Rate this post

Không hiếm những dân tộc và nền văn hoá trên thế giới mang tư tưởng Tô-tem giáo của riêng họ. Cho rằng, “vạn vật hữu linh”, do vậy người ta quan niệm, không chỉ duy nhất con người, động vật mà ngay cả các loài thực vật… cũng đều có linh hồn của riêng nó. Và thứ linh hồn đó tồn tại cùng lúc song song với thế giới trần tục của loài người.

Thời hiện đại, khi vật chất lên ngôi, thật khó để tưởng tượng vẫn mặc nhiên tồn tại một cộng đồng nào đó duy trì được tư tưởng nói trên?! Có lẽ vì thế mà những bộ tộc người da đỏ tại nước Mỹ là một ngoại lệ chăng?! Người dân da đỏ có nhãn quan riêng về thiên nhiên, con người; về những khái niệm như sự giàu sang – nghèo đói, v.v… Sự khác biệt này xuất phát từ việc họ lấy sự tôn trọng dành cho vạn vật làm “kim chỉ nam” cuộc sống hằng ngày của cả cộng đồng.

Người da đỏ và cây thần

Có bao nhiêu bộ tộc da đỏ khác nhau ở xứ cờ hoa, sẽ có bấy nhiêu loài cây được phong thần. Cuộc sống gắn bó hữu cơ với thiên nhiên đã đưa dẫn tổ tiên người da đỏ đến chỗ tôn thờ cây cối như những vật tổ linh thiêng bậc nhất. Theo tín ngưỡng người da đỏ, linh hồn con người ta khi chết sẽ trở về với đất mẹ. Người sống có thể qua cây cối mà trò chuyện với tổ tiên. Hoặc, nhờ cây cối, họ có thể trân trọng gửi gắm những lời cầu khấn thiêng liêng đến với thần Mưa, thần Gió, thần Mặt trời, v.v…

Người Lenape luôn tìm cách truyền bá văn hoá và các giá trị của mình cho thế giới.

Bạn đang xem: Mỗi ngày sống

Đại lục Mỹ không thiếu những cái cây khiến người ta có cảm giác choáng ngợp không khác gì tượng thần. Mỹ là một quốc gia trẻ tuổi, nhưng mảnh đất này vốn dĩ đã có tuổi đời rất già. Chín trong số mười cái cây cổ nhất trên thế giới từng được ghi nhận sống tại Mỹ. Thú vị hơn, năm trong số mười cái cây có chiều cao nhất trên thế giới lại cũng được sinh tồn ở Mỹ. Ngoài việc được thiên nhiên ưu đãi đặc biệt, con người cũng là một lý do quan trọng giúp cây cối tại Mỹ có thể tồn tại và phát triển bền vững.

Xưa nay, người da đỏ không bao giờ chặt cây ngoại trừ vì mục đích phục vụ trực tiếp cuộc sống của mình. Còn nếu “cực chẳng đã”, họ cũng chỉ chặt những cây có tuổi đời non trẻ nằm ngoài bìa rừng chứ không bao giờ đi sâu vào khu vực lõi tìm cây cổ thụ đốn hạ. Các bộ lạc da đỏ ở Mỹ tuy sống du mục nhưng hằng năm, vào một thời điểm thành lệ, người ta chủ động quay về các địa điểm nhất định trong rừng già để cộng đồng cùng chăm bón, tỉa cành,… cho các loài cây quý.

Chính nhờ vào “cái tâm” đầy trân quý của các bộ lạc da đỏ đối với thế giới môi sinh như vậy, cho nên ở nước Mỹ hiện nay vẫn còn vô vàn những khu rừng tự nhiên dẫu đã hàng nghìn năm tuổi nhưng vẫn tươi tốt. Đơn cử như khu rừng hồng sam tại công viên quốc gia Redwood, bang California. Loài hồng sam đã có từ thời nguyên thuỷ và là giống cây cổ thụ có chiều cao vượt trội nhất trong các cánh rừng tự nhiên. Phỏng theo “di lệ kế thừa”, hằng năm vào một ngày đã định, con cháu của người da đỏ lại tập trung dưới bóng những cây hồng sam cao hơn 100m, tuổi đời hơn 700 năm để thực hiện những nghi lễ tôn giáo truyền thống.

Chuyện cây sồi thần

Bộ tộc Lenape ở thung lũng Olley, bang Pennsylvania, nước Mỹ từ lâu đã truyền khẩu câu chuyện về cây sồi thần vật chủ với bộ tộc Lenape.

Cuộc sống của người Lenape xoay quanh cây sồi thần. Các sự kiện cưới hỏi; tang lễ… của họ đều diễn ra dưới gốc cây sồi. Người bị bệnh đến cầu xin cây chữa khỏi cho mình. Người gặp rắc rối trong cuộc sống tìm đến cây để xin lời khuyên nhủ. Họ cúng lễ cho cây sồi bằng cách nhét vào hốc cây những đồng tiền. Đến cuối năm, số tiền này sẽ được phân phát cho trẻ em như một cách để cây ban lộc. Cứ thế, cây sồi và con người dựa vào nhau mà sống hàng trăm năm cho đến thời hiện đại…”.

Khách du lịch luôn bị cuốn hút bởi cây sồi thần.

Cách đây mấy chục năm, bộ tộc Lenape rơi vào tình cảnh khó khăn. Chính sách phân biệt chủng tộc của nhà nước Mỹ khiến cho ngay cả việc canh tác trên mảnh đất của họ đã khó, chứ chưa nói đến việc tha hương. Người Lenape buộc phải sống dựa vào việc chặt cây để bán. Chẳng mấy chốc mà khu rừng nơi họ sống bị chặt gần hết, chỉ chừa lại khu vực quanh cây sồi thần. Biết không thể chặt cây sồi thần, vị tù trưởng mới họp cả tộc Lenape để bàn bạc.

Tại “Hội nghị Diên Hồng” ấy, bộ tộc Lenape đồng thuận đưa ra mặc định: phải sống dựa vào rừng! Nhưng mối quan hệ này không thể chỉ có “nhận” mà không hề “cho” đi! Điều thứ hai khiến bộ tộc Lenape “đốn ngộ” ra: có cách giúp họ hoàn toàn không phải chặt cây mà vẫn kiếm được thu nhập. Nhận thức mới này là động lực thúc đẩy người Lenape toàn tâm toàn ý lao vào phục hồi lại toàn bộ các thảm thực vật của các khu rừng nhằm tạo ra những hệ tầng sinh thái đa dạng. Không chỉ trồng lại các loài cây, người ta còn đi tìm những giống động vật bản địa trên địa bàn lân cận đem thả vào rừng. Đây không hề là những công việc dễ dàng hay nhanh chóng, và phải đến thế hệ nối tiếp người Lenape mới được hưởng thành quả.

Cây sồi thần nói riêng và những khu rừng nguyên sinh nói chung trở thành điểm du lịch nổi tiếng tại bang Pennsylvania. Khách du lịch đổ đến thung lũng Olley trước hết để thăm cây thần, sau là cắm trại và tận hưởng môi sinh không thể tuyệt vời hơn của những khu rừng thường xanh vẫn giữ được vẻ hoang dã. Danh tiếng của cây sồi còn được nâng tầm lên sau khi xuất hiện một cảnh trong phim “Khiêu vũ với bầy sói” nổi tiếng thế giới, đã giành tới bảy giải Oscar năm 1990. Người Lenape thu lợi bằng cách cung cấp dịch vụ homestay, bán đồ thủ công và giới thiệu nền văn hoá của riêng bộ tộc cho khách du lịch. Nhờ những hoạt động này mà không có hộ dân Lenape nào còn thuộc diện nghèo đói.

Xem thêm :   Hè 2022 nên đi du lịch 2022 đi đâu, những điểm đến đẹp nhất miền bắc

Bộ tộc Lenape không bao giờ bị lợi nhuận che mờ mắt. Người ta tiếp tục bảo vệ cây sồi và những khu rừng như tổ tiên đã từng làm. Thậm chí, họ còn bảo vệ chúng chặt chẽ hơn cả thời cha ông mình. Lực lượng kiểm lâm địa phương toàn là “con dân” thuộc tộc Lenape. Nhưng không chỉ có mình họ mà từ đứa trẻ đến người già đều mang trách nhiệm giữ gìn cho khu rừng lúc nào cũng được an toàn. Họ áp đặt những quy định rất nghiêm ngặt để bảo vệ cây rừng, để chúng không chịu sự can thiệp vô tình hay hữu ý của khách du lịch. Nhờ vào công sức của người dân Lenape mà cây sồi thần vẫn tiếp tục lớn. Nay cây đã cao 26,5m, đường kính khoảng 6,7m, được xếp vào hàng cây sồi to nhất nhì Bắc Mỹ.

Trong những năm gần đây, vì khói bụi từ các lò gạch lân cận mà cây sồi thần lẫn rừng cây có phần ít tươi tốt hơn. Sau khi mời các chuyên gia đến “thăm khám” cho cây, người Lenape đã đi đến một quyết định khó khăn: mỗi năm họ sẽ đóng cửa rừng sáu tháng để cây cối có điều kiện hồi phục. Đóng cửa rừng tức là không có khách du lịch, không kiếm được lợi nhuận, nhưng người Lenape vẫn quyết làm vậy.

Họ hiểu rằng, bộ tộc chỉ tồn tại khi nào rừng còn tươi tốt. Điều này không chỉ giới hạn trong việc làm du lịch bền vững, mà còn liên quan trực tiếp đến niềm tin và lối sống bản thân. Có quá nhiều giá trị của người Lenape đan xen và hiện thân trong rừng. Giữ rừng vì vậy là cách giúp người lớn có cơ may để lại một món quà vô giá vừa mang tính vật chất, lại nhân văn cho các thế hệ mai sau.

Cách người Lenape “thần thánh hóa” cây sồi thần và những khu rừng nguyên sinh đang từ vị trí “hiện tượng lạ” trở thành một cảnh quen thuộc trên khắp nước Mỹ. Ngày càng có nhiều cộng đồng thổ dân da đỏ tìm được cách kiếm lời từ rừng, lại vừa bảo vệ được rừng. Mà không chỉ có mình người da đỏ, cả người da trắng cũng đã – đang làm theo họ để nhận được sự che chở tuyệt vời của “Mẹ thiên nhiên”.

Các cộng đồng thực hiện được cả hai việc nói trên cùng lúc đều trở nên giàu có hơn, mạnh khoẻ hơn, bền vững hơn. Theo một cách nào đó, trong thời đại văn minh, công nghệ thoả mãn mọi nhu cầu của loài người, song dường như, những “cây thần” và những cánh rừng già vẫn luôn có cách che chở “phù hộ độ trì” cho con người, nếu như chúng được thật sự tôn quý?!

Vĩ thanh

“Trông người lại ngẫm đến ta”! Có vẻ như sau những trận đại hồng thủy khủng khiếp mà bà con Bắc – Nam miền Trung và Tây Nguyên phải oằn mình gánh chịu trong những tháng cuối năm vừa rồi, xem ra cái cách tôn thờ cây cối và những cánh rừng già của người da đỏ nước Mỹ thật đáng được để tâm suy nghĩ, coi đó như bài học kinh nghiệm vô giá trong những ngày Tết đến, Xuân về. Và từ đó có thêm hy vọng đón nhận một năm mới an lành, phát triển nhờ vào sự bao bọc nhân ái của “Mẹ thiên nhiên” trong năm Tân Sửu. Âu là thế chăng?!

Môi sinh chính là bà mẹ của chúng ta, là căn nhà của chúng ta. Nếu nó có mệnh hệ gì thì chúng ta sẽ không còn chỗ trú ngụ và sống sót. Ta hãy nhìn lại môi trường mà mình đang sinh sống bằng con mắt tỉnh táo và hiểu biết để thấy rõ thực trạng.

Vấn đề túi nylon:

Túi nylon được làm ra từ nhựa PVC. Khi đốt cháy nó sẽ tạo ra chất dioxin rất độc hại, gây khó thở và có thể nôn ra máu, làm giảm khả năng miễn dịch, tạo ra các triệu chứng ung thư hay dị tật bẩm sinh. Dùng túi nylon màu để đựng thực phẩm dễ khiến thực phẩm nhiễm các kim loại như chì, cadimi (1) góp phần làm bại não và gây ung thư phổi. Túi nylon khi bị vứt xuống cống, nó sẽ làm tắc nghẽn các hệ thống thoát nước, tạo điều kiện cho muỗi và các dịch bệnh phát sinh. Còn nếu nó lẫn trong đất thì cỏ không mọc nổi và dẫn đến sự xói mòn ở các vùng đồi núi.

Ở Wales, miền tây nam nước Anh, mỗi năm người ta vứt khoảng 480 triệu túi nylon. Loại túi này phải mất cả nghìn năm mới tự phân hủy được. Chính quyền Wales đã tuyên bố thực tập giới hạn sử dụng túi nylon vào năm 2011, họ sẽ đánh thuế 15 xu trên mỗi chiếc túi nylon được sử dụng. Số tiền thu được sẽ dành cho các dự án bảo vệ môi trường. Trong khi ở Ireland đã áp dụng từ năm 2002, cũng 15 xu cho 1 túi nylon và họ đã thu về 109 triệu bảng (khoảng 153 triệu đô la Mỹ). Số lượng túi nylon được sử dụng từ đó giảm đến 90% và chi phí xử lý rác cũng xuống thấp rõ rệt.

Còn ở Sài Gòn, cứ mỗi một ngày tiêu thụ khoảng 5 triệu túi nylon, tương đương với 35 tấn, chủ yếu ở các siêu thị. Hiện nay ở Đức, Pháp và Hà Lan đang tiến hành sử dụng túi sản xuất từ tinh bột khoai tây hay giấy có thể tự phân hủy sau 3 tháng. Trước đây ông bà ta dùng lá sen, lá chuối để gói hàng hay xách giỏ đi chợ. Hình ảnh ấy tuy thô sơ nhưng đó lại là nếp sống rất an toàn và hiểu biết. Đã đến lúc ta cần quay về học lại nếp sống “văn minh tâm hồn” của truyền thống, bớt chạy theo lối tiện nghi xa hoa nhưng luôn khiến ta mệt mỏi và bất an. Ta hãy cùng nhau thực tập chỉ sử dụng túi vải, túi mây, hoặc bất cứ loại nào không gây nhiễm độc cho môi sinh để đựng hàng hóa khi đi chợ. Đừng đợi Chính phủ lên tiếng cảnh báo, phạt tiền rồi ta mới chịu làm. Như thế sẽ quá muộn để cứu lấy hành tinh xanh này.

*

Vấn đề giấy:

Rừng đóng vai trò rất quan trọng đối với sự tồn vong của chúng ta. Nhờ có tán lá xòe rộng mà nước mưa không xối thẳng xuống mặt đất, nên lớp đất bề mặt khó bị rửa trôi theo nước mưa và nắng cũng không đốt cháy mặt đất. Rừng không chỉ bảo vệ đất mà còn làm tăng độ màu mỡ cho đất, là nơi dự trữ nguồn nước để nước thong thả chảy về nuôi các con sông trong thời gian không mưa. Cho nên, những vùng có rừng che phủ sẽ giảm bớt hạn hán. Rừng còn có chức năng làm cho các cơn lũ giảm mức tấn công đột ngột. Điều quan trọng nhất là rừng đã hấp thụ khí thải CO2 từ khói xe và nhà máy, để nhả ra dưỡng khí O2 cung cấp cho lá phổi con người. Rừng chính là lá phổi mẹ của chúng ta. Một trong những lý do lớn khiến hàng vạn khu rừng liên tục ngã xuống đó là việc sản xuất giấy. Cứ 1 tấn giấy thành phẩm thì phải cần có 5 m3 gỗ100 m3 nước. Sẽ không có gì quá đáng khi nói rằng nếu rừng ngã thì ta cũng sẽ ngã theo. Từ bây giờ trở đi, ta hãy thực tập hạn chế tối đa việc sử dụng khăn giấy, thay vào đó ta dùng trở lại khăn vải để lau miệng hay khăn lông để lau tay. Ngay cả chén hay ly giấy, ta chỉ nên dùng trong trường hợp bất khả kháng, chứ đừng tiếp tục xem đó là cách tiện lợi thích đáng. Sử dụng lại cách cũ tuy hơi mất công một chút, nhưng nó vừa đối trị thói quen dễ dãi lười biếng của ta, lại vừa giúp ta không trở thành thủ phạm gián tiếp hủy diệt vô số cánh rừng xanh tươi. Đối với giấy sử dụng trong việc học tập hay văn phòng cũng nên tận dụng hết mức. Ít nhất là phải xài hết hai mặt rồi mới bỏ đi. Cách nay chừng vài thập niên thôi, ta đã từng biết gom lại những quyển tập niên học cũ làm “kế hoạch nhỏ” để có tiền mua tập cho niên học sau. Thời ấy, ai làm diều bằng giấy tập được xem là hạng sang. Kinh tế phát triển đã làm cho ta có đầy đủ mọi thứ, nhưng cũng chính từ ấy ta trở nên phung phí, quên đi rất nhiều nguyên tắc sống rất căn bản để giữ gìn sức khỏe và thăng hoa giá trị tâm hồn.

*

khai thác cây làm giấy

Xem thêm :   Lịch Sử Đối Đầu - Argentina Vs Pháp: Nợ Chồng Thêm Nợ

Vấn đề nguồn nước:

Khi rừng ngã xuống hay không khí bị nhiễm độc thì nguồn nước sạch cũng sẽ dần cạn kiệt. Hiện nay có khoảng 1/6 dân số thế giới không được dùng nước sạch, và hằng năm có hơn 2 triệu người mà phần lớn là trẻ em chết vì khát hay vì các chứng bệnh liên quan tới nguồn nước. Thật ra, trong 30 năm qua nhu cầu nguồn nước sạch của con người đã vượt quá khả năng cung cấp. Trong khi một số ít quốc gia đang cố gắng lập ra những nhà máy lọc nước mặn thì đa phần còn lại tiếp tục phun thuốc trừ sâu loại độc hại, tuôn chất thải từ công nghiệp chăn nuôi vào nguồn nước hay sử dụng nước một cách lãng phí. Các hiệp hội bảo vệ môi trường trên thế giới dự báo rằng, khoảng 50 năm nữa con người của cả địa cầu này phải chịu cảnh hạn hán kinh niên và phải đi hứng từng giọt nước để uống, nếu cứ đà lãng phí hay làm ô nhiễm nguồn nước như hiện nay. Chúng ta chắc không quên mình đã từng sống qua những giai đoạn “khát cháy”. Ta phải thức hôm thức khuya để hứng từng xô nước từ giếng làng về xài cho sinh hoạt cả gia đình trong ngày. Thảm cảnh ấy bây giờ vẫn còn đang tiếp diễn ở châu Phi hay một vài khu vực ở châu Á, và trong tương lai sẽ là toàn cầu. Khi ấy, dù chúng ta có thật nhiều tiền cũng không thể nào mua được nước, bởi nước đã bị ô nhiễm và từ giã ta đi xa rồi. Ngay cả hiện nay tại một số nơi, nước đã nằm trong quyền quản lý của một vài tập đoàn kinh doanh và nó đã trở thành mặt hàng đắt đỏ đứng sau điện và xăng dầu. Nghĩa là người nghèo sẽ không được phép dùng nước sạch. Trong khi nguồn nước vốn là tài sản của thiên nhiên, ai cũng có quyền sử dụng và không ai có tư cách làm ô nhiễm hay tranh giành làm của riêng cả.

Do đó, nếu chúng ta không muốn thảm cảnh ấy lặp lại một lần nữa với mình và con cháu mình thì hãy quyết tâm tiết kiệm nước ngay từ bây giờ. Mỗi khi đánh răng ta hãy nhớ tắt ngay vòi nước. Trong vài phút vô tâm ấy, ta đã phung phí cả chục lít nước sạch có thể cứu sống vài trẻ em đang chết khát trên thế giới. Khi rửa chén ta cũng nên rửa trong thau. Đừng vì vài cái chén mà ta xả nước ồ ạt, dù ta có tiền để trả mỗi tháng. Chỗ hao phí nước nhiều nhất trong sinh hoạt hằng ngày chính là trong nhà tắm. Kể từ bây giờ, ta nên cùng nhau thực tập giới hạn việc dùng bồn tắm hay vòi sen, thay vào đó ta hãy hứng nước vào xô để tắm. Cách này giúp ta dễ dàng tiết kiệm nước, có thể ngừng xả nước khi không thật sự cần thiết và biết rõ mình đã sử dụng bao nhiêu nước.

Việc làm này tuy giản dị, nhưng hiệu quả tức thì mà không cần phải có một chính sách ban hành ta mới làm được. Con cháu mai sau không bị khuyết tật bẩm sinh, không bị cằn cỗi hay chết yểu và còn có thể nhìn thấy màu xanh của hành tinh này, sẽ rất biết ơn nếp sống có hiểu biết của ta hôm nay.

*

ô nhiễm nguồn nước

Xem thêm :   Top 10 Địa Điểm Du Lịch Ninh Thuận Đẹp, Nổi Tiếng Nhất, Du Lịch Ninh Thuận Check

Vấn đề khói xe:

Theo WHO – tổ chức y tế thế giới, mỗi năm có gần 600.000 người tại châu Á bị chết vì các bệnh thuộc đường hô hấp liên quan tới không khí. Thủ phạm hàng đầu gây ra tình trạng ô nhiễm này là khói xe. Ở Bắc Kinh mỗi ngày có 2,6 triệu xe phun khói lưu hành và nơi đây đã được mệnh danh là thành phố xe hơi. Cứ 5 người Bắc Kinh là có 1 người sở hữu xe riêng. Với số dân gần 20 triệu, nên giao thông ở Bắc Kinh không những trì trệ mà còn đến mức nghẹt thở. Ở Hong Kong, khói xe luôn giăng kín thành phố, đến nỗi 1/3 số ngày trong năm người ta không thể ngắm các dãy phố hay hải cảng. Ở Hà Nội, mỗi ngày một người phải hít vào phổi khoảng 100mg bụi PM10 (particulate matter) cực kỳ độc hại, 5.000mg CO và 50mg khí thải khác như NO2, SO2 vì khói xe phong tỏa. Mỗi khi cầm chìa khóa xe lên, ta hãy tự hỏi mình nhiều lần là ta đang định đi đâu đây? Cần thiết thì ta cứ đi. Còn nếu thấy mục đích ấy không thật sự chính đáng thì ta hãy can đảm để chiếc chìa khóa xuống. Đừng vì chút cảm hứng mà ta lại đi hủy diệt chính mạng sống của mình và muôn loài. Ngoài ra, ta cũng nên dùng xe đạp, những loại xe chạy bằng nhiên liệu không độc hại như điện hoặc sử dụng xe công cộng khi có thể. Cách này vừa tiết kiệm xăng, vừa không góp phần gây ô nhiễm, mà cũng vừa tiếp nhận lại tính tương tác giữa mình và mọi người trong cộng đồng đang sinh sống. Đón xe đi chung với nhau là hình ảnh rất đẹp. Nó kéo chúng ta lại gần nhau và phá vỡ phần nào chủ nghĩa cá nhân.

*

khí thải từ phương tiện giao thông

Vấn đề ăn thịt:

Địa cầu đang bị hâm nóng dần. Ước tính có thể vài năm tới đây các tảng băng ở Iceland và Tây Nam Cực sẽ tan rã rất nhanh, sẽ khiến cho mực nước biển dâng cao đột ngột. Nó không những làm ảnh hưởng đến phân nửa dân số thế giới đang sống ven bờ biển mà còn khiến cho hàng tỉ tấn chất mêtan (CH4) trong lớp băng dày đặc kia vỡ ra. Đây là nguyên nhân chính khiến địa cầu ngày càng nóng lên dữ dội và hàng loạt thảm họa thiên tai sẽ xảy ra như hạn hán, sức nóng gia tăng, sa mạc hóa, đất lún chìm, biển chết, loài hoang dã bị tuyệt chủng và sức khỏe con người cũng bị suy sụp trầm trọng. Thế giới đang báo động tình trạng hiệu ứng nhà kính và hết sức nỗ lực giảm khí thải trong công nghiệp hay giao thông. Nhưng phải mất thời gian khá lâu thì tình trạng mới khả quan, vì nó có liên quan tới quyền lợi của nhiều tập đoàn trục lợi hay guồng máy chính trị độc tài và tham nhũng. Trong khi ăn chay thuần chất, tức là tất cả thức ăn đều có nguồn gốc từ thực vật, là giải pháp có thể làm ngay đối với mỗi cá nhân và có hiệu quả rất cao trong việc làm nguội địa cầu. Bởi vì chăn nuôi đóng góp hơn 50% chất thải mêtan vào bầu khí quyển này. Ngoài ra, chính việc chăn nuôi gia súc lấy thịt tăng nhanh trong những năm gần đây đã khiến cho nhiều dịch bệnh nguy hiểm xuất hiện.

Phải chăng từ khi con người đắm chìm trong những món ăn cầu kỳ lấy từ mạng sống của đủ loài động vật, cũng chính là lúc con người đánh mất lòng bao dung cao cả của một bậc đàn anh?

*

động vật cũng muốn sống

Với tinh thần trách nhiệm của một đứa con, ta hãy hứa với bà mẹ thiên nhiên:

Ý thức việc vứt bỏ túi nylon gây nhiễm độc cho bà mẹ thiên nhiên vì phải mất cả nghìn năm nó mới tự phân hủy, con xin nguyện chỉ sử dụng túi vải để đựng hàng hóa khi đi chợ.Ý thức nếu rừng ngã thì con không thể thở và cũng sẽ ngã theo, con xin nguyện chỉ sử dụng chén, ly hay khăn giấy trong những trường hợp không còn cách nào khác hơn.Ý thức nguồn nước thiên nhiên đang dần cạn kiệt và hàng triệu người đang chết khát trên thế giới, con xin nguyện tiết kiệm từng ngụm nước dù khi tắm rửa.Ý thức khói xe gây ô nhiễm không khí, tạo ra những trận mưa axít làm chết rừng, hư hại nguồn nước, con xin nguyện chỉ lái xe vào những mục đích thực sự chính đáng, và sẽ cố gắng dùng xe công cộng khi có thể.Ý thức việc chăn nuôi gia súc lấy thịt gây ra nhiều dịch bệnh nguy hiểm, chất thải làm cho địa cầu nóng thêm dẫn đến những thảm họa thiên tai và con người ngày càng đánh mất lòng từ ái vốn rất cao cả dành cho muôn loài, con xin nguyện ăn chay thường xuyên để góp phần xoa dịu và giữ gìn sinh mạng chung. Vì tình thương và hiểu biết, thưa bà mẹ thiên nhiên, con xin tự nguyện ký kết năm hiệp ước này.

Xem thêm: 【 Top Những Địa Điểm Du Lịch Singapore Mới Nhất 2022, Top 20 Địa Điểm Du Lịch Hấp Dẫn Nhất Ở Singapore

Con ý thức rằng, con đang gìn giữ gia tài rất quý báu của tổ tiên và phải có trách nhiệm trao truyền cho con cháu. Con không thể để cho tâm hồn chúng nghèo đói và lạc lõng mà đi về tương lai. Nếu bàn tay này còn tiếp tục gây ra những năng lượng độc hại có tính chất hủy diệt sinh mạng chung thì con sẽ có tội với các bậc tiền nhân và với vũ trụ. Từ nay con xin hứa sẽ cố gắng giữ bàn tay thật trong sạch để cùng đưa con cháu đi lên. Giữ bàn tay cho khéo Tiếp nhận nếp tổ tiên Trao truyền cho con cháu Cùng tìm hướng đi lên.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết Mỗi ngày sống, luôn phải biết ơn mẹ thiên nhiên !, mẹ thiên nhiên đã dạy cho chúng ta những bài . Đừng quên truy cập Chaolong TV kênh trực tiếp bóng đá số 1 Việt Nam hiện nay để có những phút giây thư giãn cùng trái bóng tròn !

By Chaolong TV

Chaolong TV trang web xem livestream bóng đá trực tiếp miễn phí tất cả các giải đấu hàng đầu thế giới. Xem bóng đá trực tiếp tốc độ cao chất lượng 4k, không quảng cáo, bình luận tiếng việt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *