

Kem Bodega

*

Kem Bodega Tràng Tiền (ảnh afamily)

VI. Mua sắm gì ở quanh khu vực hồ Hoàn Kiếm/Hồ Gươm?

Xung quanh hồ cóhằng hà sa số món đồ mà các bạn có thể mua về để làm quà cho bạn bè cũng như người thân chẳng hạn như đồ thủ công, những món quà nhỏ xinh xắn, quần áo, giày dép, các món đặc sản ở Hà Nội như bánh cốm, ô mai…

*

Đặc sản ô mai Hà Nội (ảnh sưu tầm)

Phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Đường, chợ Đồng Xuân… là một số địa chỉ uy tín và chất lượng để các bạn thỏa sức mua sắm. Theo kinh nghiệm của nhiều người thì các bạn nên đi mua sắm vào buổi chiều vì các cửa hàng ở đây rất kiêng việc khách hàng đến vào buổi sáng để hỏi đồ nhưng lại không mua gì.

Xem thêm: Lễ Hội Du Lịch Văn Hóa Ẩm Thực Hà Nội 2021, Lễ Hội Du Lịch Và Văn Hóa Ẩm Thực Hà Nội 2021

Share:
Previous
Next Post

Gợi ý bài viết cùng chủ đề

*

*

Từ nhiều năm trước đây Golf vẫn được biết tới với danh xưng “Môn thể thao của giới thượng lưu” vì sự đắt đỏ của các công cụ cũng như chi phí cho mỗi lần “ra chơi” tại sân. Tuy nhiên, hiện nay số lượng người yêu thích và chơi golf ngày càng tăng lên, mở rộng cả về đối tượng và độ tuổi, các sân chơi golf cũng tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Do đó, các giải golf chuyên nghiệp đã được tổ chức hàng năm với quy mô lớn, mang tầm quốc tế để nâng tầm golf Việt Nam và giúp các golfer có thêm nhiều “đất diễn” hơn. 

*

Lối đi nào là tốt nhất cho dịch vụ xe ghép tại Việt Nam

09h35″, 18/08123

Với nhiều lợi ích đem lại cho tài xế và người dùng, dịch vụ xe ghép ngày càng phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, việc phát triển quá nhanh đã làm xuất hiện tình trạng hoạt động dịch vụ trái phép, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho người dùng dịch vụ. Sự can thiệp kịp thời của Bộ GTVT sẽ giúp tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các tài xế và thúc đẩy dịch vụ xe ghép Việt Nam phát triển văn minh.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết Hồ Hoàn Kiếm ) – Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh (Hồ Gươm) . Đừng quên truy cập Chaolong TV kênh trực tiếp bóng đá số 1 Việt Nam hiện nay để có những phút giây thư giãn cùng trái bóng tròn !

By Chaolong TV

Chaolong TV trang web xem livestream bóng đá trực tiếp miễn phí tất cả các giải đấu hàng đầu thế giới. Xem bóng đá trực tiếp tốc độ cao chất lượng 4k, không quảng cáo, bình luận tiếng việt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *