Rate this post

Thái Lan là quốc gia Đông Nam Á thu hút đông đảo du khách Việt Nam nhất tới đây du lịch hàng năm. Giờ hãy “bỏ túi” ngay những kinh nghiệm đi Thái Lan tự túc từ A đến Z mà Vntrip.vn chia sẻ sau đây nếu bạn đang có dự định đến thăm “xứ sở chùa vàng” này nhé.

Bạn đang xem: Kinh nghiệm du lịch thái lan “toàn tập” từ a đến z

Du lịch Thái Lan nên đi tháng nào?

Khí hậu ở Thái Lan được chia thành 2 mùa rõ rệt, bao gồm mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa, thời tiết sẽ khá nóng kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10. Từ tháng 11 đến tháng 4 sẽ là thời điểm đi vào mùa khô, trời ít mưa và thời tiết khá mát mẻ, đây cũng là thời điểm diễn ra rất nhiều lễ hội lớn của Thái Lan.

Du lịch Thái Lan vào thời điểm nào? (Ảnh ST)

Du lịch Thái Lan vào thời điểm nào? (Ảnh ST)

Thời điểm lý tưởng để bạn có thể thực hiện chuyến du lịch của mình đến xứ “Chùa Vàng” sẽ vòa khoảng tháng 11 đến tháng 2. Thời gian này, hầu như không có mưa, thời tiết mát mẻ rất thích hợp cho những hoạt động du lịch, tham quan của bạn.

Cần chuẩn bị những gì trước khi du lịch Thái Lan?

Giấy tờ tùy thân: Theo quy định, công dân Việt Nam khi sang Thái Lan sẽ không phải xin visa nhưng hộ chiếu và giấy tờ tùy thân như CMND là những thứ bạn luôn phải đem theo bên mình. Bạn cũng nên in sao hoặc chụp ảnh lại hai loại giấy tờ trên để phòng khi bất trắc vẫn có thể đưa những bản sao đó ra chứng minh.

Hộ chiếu và CMND luôn là những giấy tờ quan trọng bạn cần đem theo (Ảnh ST)

Hộ chiếu và CMND luôn là những giấy tờ quan trọng bạn cần đem theo (Ảnh ST)

Đổi tiền: Thái Lan sử dụng đơn vị tiền tệ là bath, bạn có thể đổi loại tiền này ngay tại sân bay khi sang Thái để có thể trả tiền taxi, mua sắm, chi tiêu trong quá trình lưu trú tại đây. Nhưng theo kinh nghiệm của nhiều bạn đi trước thì bạn nên đổi tiền Thái Lan trước tại ngân hàng, các tiệm vàng, hay các đại lý chuyên đổi tiền tại Việt Nam như vậy sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian khi bạn sang tới Thái Lan.

Bạn nên đổi bath Thái trước khi đi du lịch (Ảnh ST)

Bạn nên đổi bath Thái trước khi đi du lịch (Ảnh ST)

Trang phục: Thời tiết ở Thái Lan khá nóng nên bạn nên mang theo những bộ đồ mỏng, mát, thấm mồ hôi, để tạo cảm giác thoải mái trong suốt chuyến đi kèm theo 1,2 bộ đồ lịch sự, kín đáo để mặc khi làm thủ tục hải quan, hay khi tới thăm các đền chùa, cung điện ở Thái Lan.

Lưu ý khi xuất nhập cảnh Thái Lan

Làm thủ tục nhấp cảnh vào Thái Lan (Ảnh ST)

Làm thủ tục nhấp cảnh vào Thái Lan (Ảnh ST)

Ngoài những giấy tờ liên quan đến việc làm thủ tục xuất nhập cảnh như hộ chiếu, CMND, hay tờ khai xuất nhập cảnh thì bạn cũng nên biết và chú ý một số vấn đề sau.

Theo quy định, công dân Việt Nam khi sang Thái Lan sẽ được miễn thị thực, nên bạn không cần xin visa trước khi đi du lịch Thái Lan. Bạn nên ăn mặc lịch sự, cư xử đúng mực khi làm thủ tục xuất nhập cảnh vì nếu không có thể bạn sẽ bị từ chối nhập cảnh dù bạn có cung cấp đầy đủ giấy tờ. Bạn không được mang quá số lượng ngoại tệ đã được kê khai tại cơ quan hải quan khi nhập cảnh. Khi xuất cảnh cũng không được đem quá số tiền là 50.000 bath Thái Nếu bạn muốn mang những món đồ cổ như tượng Phật từ Thái Lan về nước, bạn cần có phải có giấy phép xuất cảnh.

Phương tiện di chuyển

Đến Bangkok Thái Lan

Tới Bangkok Thái Lan thì phương tiện di chuyển thích hợp nhất vẫn là máy bay, hiện nay việc đi lại bằng máy bay khá đơn giản và chi phí cũng không còn đắt đỏ như trước. Bạn có thể tham khảo giá vé của một số hãng hàng không có chuyến bay từ Việt Nam sang Bangkok dưới đây:

Tuyến Hà Nội – Bangkok (vé khứ hồi): Viet
Jet
Air từ 3 – 5 triệu, Air Asia là 4 – 8 triệu, Vietnam Airlines từ 4 đến 9 triệu Tuyến Sài Gòn – Bangkok (vé khứ hồi): Viet
Jet
Air từ 3 – 5 triệu, Vietnam Airlines từ 4 – 8 triệu, Jet
Star từ 5 – 7 triệu, Air Asia từ 3 đến 5 triệu
Máy bay là phương tiện thuận tiện nhất để tới Thái Lan (Ảnh ST)

Máy bay là phương tiện thuận tiện nhất để tới Thái Lan (Ảnh ST)

Giá vé trên chỉ mang tính tham khảo, có thể thay đổi theo từng thời điểm, nhưng từ đó bạn có thể ước tính được chi phí cho việc di chuyển bằng máy bay qua Thái Lan. Nhưng theo kinh nghiệm du lịch Thái Lan của nhiều bạn đi trước thì bạn nên đặt vé trước khi đi khoảng 1 tháng như vậy sẽ có giá ưu đãi hơn, tiết kiệm được chi phí đi lại hơn rất nhiều.

Đi lại ở Thái Lan

Xe bus: Đây là một trong những phương tiện giao thông công cộng rất phổ biến, đặc biệt là ở Bangkok. Rất nhiều tuyến bus với lộ trình đa dạng, giá vé lại rất rẻ chỉ vài bath, tính ra chỉ như bạn đi bus ở Hà Nội. Nhưng khi lựa chọn bus làm phương tiện di chuyển bạn cần nắm rõ được lộ trình, các điểm dừng, vì trên xe đều thông báo bằng tiếng Thái nên khá bất tiện.

Tàu điện: Giống như xe bus nhưng có phần thuận tiện, nhanh chóng và hiệu quả hơn. Tàu điện ở Thái luôn là lựa chọn của rất nhiều người dân và khách du lịch. Ở Thái Lan có hai loại tàu điện là MRT (tàu điện ngầm) và BTS Skytrain (tàu điện trên cao), các hệ thống tàu điện này hoạt động từ 6h sáng tới nữa đêm, lộ trình chạy qua rất nhiều địa điểm du lịch, khu mua sắm nổi tiếng nên đây cũng là phương tiện di chuyển bạn có thể sử dụng khi tới Thái Lan.

Taxi: Sẽ có những địa điểm mà bạn không thể đi bằng những phương tiện giao thông công cộng như bus hay tàu điện thì lúc đó taxi sẽ là lựa chọn tối ưu cho bạn. Chi phí đi taxi sẽ tốn kém hơn nhưng bù lại sẽ an toàn hơn, và bạn không sợ đi lạc đường. Nhưng bạn cũng nên kiểm tra trước đường đi trên bản đồ và yêu cầu tài xe bật đồng hồ tính km thay vì thỏa thuận giá tiền.

Tuk tuk: Đây được xem là phương tiện phổ biến, cũng là nét đặc trưng riêng có của Thái Lan. Phương tiện này sẽ thích hợp cho những đoạn đường ngắn, hoặc tới những khu chợ đông đúc.

Du lịch Thái Lan nên đi đâu?

Hoàng cung Thái Lan

Đây có lẽ sẽ là điểm đến đầu tiên mà bạn không nên bỏ qua khi tới Bangkok. Hoàng Cung Thái Lan là một quần thể kiến trúc đồ sộ được xây dựng từ rất lâu đời nhưng đến nay công trình này vẫn còn giữ được nguyên vẹn nét đẹp vốn có của nó. Bao gồm nhiều công trình khác nhau mang những thiết kế độc đáo từ nhiều nước trên thế giới, Hoàng cung Thái Lan không chỉ là nơi thường xuyên diễn ra những sự kiện, nghi lễ hoàng gia mà giờ đây nó còn trở thành điểm đến tham quan yêu thích của rất nhiều khách du lịch khi tới Bangkok.

Chợ baigiangdienbien.edu.vn

Chợ baigiangdienbien.edu.vn là một trong những khu chợ cuối tuần nổi tiếng bậc nhất ở Bangkok. Ở đây bày bán rất nhiều các mặt hàng đa dạng đặc biệt là quần áo, giày dép, trang sức, đồ lưu niệm… Có diện tích lên tới 1 km2 nên bạn có thể thỏa sức đi tham quan, mua sắm tại khu chợ này. Với diện tích rộng lớn, lượng người qua lại mua bán cũng rất đông nên khi đi chợ bạn cần cẩn thận chút, tránh đi lạc.

Khu Sukhumvit

Sukhumvit là một khu phố được rất nhiều khách du lịch quan tâm tìm đến bởi địa điểm này tập trung rất nhiều nhà hàng, quán bar, club sang trọng, và đặc biệt nơi đây có rất nhiều món ăn đường phố hấp dẫn. Càng về đêm khu phố này càng trở nên sôi động, nhộn nhịp hơn. Du lịch Thái Lan nếu bạn là người yêu thích sự sôi động, muốn trải nghiệm những thứ mới mẻ thì đây là một trong những điểm đến vui chơi không thể thiếu khi tới Bangkok.

Phố Khao San

Khao San là một khu phố sầm uất, nhộn nhịp, nơi tập trung rất nhiều du khách nước ngoài, chính vì thế mà nơi đây được mệnh danh là khu phố Tây của Bangkok. Bạn nên tới khu phố này vào buổi tối như vậy sẽ thấy hết được vẻ đông vui, nhộn nhịp nơi đây. Những quán cà phê, quán bar lung linh ánh đèn cùng những bản nhạc Anh Mỹ sẽ khiến bạn cảm thấy thích thú. Chưa hết, đến đây bạn có thể thưởng thức được rất nhiều món ăn đường phố độc đáo đậm chất Thái Lan.

Xem thêm :   Hè Này Đến Khu Du Lịch Biển Đá Vàng, Check, Hè Này Đến Khu Du Lịch Biển Đá Vàng, Check

Chùa Phrathat Doi Suthep (Wat Phrathat Doi Suthep)

Với niên đại hơn 600 năm tuổi, được xây dựng trên ngọn đồi Doi Suthep, chùa Phrathat được xem là ngôi chùa cổ linh thiêng nhất ở Chiang Mai. Người dân nơi đây quan niệm khi người thân của họ mất đi thì linh hồn đều trờ về đây. Để lên tham quan ngôi chùa này, bạn sẽ phải vượt qua 309 bậc tam cấp bằng đá, hai bên phía đầu bậc thang được tạc hình rồng uy nghi, dũng mãnh. Điểm nhấn nổi bật của ngôi chùa chính là tòa tháp được đồ sộ được xây dựng công phụ và dát vàng xung quanh rất bắt mắt.

Chùa Phật Ngọc

Nằm trong khuôn viên của Cung điện Hoàng gia, Chùa Phật Ngọc không chỉ nổi tiếng bởi không gian kiến trúc độc đáo, mà còn vì bức tượng Phật được tạc rất tỉ mỉ từ một khối ngọc bích lớn và vô cùng quý hiếm. Đây là một trong những bức tượng phật được sùng kính nhất tại Thái Lan vì thế nơi đặt nó cũng là nơi trang trọng nhất của ngôi chùa. Đặc biệt, ngôi chùa này không có những dãy nhà ở cho các vị sư mà chỉ có những bức tượng phật, những dãy nhà được trang trí độc đáo và rất linh thiêng.

Chợ nổi Damnoen Saduak

Đến chợ nổi Damnoen Saduak bạn sẽ thấy những hình ảnh rất quen thuộc giống như các khu chợ nổi của miền Tây Nam Bộ nước ta. Nơi đây được xem là một trong những khu chợ nổi sầm uất và có rất nhiều hàng hóa đa dạng, nổi bật nhất là những loại hoa quả tươi ngon và rất nhiều món ăn đường phố hấp dẫn. Điểm đến này thu hút được rất nhiều du khách nước ngoài ghé thăm bởi đến đây họ có thể khám phá được những nét đẹp cuộc sống chân thực của người dân Thái Lan. 

Koh Larn

Koh Larn hay đảo san hô từ lâu đã trở thành điểm đến yêu thích của rất nhiều du khách bởi cảnh đẹp thiên nhiên vô cùng thơ mộng. Sở dĩ có tên gọi là đảo san hô bởi khu vực biển này sở hữu rất nhiều rặng san hô độc đáo, nhiều màu sắc và sự đa dạng sinh vật biển cũng rất cao. Đến Koh Larn ngoài việc ngắm nhìn, tân hưởng khung cảnh lãng mạn, bình yên nơi đây thì bạn có thể tham gia rất nhiều các hoạt động vui chơi trên biển như lướt ván, nhảy dù, lái mô tô nước…

Kinh đô cổ Ayutthaya

Nằm cách thành phố Bangkok chừng 80 km, Ayutthaya được xây dựng từ năm 1350, từng là kinh đô của Thái Lan nhưng sau đã bị quân đội Myanma phá hủy năm 1767. Đến năm 1991, quần thể kiến trúc này đã được công nhận là 1 trong những Di sản Văn hóa của Thế giới. Hiện nay, những công trình này chỉ còn là những công trình đổ nát nhưng nó vẫn thể hiện được sự hùng mạnh của một đế chế xưa cũ. Đến thăm di tích, bạn sẽ ấn tượng bởi một mặt tượng Phật được bao bọc trong dễ cây, một hình ảnh rất đặc biệt và khiến người xem có cảm giác linh thiêng, bình yên đến lạ kỳ.

Koh Phi Phi

Nằm cách đảo Phuket hơn 50 km, Koh Phi Phi như một viên ngọc sáng của du lịch Thái Lan. Hòn đảo sở hữu vẻ đẹp quyến rũ, làm say đắm biết bao du khách khi có dịp ghé thăm. Nổi tiếng là hòn đảo sạch nhất thế giới, Koh Phi Phi chắc chắn sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm vô cùng tuyệt vời. Với cảm giác bình yên, tận hưởng bầu không khí trong lành, với làn nước xanh mát, khung cảnh thơ mộng, mọi thứ như tạo nên một thiên đường du lịch mà hiếm nơi nào có được.

Món ngon Thái Lan

Chuối chiên

Chuối chiên là một trong những món ăn vặt khá phổ biến tại Thái Lan. Món ăn này được chế biến khá đơn giản, chuối bỏ vỏ được thái miếng mỏng dài rồi đem tẩm cùng sữa dừa, đường, muối, dừa khô, bột mì rồi đem đi chiên vàng. Khi thưởng thức món ăn độc đáo này bạn sẽ cảm nhận được vị thơm của chuối, dẻo của bột mì, vị béo ngậy của sữa dừa, những hương vị vô cùng thơm ngon, hòa quyện lại với nhau tạo thành món ăn vô cùng độc đáo. Đây cũng là một trong những món ăn thú vị giúp bạn có thể trả lời câu hỏi du lịch Thái Lan nên mua gì?

Đồ xiên nướng

Tới Thái Lan chắc hẳn bạn sẽ dễ dàng bắt gặp rất nhiều những gian hàng bán đồ xiên nướng, đồ xiên nướng ở đây nhìn thoáng qua không khác những món đồ nướng ở Việt Nam nhưng đa dạng và phong phú hơn nhiều. Từ những món đồ nướng quen thuộc như xúc xích, thịt lợn, cá cho đến các loại nội tạng động vật, rau củ quả,…. Hương vị cũng có phần hấp dẫn hơn bởi những gia vị vô cùng đặc trưng của Thái Lan.

Khao Soi

Đến Thái Lan không thưởng thức món ăn này thì quả là một thiếu xót. Món ăn này được chế biến khá độc đáo, những sợi mì được chiên giòn rồi trộn cùng sốt cà ri, ăn kèm với đó là thịt bò hoặc thịt gà, để thêm phần hấp dẫn cho món ăn, bạn có thể cho thêm chanh, ớt, hẹ, hay bắp cải muối. Là một món ăn bình dân, vô cùng quen thuộc với những người dân Thái Lan, nên bạn có thể dễ dàng bắt gặp món ăn này từ các quán vỉa hè đến những nhà hàng sang trọng.

Pat Thái

Một món ăn mà bạn không nên bỏ qua khi tới Thái Lan đó chính là Pat Thái hay còn gọi là mì xào. Cách chế biến món ăn này cũng khá đơn giản, nguyên liệu chính là mì xào trộn trứng, đi kèm với tôm khô, đậu phộng, đậu phụ, đâu, sốt me, có cửa hàng phục kèm cùng mực và tôm. Món ăn này rất phổ biển ở Thái Lan nên bạn có thể tìm mùa và thưởng thức nó một cách dễ dàng. Đặc biệt tại khu Khao San bày bán món ăn này rất nhiều, rất đông du khách nước ngoài đã tìm đến đây để thưởng thức món ăn độc đáo này.

Lẩu Thái

Món ăn này hiện cũng khá phổ biến và cũng được rất nhiều người yêu thích tại Việt Nam. Nhưng đã đến Thái Lan, bạn không nên bỏ qua cơ hội thưởng thức lẩu Thái chính hiệu. Nước dùng được chế biến theo từ những gia vị đặc trưng của người Thái đem đến hương vị thơm ngon, đặc biệt. Lẩu Thái thường được ăn cùng với đồ hải sản như mực tươi, sò điệp, cua biển, tôm sú, nấm rơm, cà chua,… Thưởng thức lẩu Thái chua cay trên đất Thái chắc chắn sẽ đem đến cho bạn một cảm xúc khó tả.

Dừa nướng

Món ăn vặt độc đáo này bạn có thể dễ dàng bắt gặp ở rất nhiều khu phố của Thái Lan. Để làm món này cũng rất đơn giản, những trái dừa được sẽ được đem nướng trên than hồng. Việc nướng như vậy sẽ làm phần nước cô lại, ngọt và thơm ngon hơn. Nhưng phần cùi dừa sẽ chuyển sang màu tím không còn giữ được độ giòn thơm như lúc tươi. Mỗi một trái dừa nướng như vậy vào khoảng hơn 20.000đ, mức giá này khá hợp lý cho một món ăn độc đáo.

Som Tum Thái (Gỏi đu đủ)

Món gỏi này có nguyên liệu chính là đu đủ xanh bào, được trộn cùng rất nhiều gia vị khác nhau như: chanh, ớt, đường thốt nốt, nước mắm,… Theo cách chế biến truyền thống thì món ăn này sẽ bao gồm: đu đủ bào, dưa chuột, đậu đũa, ớt khô, tỏi, nước cốt chanh, lạc rang, rau húng,.. Các nguyên liệu sẽ được giã qua rồi đem trộn lẫn với nhau đúng như ý nghĩa tên gọi của nó là “món giã có vị chua”.

Trên đây là toàn bộ những kinh nghiệm du lịch Thái Lan chi tiết nhất mà bạn không nên bỏ qua cho chuyến du lịch của mình. Mong rằng với những thông tin trên sẽ giúp bạn có một chuyến thật vui vẻ với nhiều trải nghiệm thú vị ở đất nước chùa vàng.

Gửi

0 bình luận

Bạn có thể quan tâm

du lịch thái lan chuẩn bị gìdu lịch thái lan nên đi đâudu lịch thái lan nên đi tháng nàodu lịch thái lan nên mua gìkinh nghiệm du lịch thái lan

Đây là lần đầu chúng tớ đi “xuất ngoại cùng nhau” nên mình viết để chia sẻ một xíu cảm nhận và hành trình cho những bạn muốn đi Thái couple nạ.

TIPS: nên xác định mục đích chuyến đi là gì trước khi tiến hành các bước cho hành trình nhé! Vì là đi tự túc nên hành trình hoàn toàn do các bạn sắp xếp. Như bọn mình là đi vì “ẨM THỰC- SĂN SALE CUỐI NĂM” nên bọn mình đã dành hết toàn bộ thời gian ở Bangkok thôi. Nhưng nếu các bạn đi để khám phá và trải nghiệm thì có thể phân chia thời gian để tham quan thêm ở các địa điểm nổi tiếng khác của Thái như Hua-hin, Pattaya, Chiang mai… nạ! bởi vậy nên thật sự việc xác định mục đích chuyến đi sẽ góp >60% cho sự “zui zẻ và thành công” đấy nhá.

Xem thêm :   ở đâu, đi đâu và ăn gì? 5 cẩm nang du lịch milan

Tổng chi phí: ~ 8triệu / 1 người (gồm vé máy bay khứ hồi có 25kg hành lý+ khách sạn+ ăn uống + đi lại + tham quan và dịch vụ khác).

Chi phí trên chưa bao gồm tiền mua sắm, quà cáp (tuỳ theo từng túi tiền mà các bạn linh động nhá. Cơ mà mình vẫn khuyên là các bạn nên chuẩn bị dư ra nha vì bên Thái mức chi phí gần như ngang với nước ta mà đồ thì nhiều hơn và xịn lại bày trí bắt mắt và thật sự đáng mua lắm!

HCM-Bangkok

Vé máy bay:

Mình book trực tiếp trên web VJ air khoảng 4 tháng trước khi đi.

Total: 5tr2 / 2 người khứ hồi với 25kg hành lý ký gửi chiều về cho người yêu mình. (Viet
Jet không cho check-in online đối với chuyến bay quốc tế, nên mình đã chi 400k để chọn ghế cho chúng mình cả lược đi và lược về để đảm bảo ngồi cạnh nhau, nếu bạn nào không có nhu cầu thì trừ ra vé sẽ rẻ hơn nhé).

Tiền tệ:

*

Thời điểm mình đi tỷ giá 1 Baht = 777 VND. Mình đổi ở tiệm vàng Hà Tâm ( tiệm này chỉ đổi cho mình ra tờ 1000 Baht chứ không có mệnh giá khác). Như vậy cũng gọn qua Thái mua đồ người ta thối lại khỏi phải đem theo nhiều tờ tiền, bọn mình chỉ đổi một phần ra Baht và một phần đổi ra USD qua đó cần xài thì đổi tiếp nạ.

Nhập cảnh:

Lên máy bay tiếp viên phát cho bạn mẫu nhập cảnh để điền vào, các bạn có thể search Google để xem, mình quên chụp lại. Nhưng cơ bản phiếu có 2 mặt và được chia ra làm hai, chủ yếu là tên tuổi-số ký hiệu chuyến bay-quốc tịch-lí do đến Thái… cũng dễ điền lắm (nhớ đem theo bút khỏi mắc công mượn). Khi xuống sân bay sẽ nộp 1 nửa còn 1 nửa người ta đưa lại nhớ giữ kỹ lúc về nộp lại để xuất cảnh không cần phải điền lại nha. Lúc nhập hay xuất cảnh hải quan không hỏi gì chúng mình cả. Ở Việt Nam thì dễ hơn chỉ qua cổng hải quan để người ta xem passport còn ở Thái người ta chụp hình mặt và quét cả vân tay nhé. Nhớ xếp hàng đúng line chỗ bảng hiện lên All Passport vì có những line để dành cho passport các nước riêng như lúc mình đi thì thấy Hong Kong, Singapore… mình cũng k hiểu mấy nước đó tại sao lại bị chia ra.

Sim 4G:

Khách sạn:

Mình thật sự không đam mê mua sắm ở chợ lắm, nên mình chủ yếu tham quan các mall và chỗ ăn uống ngon thôi. Hotel mình chọn đáp ứng được nhu cầu của mình là
Preme hotel – 2 soi sukhumvit (rất gần Terminal 21 và trạm BTS Asok, MRT Sukhumvit) mình book trên traveloka có mã giảm giá => ~ 2 triệu cho 4 ngày 3 đêm, phòng private có WC riêng nha.

Ưu điểm rất thuận tiện đi lại và ăn uống vì nằm ngay trung tâm, yên tĩnh có tủ lạnh riêng và sạch sẽ.

Khuyết điểm là không có thang máy mình ở tầng trên cùng đã đi bộ nhiều lại leo thang hơi mệt, không có máy sấy với không có lung linh sống ảo được nha. Nhưng với những ngày ở đây hầu như mình chỉ ở khách sạn 5-6h/ngày để ngủ thì mình thấy vậy là quá OK rồi.

Ngày cuối mình ở Amaranta hotel – 1 soi 5 Pracharatbumpen (gần Huai Khwang MRT) cũng book trên traveloka có mã giảm giá => ~1tr7 1 ngày 1 đêm cho phòng giường king bao gồm ăn sáng.

Ưu điểm: phòng đẹp sạch sẽ, tiện nghi hiện đại, thủ tục nhanh chóng và ưng nhất có hồ bơ tràn bờ với view khá thoáng. Tối lên rooftop bar khá là chill luôn nha.

Khuyết điểm: ăn sáng ổn nhưng không phong phú, tiếc nhất là không có món gì đặc trưng của thái hết trơn á. Bù lại thì nhà hàng có cái hồ cá bằng kính siêu to nhìn đẹp lắm =)) xung quanh cũng không có gì hay ho.

Phương tiện di chuyển:

*

Tụi mình có 2 đứa thôi lại chỉ ở mỗi Bangkok nên thật sự chọn BTS (tàu điện trên không-sky train), MRT (tàu điện ngầm) mà chiến thôi. Vừa rẻ vừa tiện nha, BTS mình mua thẻ rabbit card trên klook. ~400k/2 thẻ(có mã giảm giá) có sẵn 200 Baht trong mỗi thẻ nha. Đi siêu tiện chỉ cần cà thẻ (mỗi lần cà các bạn để ý trên chỗ cà thẻ sẽ thể hiện số tiền bạn còn trong thẻ nha) hết thì ghé trạm nào cũng có quầy nạp để tiền hoặc nạp ở 7-Eleven cũng được. Thẻ này còn mua hàng được ở Big
C và 7-Eleven nữa á. Cứ cà thẻ như card bình thường thôi. Ngoài ra mình có thẻ BTS oneday được cấp free, các bạn nên xài vào ngày nào các bạn nhắm di chuyển nhiều á để xài cho đã nha. Vì thẻ oneday nên trong 1 ngày bạn đi bao nhiêu lần cũng được. Nên đổi voucher ra thẻ cứng từ sáng sớm vì thẻ được tính từ lúc kích hoạt đến 12 đêm ngày hôm đó. Ví dụ đổi voucher từ lúc 6 sáng bạn sẽ có được 18 tiếng để xài. Đổi càng trễ càng ít thời gian để xài.

Ngoài ra thì trạm MRT cũng rất dễ sử dụng. Mua thẻ MRT (nói là thẻ thật ra nó là 1 cái đồng xu nhựa màu đen) ở máy bán tự động trước mỗi trạm. Trên bảng mua thẻ MRT các bạn chọn English góc trên bên phải màn hình để nó hiện ra tên các trạm rồi sau đó chọn trạm, chọn số người và thanh toán thôi nha. Không biết cứ hỏi người dân hoặc nhân viên chỉ 1l là biết xài liền à (nên tải app Bangkok metro để xem trước đường đi nước bước nha).

Lịch trình:

Ngày 1: Terminal21 – Siam Paragon – Sealife BK – Tom yum Pe AorNên ra sân bay 3 tiếng để check in trước khi bay nha. Ở Tân Sơn Nhất bọn mình xếp hàng check in rồi xuất cảnh lâu kinh luôn. 10 a.m bay đến BK 11h30 a.m, xuống máy bay phải đi bộ cũng hết 5 phút mới đến chỗ nhập cảnh. Qua Thái hên tụi mình phi lẹ xuống nên cũng không phải xếp hàng quá lâu.Check in khách sạn xong là đã gần 2h chiều rồi, quá đói nên bay qua Terminal 21 cách đó 300m càn quét. Nạp 260 Baht vô thẻ, 2 đứa ăn no căng còn dư được 9 Baht =))No say phủ phê rồi bọn mình bắt BTS qua trạm Siam để đi tham quan Siam paragon-Sea life BK. Vé thuỷ cung mua trước trên Klook ~ 450k/1 người (có mã giảm). Thuỷ cung rất ro rất đẹp nên đi thử nha. Tham quan xong thì mình đi ngược lên Siam Paragon tham quan, chủ yếu bán đồ hiệu sang chảnh như Gucci, Chanel… và không thấy sale gì hết. Mấy hiệu đó thì nên vô sân bay mua thì sẽ rẻ hơn được một chút. Food court ở Siam cũng khá chát tầm > 100 Baht / món.Tối đến bọn mình từ Siam BTS bắt tàu qua trạm Phaya Thai để đi ăn Pe Aor Tom Yum cực nổi tiếng với tô Tomyum có tôm hùm, vẹm xanh, tôm sú, nghêu và mực tất cả rất tươi. Tô khủng nhất giá 1100 Baht ~ 855k (tuỳ thời giá) mình chọn tô size vừa 450 Baht = 350k và món mì xào tomyum, 2 ly nước chanh mật ong.

Total: 640 Baht / 2 người.

Ngày 2: Chợ Pratunam-Shibuya market – Big
C super center-sukhumvit soi 38 – Terminal 21.
Sáng bọn mình mua cái bánh gì không biết tên tựa như bánh crepe cuộn phô mai trứng xúc xích của anh hàng rong trước khách sạn để ăn lót dạ. Thề là ngon vờ lờ luôn ý, 15 Baht /1 cái thập cẩm như vậy.Tiến thẳng ra trạm BTS Asok bắt tàu đi trạm Chit Lom rồi đi bộ tầm 800m đến thưởng thức cơm gà luộc Go-ang. 1 phần cơm là 40 Baht có kèm soup là nước luộc gà ăn kèm với nước sốt đặc trưng của quán. Mình còn gọi thêm trà long nhãn và 1 thố canh khổ qua hầm sườn non.

Total: 155 Baht / 2người.

Chén no nê, thì từ đây đi đến chợ Pratunam và Shibuya khá gần. Ở Shibuya mình đi giờ đó tầm 8-9h khá sớm nên chưa mở cửa hết, còn chợ Pratunam thì đông kín luôn. Đa số là các con buôn tới mua đồ sỉ về bán. Mình vì lần đầu vào chợ nên lúng túng mà các chủ cửa hàng lại bận quá hay sao ý giải thích nửa tiếng thái nửa tiếng anh mình k hiểu lắm nên thành ra cái shop đầu tiên hơi quạo với mình huhu. Nhưng mấy shop khác thì ok. Vào đây giá càng mua nhiều càng rẻ còn mua lẻ thì cũng như shop bình thường à. Sỉ ở đây là từ 3 sản phẩm cùng loại trở lên nhé! Bọn mình vô mua cũng được kha khá đồ về làm quà và để mặc. Giá giao động từ 70-170 Baht cho áo, quần kiểu dáng thông dụng. Chất lượng thì khá ok nhé! Chịu khó dạo lòng vòng có khi vớ được đồ hịn độc lạ nữa không chừng. Dọc đường đi thì đồ ăn vặt và nước ép tươi nhiều lắm, cứ hể gặp là mình mua không cưỡng nổi.

Total: gần 4000 Baht cho chuyến dạo đơn sơ ở Big
C. Thiệt là mua chưa đã luôn.

Chất đồ vô thùng xong bọn mình lội bộ ngược lại trạm Chitlom bắt BTS về khách sạn. Ăn trưa với những món hồi nãy mua ở Big
C ngon cực mọi người ơi! Và ngủ cho lại sức tới chiều luôn haha.Tối bọn mình đi Sukhumvit soi 38 cách khách sạn có 1 trạm BTS. Khu này thì nhỏ à nha mấy bạn. Ko xô bồ náo nhiệt như Khao San hay China Town. Nhưng đúng ý mình, street food nhưng trật tự và sạch sẽ, ngon và vui. Tuỳ mỗi bạn thích như thế nào nhé! Vào đây người yêu mình đi chợ gọi các món: thái tea, som tam, hủ tíu sá xíu, hủ tíu bò xào và 1 món mình quên xem tên, nó giống như hào chiên bột lọc và trứng, 1 chai heneiken to vật vã :))

Xem thêm :   Bài 13 : Bài Toán Dân Số

Total: 510 Baht / 2 người.

Ăn xong mình về lại trạm Asok và lại lượn Terminal 21 và mua sắm again, ở Thái tháng 12 này họ gọi là “end of sale season” sale lớn lắm có hãng tận 70% cơ. Những hãng sale nhìu như H&M, Lyn, Lyn around, JD (chỗ bán tổng hợp các hãng đồ thể thao như Addidas, Nike..) bọn mình vô H&M mua được đồ cho 2 đứa luôn mà chỉ tốn 1700 Baht nguyên set nhá. Đồ sale bên đây mình thấy đẹp và hịn hơn Việt Nam mình 1 tẹo.Ngày 3: Wat Arun-Icon Siam-Ratchada Rot Fai Train Night market.6h30 xuất phát từ trạm Asok bọn mình đi đến trạm Saphan Taksin, đi theo dòng người ra được bến tàu Sathorn Taksin. Xuống bến tàu mấy bạn quẹo qua bên trái thấy có cái bàn bán vé mua vé tàu màu Cam nha giá 15 Baht / 1 người. Tàu này đợt mình đi nó chở thẳng qua chùa Wat Arun luôn á. Ko cần phải ghé bến đối diện rồi đi tàu khác qua như review trước đó mình đọc được. Ở ngay bến tàu người ta bán sandwich, xôi này kia 15-20 Baht cũng ngon lắm nhé. Vé chùa Bình Minh Wat Arun là 50 Baht / 1 người. Vô chùa tranh thủ vắng người chụp cho đã nha, chụp xong thì bọn mình trong lúc đợi tàu qua Icon Siam thì mua được ít đồ lưu niệm và quần Thái :)) giá cũng ok. Ở Thái được cái mặt bằng chung giá khá ngang nhau cho dù chợ hay gì mua lẻ thì giá cũng vậy à, ở chùa có chỗ bán vé tàu đi Icon Siam giá 60 Baht / 1 người cờ màu xanh, nhưng may sao ý tự nhiên bọn mình bị lỡ tàu này vì 30p mới có 1 chuyến thì cô bán vé tàu gọi tụi mình lên tàu khác kêu là 40 Baht / 2 người thôi. =)) hên thế cơ chứ, tàu này tên là Tiger Balm nguyên cái tàu màu Cam nha. Lên tàu giờ đó đã qua giờ đi làm nên vắng hoe có 4 khách tính luôn 2 đứa mình, nhân viên trên tàu thân thiện lắm luôn. Ôi trời mình thích người Thái gì đâu luôn, thân thiện với luôn luôn giúp khách du lịch có lợi đỡ tốn nhất ấy.Đến Icon Siam “Mother of TL mall” lúc vừa mới mở cửa bọn mình bay thẳng lên lầu 6 ngay chỗ bán trà sữa Cha
Tra Mue (thề qua đây 5 ngày mà kiểu nghiện như cafe sữa VN á! ngày nào cũng phải “chích” 2-3 ly mới chịu nỗi) mua trà sữa xong thì 2 đứa đi tham quan. Ở tầng 6 có cái thác nhân tạo nhìn giống ở sân bay Changi đẹp lắm, xong nhìn đối diện thì có nguyên cái terrace kiểu nhà hàng và quán bar. Chiều mà lên ăn ngắm sông Chao Phraya là hết bài. Sống ảo 1 hồi thì tới mục đích chính là Pad Thái Thipsamai, giá 1 phần 129 Baht nhớ kêu thêm chai nước Cam nha. Cam bao tươi và pad thái bao đỉnh, quán này có 2 chi nhánh, chi nhánh ở Icon Siam là chi nhánh 2- cái gốc ở kế bên chỗ nhà hàng Jay Fai luôn và đông lắm mọi người ạ.

Total: 596 Baht / 2 người.

Total thiệt hại ở chợ: 1363 Baht / 2 người.

Ngày 4: Terminal 21-Check out- Check in Amaranta-Big
C extra khu Ratchada- lại ăn Terminal.
Vì tụi mình quá đuối sau 3 ngày hoạt động sml thì sáng dậy trễ lắm và dọn dẹp đống đồ để check out thôi. Qua terminal ăn trưa như bếp nhà mình ấy. Ăn quài ko hết món, rồi check out qua khách sạn bên kia để nghĩ dưỡng. Lúc đầu mình save rất nhiều quán cafe đẹp để đi chill nhưng vì người yêu mình phải đi công việc bên này nữa nên mình quăng xó mớ cafe xinh đẹp ấy cho lần sau để ăn lê lết street food cho đã. Rồi mò đi Big
C quào mớ đồ nữa trong lúc đợi người yêu mình xong việc. Mà thề ở những nơi k có ai review thì mình vẫn tìm được đồ ăn ngon, mà kiểu ở đâu-món gì-ai bán cũng ngon ấy. Tối lại mò qua Terminal ăn và về chill trên rooftop bar của khách sạn.Ngày 5: Bangkok-HCMSáng dậy sớm đi bơi nè xong ăn sáng ở khách sạn, vì khách sạn này mình book để enjoy nên thiệt là chẳng muốn đi đâu luôn. Trưa check out thifì bọn mình đi thẳng ra Terminal huyền thoại ăn trưa và dạo lòng vòng mua sắm đc ít đồ sale nữa đến tầm 4h thì xuống trạm MRT sukhumvit để ra sân bay. Bọn mình chuyển line ở Makkasan để đi ARL, ra tới sân bay đi thẳng ra 7-11 hốt mớ bánh bông lan chuối cho nhỏ bạ. Lại uống Cha
Tra Mue hihi ^^ và đi lên tầng 2 check in, các bạn cứ lại hỏi ở quầy thông tin, đọc số chuyến bay và nơi đến người ta check phát ra ngay chỗ check in liền à.Check in- ký gửi hành lý xong xuôi bọn mình đi vô khu kiểm tra hành lý và xuất cảnh liền để có thời gian đi dạo duty free và các nhãn hàng sang chảnh ở sân bay Suvarnabhumi nữa.Mình bay Viet
Jet lúc về trên vé máy bay không hề để cổng lên máy bay nha. Mấy bạn phải lưu ý điểm này và siêng check bảng thông tin xem lên cổng nào nha, kinh nghiệm của mình là sân bay này có cổng check in từ khu A đến G. Mỗi khu lại có 10 cổng từ 1-10 nên khoảng cách giữa các khu và các cổng xa lắm luôn ý. Nên nếu có dạo thì dạo lòng vòng khúc giữa thôi đừng đi tới khúc đầu với khúc cuối lúc cận giờ bay nha. Vì trường hợp đổi cổng bay rất hay xảy ra lúc đó chạy té khói luôn ấy. Mình lúc đầu là cổng E1 mà nó đổi lại cổng C1 làm mình đi bộ ngược lại cũng mất 15p bởi vì chia nhiều tầng nữa cơ. Hên là mình cứ 20-30p check 1 lần không thì chắc chớt. Thế là bay về HCM là tầm 10.30 p.m xuống sân bay nhập cảnh vô Việt Nam (mình cũng chạy lẹ để đỡ xếp hàng lâu) sau đó coi băng chuyền hiện số chuyến bay của mình thì đợi đồ ra rồi ôm về thôi.

Thế là kết thúc tốt đẹp chuyến đi Thái 5n4d của bọn mình cực kỳ êm đềm tốt đẹp, không xảy ra vấn đề nào quá lớn.

Các bạn nên xác định là đi bộ và sử dụng BTS, MRT nha. Chuẩn bị giày thể thao êm và thoải mái nhất. Quần áo mỏng nhẹ và đem ít thôi. Qua đây mua đồ bận rẻ lắm, chuẩn bị được các vé tham quan thẻ tàu hay bất cứ thứ gì chuẩn bị được thì cứ làm để đỡ tốn thời gian và tiền bạc nhé.

Đổi tiền ở Thái cứ thẳng tiến Super Rich (quầy màu Cam) mà đổi nha, rất nhiều quầy phủ khắp từ sân bay vô trung tâm, đặc biệt ở các mall và các trạm tàu. tỷ giá tốt, bao nhiêu tiền cũng đổi được, cho đổi tiền từ nhiều nước lắm luôn, chỉ cần có passport (nếu sợ đem passport theo mất thì các bạn chỉ cần chụp hình lại, đến đó hoặc bạn gửi mail vào địa chỉ mail của họ hoặc họ sẽ chụp lại từ màn hình của bạn) sau đó họ in passport bạn ra và bạn điền tên ks của bạn vào đó là ok.

Vì ở Thái không phải ai cũng giỏi tiếng anh, đặc biệt trường hợp đi mua thuốc thì rào cản ngôn ngữ khá là bất tiện nên các bạn nên chuẩn bị các loại thuốc thông thường như cảm sốt, đau bụng… để phòng hờ nha.

Ở Thái người ta đi bên trái nên các bạn có bắt tàu hay xe bus thì cứ nhớ bắt ngược lại hướng ở Việt Nam là được, và nhớ coi kỹ hướng di chuyển của tàu/bus rồi hãy lên để đỡ tốn thời gian vòng ngược lại.

Xem thêm: Bài Thuyết Trình Sự Ra Đời Của Lịch Pháp Và Thiên Văn Học Cổ Đại Phương Đông?

Ở Terminal 21: nhất định phải ăn hủ tíu nước đen, xôi xoài, somtam, cơm thịt giò hầm, sinh tố xoài chuối, kem vải nha!!!

Tóm lại Thái là 1 đất nước rất đáng để đến nhé! Mình đã chọn Bangkok Thái Lan cho dịp sinh nhật này của mình, các bạn đọc nếu có thấy dài dòng thì bỏ qua cho mình nhé! vì mình muốn chia sẻ thật tế và chi tiết nhất để mọi người ai có thắc mắc hay lo lắng trước chuyến đi Thái sẽ giải đáp được ít nhiều. Cũng như mình đây, trước khi đi đọc rất rất nhiều review của các bạn trước và rút ra không ít thứ hay ho cho chuyến đi của mình đấy.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết Kinh Nghiệm Du Lịch Thái Lan “Toàn Tập” Từ A Đến Z (Update Tháng 10/2022) . Đừng quên truy cập Chaolong TV kênh trực tiếp bóng đá số 1 Việt Nam hiện nay để có những phút giây thư giãn cùng trái bóng tròn !

By Chaolong TV

Chaolong TV trang web xem livestream bóng đá trực tiếp miễn phí tất cả các giải đấu hàng đầu thế giới. Xem bóng đá trực tiếp tốc độ cao chất lượng 4k, không quảng cáo, bình luận tiếng việt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *