Rate this post

(NLĐO) – Với không ít điều kỳ lạ được tìm thấy dưới đáy đại dương, bạn sẽ thấy như mình được đang được đưa đến một thế giới khác.

Đại dương là một lãnh thổ rộng lớn chưa được khám phá hết và vẫn đang chờ được khám phá. Chúng ta có thể tình cờ phát hiện tàu đắm cũ, kho báu hoặc thậm chí học được điều gì đó mới mẻ về sinh vật biển.

Bạn đang xem: Khám phá thế giới đại dương

Một số khám phá kỳ lạ nhất trong đại dương bên dưới khiến chúng ta cảm thấy như đang được đưa đến một thế giới khác.

1. Con tàu bị đắm… 3 lần

Năm 1863, tàu ngầm H.L. Hunley ra khơi giữa cuộc nội chiến Mỹ để bắt đầu chuyến hành trình đầu tiên dưới biển.

Nhiệm vụ của thủy thủ đoàn tàu thuộc hải quân Liên quân miền Nam này là chấm dứt cuộc phong tỏa cảng Charleston của Liên bang miền Bắc. Tuy nhiên con tàu đã bị chìm ngay trong lần định thực hiện nhiệm vụ đầu tiên và đây không phải lần duy nhất nó lâm vào cảnh này.

3 nỗ lực đã được thực hiện để trục vớt H.L. Hunley từ đáy biển. Đội trục vớt tin rằng con tàu bị chìm lần đầu tiên vì nó bị vướng vào dây thừng và bị kéo xuống dưới.

Sau khi sửa chữa xong, tàu ngầm Hunley lại ra khơi nhưng một trong các thành viên thủy thủ đoàn đã không đóng được một van quan trọng, khiến toàn bộ tàu bị ngập nước và chìm lần thứ hai.

Tàu H.L Hunley lại được trục vớt một lần nữa, được sửa chữa và gửi đi thực hiện nhiệm vụ khác vào năm 1874. Nhưng ngay sau khi nó đánh chìm được tàu ​​U.S.S. Houseatonic của Liên bang miền Bắc, Hunley cũng chịu chung số phận mà không rõ lý do. Không ai biết điều gì đã dẫn đến vụ mất tích lần thứ ba của Hunley vào năm 1874.

Các nhà nghiên cứu tìm hiểu về H.L Hunley dựa trên những gì còn lại của nó. Ảnh: Naval Historical Center / Wikimedia Commons

Mãi đến 131 năm sau, vào năm 1995, tàu Hunley mới được tìm thấy dưới đại dương sâu thẳm nhưng những gì còn lại đã hoen gỉ và vỡ nát. Công tác trục vớt gặp nhiều khó khăn nên mãi đến năm 2000, các nhà nghiên cứu mới trục vớt thành công và bắt đầu tìm hiểu.

Nhưng với mức độ hư hại của thân tàu, các chuyên gia lo ngại một số đồ đạc và thiết bị của thủy thủ đoàn vẫn còn nằm dưới đáy đại dương. Họ khám phá con tàu một cách cẩn thận với hy vọng tìm thấy một số hiện vật vô giá bên trong con tàu.

2. Cóc biển

Ảnh: NOAA Ocean Exploration & Research

Có đủ loại sinh vật đại dương thú vị đang bơi dưới đáy đại dương và sinh vật màu đỏ này là một trong số đó. Nó là một loài cóc biển và có thể được tìm thấy ở độ sâu xấp xỉ 2.463 m dưới đáy Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Bên ngoài được bao phủ bởi gai nhọn nhỏ, cóc biển có hai đặc điểm thú vị làm nên sự độc đáo của chúng.

Cóc biển sẽ vẫy chiếc vây lưng có phát quang sinh học của chúng để dụ những con cá khác vào miệng. Con mồi của chúng bị ánh sáng mê hoặc đến mức không nhận ra đang đi vào cửa tử.

Một đặc điểm khác là chúng có thể tựa một vây ngực vào đá và tựa một vây khác vào cát, trông gần như nó đang đứng.

Ảnh: NOAA Ocean Exploration & Research

3. Tàu chiến Vasa và sứ mệnh 20 phút

Chưa đầy 20 phút sau khi rời bến, một cơn gió mạnh đã hất tàu Vasa sang một bên. Thật không may, những khẩu đại bác hạng nặng cùng kích thước to lớn của con tàu và trọng lượng tổng thể của 250 thành viên thủy thủ đoàn trên tàu lúc đó đã khiến con tàu chìm xuống độ sâu khoảng 32 m.

Chiến hạm Vasa được trưng bày tại bảo tàng ở Stockholm, Thụy Điển. Ảnh: Wikimedia Commons

Nhiều thế kỷ sau, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy các phần của thân tàu cũng như 40.000 hiện vật từ đống đổ nát. Những nhà thám hiểm đã dành ba thập kỷ để lập danh mục các hiện vật khác nhau.

Vào năm 1990, bảo tàng Vasa ở TP Stockholm (Thụy Điển) đã trưng bày con tàu lịch sử với tất cả vẻ đẹp lộng lẫy của nó để mọi người chiêm ngưỡng. Bất chấp hành trình ngắn ngủi của Vasa, Thụy Điển vẫn coi đây là một thành tựu quan trọng.

4. Cá mập… nhảy nước

Cá nhám phơi nắng là một loài cá mập ăn sinh vật phù du, có mũi hình nón và các khe mang lớn. Chúng dài khoảng 7-8 m nhưng đôi khi có thể phát triển lên đến 11 m, con đực thường lớn hơn con cái.

Chúng được coi là loài cá mập lớn thứ hai trên hành tinh. Nhưng đó không phải là lý do duy nhất mà các thợ lặn muốn tránh đụng phải chúng bằng mọi giá.

Cá nhám phơi nắng. Ảnh: Wikipedia

Răng của cá nhám phơi nắng rất nhỏ, chỉ dài khoảng 4 mm nhưng chúng có rất nhiều răng, chính xác là 1.200 chiếc răng! Tuy nhiên, điều khiến sinh vật này trở nên đáng sợ hơn cả là chúng hoàn toàn có thể nhảy lên khỏi mặt nước và táp con mồi một miếng hoặc kéo chúng xuống đáy đại dương.

Nhìn chung, loài cá này thích bơi dạo biển một mình. Nhưng các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chúng cũng có thể bơi cùng với 100 con đồng loại!

5. Sống núi giữa Đại Tây Dương

Sống núi giữa Đại Tây Dương (Mid-Atlantic Ridge-MAR) là một rặng núi giữa đại dương chạy dọc theo trục Bắc – Nam của đáy Đại Tây Dương và nó được coi là dãy núi dài nhất hành tinh.

Các nhà nghiên cứu phát hiện nó được hình thành bởi chuyển động phân kỳ giữa các mảng kiến tạo lục địa Bắc Mỹ, Nam Mỹ, châu Phi và Á – Âu từ thời xa xưa.

Xem thêm :   Top 20 Di Tích Lịch Sử Ở Hà Nội Bạn Nhất Định Nên Khám Phá, Khám Phá 7 Di Tích Nổi Tiếng Của Thủ Đô Hà Nội

Vị trí sống núi giữa Đại Tây Dương. Ảnh: Wikimedia Commons

6. Sứa lửa

Sứa lửa còn gọi là “Portuguese Man O’ War” (tạm dịch “Tàu chiến Bồ Đào Nha”). Chúng có tên gọi như trên vì trông giống như một chiếc tàu chiến thuộc thế kỷ XVIII đang căng buồm. Sinh vật này thường được tìm thấy ở Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.

Độc tố từ sứa này khiến nạn nhân đau đớn. Riêng tại Úc, khoảng 10.000 trường hợp bị sứa lửa đốt được báo cáo vào mùa hè hàng năm.

Sứa lửa có hình dạng trong như chiếc tàu chiến. Ảnh: Wikipedia

Sứa lửa đã chết vẫn có thể truyền độc cho con người gây sưng ngứa. Ảnh: wikipedia

Ngay cả khi đã chết, sứa lửa vẫn có thể gây đau đớn cho người đi biển lỡ giẫm phải xác chết trôi dạt của chúng. Những nạn nhân không may đó có thể bị vết sưng kéo dài đến 3 ngày. May mắn là vết sưng này hiếm khi gây chết người.

7. Sứa ống Marrus Orthocanna

Marrus orthocanna là một loài sứa ống thường được tìm thấy ở các vùng nước lạnh như ở Bắc Đại Tây Dương, Tây Bắc Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương.

Marrus orthocanna có hành xử giống như loài ong và chúng cũng làm việc tập thể vì lợi ích của “lãnh thổ” chung.

Mục đích chính của chúng là tìm kiếm thức ăn để tồn tại. Bất cứ khi nào phát hiện động vật giáp xác như tôm mysid, nhuyễn thể…, chúng sẽ mở rộng các xúc tu và bắt con mồi.

Sứa ống Marrus Orthocanna. Ảnh: wikipedia

8. Cỗ máy Antikythera

Vào năm 1900, thuyền trưởng Dimitrios Kontos và một đội thợ lặn tìm thấy các mảnh vỡ của một con tàu cổ ngoài khơi đảo Antikythera ở Hy Lạp. Cùng năm đó, họ giúp Hải quân Hoàng gia Hy Lạp thu hồi các hiện vật từ con tàu đắm.

Trong số các đồ vật được thu hồi có tiền xu, đồ trang sức, đồ thủy tinh, đồ gốm và các bức tượng bằng đồng và đá cẩm thạch. Tuy nhiên, khám phá thú vị nhất là cỗ máy Antikythera.

Cỗ máy Antikythera được cho là máy tính analog đầu tiên do con người phát minh và là một hiện vật vô giá. Trên thực tế, các nhà sử học tin rằng chiếc tàu chở thiết bị này gặp nạn khi đi từ đảo Rhodes của Hy Lạp đến Rome.

Cỗ máy Antikythera khai quật được. Ảnh: Wikipedia Commons

Các vật phẩm lấy được từ xác tàu hiện cất giữ tại Bảo tàng Khảo cổ học quốc gia ở thủ đô Athens – Hy Lạp.

Ngoài khả năng là máy tính analog đầu tiên, thiết bị trên còn là một công cụ thiên văn được sử dụng để tính toán và có thể hiển thị dữ liệu về hiện tượng thiên văn.

Công cụ làm bằng đồng và gỗ, được vận hành bằng tay, cho phép người Hy Lạp cổ đại dự đoán nguyệt thực, lập biểu đồ các chu kỳ khác nhau của mặt trăng và theo dõi các mùa trong năm. Thật không may, bảo tàng chỉ có khoảng một phần ba số mảnh ghép tạo nên cỗ máy này.

9. Cá mập yêu tinh

Cá mập yêu tinh được mệnh danh là “hóa thạch sống” vì chúng có niên đại cách đây 125 triệu năm. Kể từ khi loại cá mập này được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1897, con người chỉ mới nhìn thấy được khoảng 50 con trong số chúng.

Loài cá mập yêu tinh (goblin shark) với chiếc mõm nhọn dài. Ảnh: Wikimedia Commons

Mõm của cá mập yêu tinh chứa cơ quan cảm giác có chức năng thụ cảm điện. Tính năng này cho phép cá mập phát hiện điện trường của con mồi để có thể nhanh chóng xác định vị trí và đuổi theo bữa ăn của mình, đồng thời cũng giúp nó biết kích thước con mồi. Vì vậy, cá mập sẽ biết trước liệu có cần phải chiến đấu không hay chỉ cần há miệng và nuốt con mồi.

10. Cá chiêm tinh (Stargazer)

Stargazer được coi là loài cá “cộc tính” nhất vì một số lý do. Nó phóng ra một dòng điện gây suy nhược đến cơ thể con mồi bằng cách sử dụng cơ mắt. Nhưng đó chưa phải là lý do duy nhất khiến bạn muốn tránh xa Stargazer.

Cá chiêm tinh rất độc. Chúng có hai chiếc gai cực lớn ở phía sau mí mắt và đôi vây có thể chích con mồi.

May là nọc độc của chúng không đủ mạnh để giết người nhưng nó có thể làm họ tê liệt tạm thời. Cá chiêm tinh sử dụng khả năng ngụy trang và nọc độc để làm tê liệt các con cá khác để ăn.

Cá chiêm tinh (Stargazer). Nguồn Wikipedia Commons

11. Mực khổng lồ

Loài mực này sống ở độ sâu khoảng 1.829 m so với mực nước biển. Chưa từng có ngư dân nào bắt sống được chúng và lý do có thể nằm ở hệ thống phòng thủ tự nhiên độc đáo của chúng.

Những con mực khổng lồ này rất khó bắt. Mỗi khi cảm thấy nguy hiểm, chúng sẽ phóng ra một dòng mực phát quang làm mù kẻ thù đủ lâu để có thể chạy thoát. Trong một số trường hợp, chúng sẽ sử dụng sự bối rối nhất thời này làm lợi thế để tấn công bằng hai xúc tu to gấp đôi cơ thể của chúng.

Trớ trêu thay, mực khổng lồ không tồn tại lâu trên thế giới này vì chúng có tuổi thọ chưa đến 3 năm.

Mực khổng lồ. Ảnh: Wikimedia Commons

12. Cá thầy tu (monkfish)

Điểm kỳ lạ nhất của loại cá này là đầu lõm xuống trông giống như ai đó đã giẫm lên chúng. Chúng thường được tìm thấy ở độ sâu khoảng 914 m dưới đại dương, thích dành phần lớn thời gian trong bùn hoặc trên cát dưới đáy đại dương để có thể săn mồi là những sinh vật nhỏ hơn chúng.

Đó có thể là lý do nó hay bị nhầm lẫn với một loài cá mập được gọi là cá mập thiên thần dù chúng hoàn toàn không phải là cùng một loài.

Có 7 loại cá thầy tu khác nhau trải khắp Bắc Cực, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Cho đến nay, con lớn nhất được tìm thấy dài khoảng 150 cm.

Cá thầy tu dưới đáy đại dương. Ảnh: Wikimedia Commons

Xem thêm :   Chia Sẻ Các Kinh Nghiệm Khi Đi Du Lịch Trình Du Lịch Pháp Tự Túc

Phần đầu nhiều gai và lõm xuống. Ảnh: Wikimedia Commons

13. Bạch tuộc đốm xanh

Loài bạch tuộc đốm xanh được cho là loài bạch tuộc duy nhất có độc tố đủ mạnh để giết một người trưởng thành.

Năm 1929, nhà động vật học người Anh Guy Coburn Robson phát hiện những sinh vật này chuyển sang màu vàng tươi và đốm của chúng nhấp nháy màu xanh lam sáng trong 1/3 giây sau khi chúng nhận thấy mối đe dọa.

Trong một số trường hợp, các vòng sẽ nhấp nháy màu xanh lục lam để cảnh báo sinh vật khác gần đó lùi lại.

Bạch tuộc đốm xanh tạo ra tetrodotoxin, một chất độc thần kinh có trong cá nóc. Chỉ cần 1 miligam là có thể giết người. Dù vậy, chúng hiếm khi cắn con người trừ khi cảm thấy bị đe dọa.

Bạch tuộc đốm xanh. Ảnh: Wikimedia Commons

Loài bạch tuộc nhỏ bé này có chất độc ngang ngửa cá nóc. Ảnh: Shutterstock

N. Thương

Chia sẻ

Xem nhiều

Từ khóa:

Đăng nhập với tài khoản:

Đăng nhập để ý kiến của bạn xuất bản nhanh hơn
Hoặc nhập thông tin của bạn
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký ngay.
Bình Luận
Có 0 người đã bình luận bài viết này
Gửi
Xếp theo: Mới nhất Hay nhất

Truyền hình

TIN MỚI

Nhập mã xác nhận

X

*

Lấy mã mới

Mã xác nhận không đúng.

Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.

Hoàn tất

Báo người lao động điện tử

CƠ QUAN CHỦ QUẢN: THÀNH ỦY THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Tổng Biên tập: TÔ ĐÌNH TUÂN

Phó Tổng Biên tập: DƯƠNG QUANG, BÙI THANH LIÊM

Tổng Thư ký Tòa soạn: LÊ CƯỜNG

Tải ứng dụng đọc báo Người Lao Động

*
*

Trụ sở chính

127 Võ Văn Tần, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3 – TPHCM

Điện thoại: 028-3930.6262 / 028-3930.5376

Liên hệ quảng cáo

doanhnghiep
admicro.vn

Dinh dưỡng – món ngon Sản phụ khoa Nhi khoa Nam khoa Làm đẹp – giảm cân Phòng mạch online Ăn sạch sống khỏe
baigiangdienbien.edu.vn – Mặc dù hàng trăm năm nghiên cứu, kiến thức về các đại dương vẫn còn hạn chế. Có rất nhiều loài sống trong đại dương, đang chờ được khám phá.

Chắc không phải ai cũng biết, các loài sinh vật biển chiếm hơn 80% sự đa dạng sinh học của Trái Đất; rong biển và các loài thực vật biển khác sống trong đại dương tạo ra khoảng 50% lượng oxy trong khí quyển… Trong “kỷ nguyên đại dương”, nhiều nỗ lực đang tập trung vào các nghiên cứu về đại dương, như xác định những sinh vật có lợi cho tài nguyên đại dương và các sinh vật có thể được sử dụng làm thuốc chữa nhiều bệnh hiểm nghèo…

*

Hải dương học, có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp; ‘Oceanus’ – một vị thần nước và ‘graph’ ‘đồ thị’ – nghĩa là chữ viết, là một nhánh của Địa lý học nghiên cứu đại dương và do đó được gọi là đại dương học. Hải dương học bao quát một loạt các vấn đề như sinh vật biển và hệ sinh thái, địa chất đáy biển, xói mòn bờ biển, chuyển động của dòng chảy đại dương, sự hình thành của sóng và các chất hóa học, cũng như các đặc tính vật lý của đại dương, … và các tài nguyên thiên nhiên đại dương.

Lịch sử của ngành Hải dương học bắt nguồn từ khoảng 30.000 năm khi những người đi biển đầu tiên trên thế giới di cư đến các hòn đảo nhỏ ở Thái Bình Dương. Các nhà khoa học Hy Lạp cổ đại đã thực hiện các quan sát về thủy triều được ghi nhận từ 2.000-3.000 năm trước Công nguyên. Vào khoảng thế kỷ 14-15, Hoàng tử Bồ Đào Nha đã tạo ra trường đầu tiên dạy về đại dương, dòng chảy và bản đồ. Trong những năm sau đó, nhiều khám phá đã được thực hiện – cả về công nghệ và địa lý.

Những thời đại này được đặt tên là “Thời đại khám phá” trong đó các nhà hàng hải và thám hiểm châu Âu như James Cook, Ferdinand Magellan, Christopher Columbus và những người khác đã thực hiện các cuộc thám hiểm vòng quanh thế giới. Thông tin quan trọng về các dòng hải lưu đã được thu thập bởi các cuộc thám hiểm khác nhau vào cuối thế kỷ 18, trong đó các thiết bị hải dương học quan trọng đã được tạo ra: la bàn, máy đo thiên văn và máy đo thời gian (cho phép các thủy thủ tìm ra kinh độ của họ – một bước tiến lớn trong hàng hải).

Tuy nhiên, lĩnh vực Hải dương học hiện đại đã không thay đổi mạnh mẽ cho đến cuối thế kỷ 19 khi Mỹ, Anh và Châu Âu hợp tác để tài trợ cho các cuộc thám hiểm nhằm khám phá các dòng hải lưu, đáy biển và sự sống phát triển trong lòng đại dương. Chuyến nghiên cứu khoa học có tổ chức đầu tiên để khám phá các đại dương và đáy biển trên thế giới là “Thám hiểm Challenger” (1873-1876), được cho là khởi đầu của ngành Hải dương học hiện đại.

Con tàu mang tên Challenger đi gần 130.000km vòng quanh địa cầu, đã thực hiện 492 lần dò biển sâu, 133 lần nạo vét đáy, 151 tàu lưới kéo mở và 263 lần quan sát nhiệt độ nước nối tiếp; khoảng 4.700 loài sinh vật biển mới đã được phát hiện. Trong Thế chiến II, tiềm năng tàu ngầm đã làm tăng thêm sự quan tâm đối với việc tìm hiểu các đại dương. Các công nghệ được tạo ra vào thời điểm đó, như sonar, từ kế…, cho phép các nhà khoa học đo đáy biển chính xác hơn so với đo độ sâu của dây; khám phá các đặc tính từ tính của đáy biển và nhờ đó, đã nâng cao hiểu biết về lõi từ trường của Trái đất.

Các lĩnh vực nghiên cứu của Hải dương học

Lĩnh vực Hải dương học thường được phân loại theo 4 nhánh riêng biệt nhưng có liên quan đến nhau: sinh học, hóa học, địa chất và vật lý của môi trường biển. Hải dương học Sinh học nghiên cứu các sinh vật sống trong đại dương, thức ăn và thói quen sinh sản của chúng, và cách chúng ảnh hưởng đến các sinh vật biển lớn hơn và mối liên hệ với nhau. Các công nghệ mới được phát triển trong vài năm qua đang mở rộng cơ hội cho các nhà hải dương học sinh học – nghiên cứu sử dụng tài nguyên biển để phát triển các sản phẩm công nghiệp, y tế và sinh thái.

Xem thêm :   Top 7 Địa Điểm Du Lịch Điện Biên Mới Nổi Tiếng Vietnam, Top 7 Địa Điểm Du Lịch Hấp Dẫn Ở Điện Biên

Các hợp chất tự nhiên, ví dụ được tìm thấy trong san hô và các sinh vật biển khác có khả năng chống ung thư, và một số protein bao gồm tảo biển và vi khuẩn là vật liệu siêu hấp thụ được sử dụng để làm sạch dầu tràn. Một quá trình gọi là phỏng sinh học cho phép các nghiên cứu hiểu, phân lập và tạo ra các đặc tính sinh học từ các loài sinh vật biển làm cho việc áp dụng kết quả nghiên cứu có tiềm năng vô tận.

Hải dương học Hóa học nghiên cứu thành phần hóa học của nước biển và các tác động của nó lên các sinh vật biển, bầu khí quyển và đáy biển, đại dương ảnh hưởng đến khí hậu như thế nào thông qua nghiên cứu cách carbon từ carbon dioxide (CO2) bị chôn vùi dưới đáy biển, vai trò quan trọng của đại dương trong việc điều hòa khí nhà kính như CO2 – một yếu tố góp phần chính gây nóng lên toàn cầu; xác định các nguồn tài nguyên đại dương có thể được sử dụng làm thuốc chữa bệnh.

Gần đây hơn, các hoạt động của con người đã làm tăng đều đặn hàm lượng CO2 trong khí quyển; khoảng 30 – 40% lượng CO2 bổ sung được các đại dương hấp thụ, tạo thành axit cacbonic và làm giảm độ p
H (trước đây là 8,2, hiện nay dưới 8,1) thông qua quá trình axit hóa đại dương; dự báo, độ p
H dự kiến sẽ đạt 7,7 vào năm 2100.

Hải dương học Địa chất nghiên cứu cấu trúc của đáy đại dương, khám phá đáy đại dương và nhận thức những gì thay đổi trong cấu trúc vật chất đã hình thành nên các thung lũng, núi và hẻm núi. Kiến thức sâu rộng hơn về các đại dương trên thế giới cho phép các nhà khoa học dự đoán chính xác hơn, chẳng hạn như những thay đổi về thời tiết và khí hậu trong thời gian dài, đồng thời dẫn đến việc khám phá tài nguyên của Trái Đất hiệu quả hơn.

*

Hải dương học Vật lý nghiên cứu mối quan hệ giữa các đặc tính vật lý của đại dương, khí quyển, đáy biển và bờ biển – điều tra nhiệt độ đại dương, mật độ, sóng, dòng chảy, thủy triều, xoáy tạo xoáy, vận chuyển cát trên và ngoài bãi biển, xói mòn bờ biển và sự tương tác của khí quyển và đại dương tạo ra hệ thống thời tiết và khí hậu của chúng ta…

Nhiệm vụ của Hải dương học đương đại

Các nhà hải dương học giải quyết một loạt vấn đề bao gồm biến đổi khí hậu, suy giảm nghề cá, xói mòn bờ biển, phát triển các loại thuốc mới từ các nguồn tài nguyên biển và phát minh ra công nghệ mới để khám phá biển. Trên thực tế, các nhà khoa học đại dương và các công cụ của họ đã tiến bộ đến mức họ thậm chí có thể đo nhiệt độ, độ sâu và độ mặn của các đại dương từ không gian bằng vệ tinh. Các nhà hải dương học có nhiệm vụ quan trọng là theo dõi sự lưu thông của nước, sự di chuyển trên đất liền và khả năng tạo ra các đám mây mưa của chúng.

Cùng với các nhà khí tượng học, họ cung cấp thông tin về các trận lốc xoáy, sóng thần và bão sắp tới, gây nguy hiểm cho ô nhiễm ven biển. Một nhiệm vụ quan trọng khác của nhà khoa học đại dương là theo dõi chặt chẽ những thay đổi xảy ra trên bề mặt đại dương và ở các tầng sâu hơn để dự báo những thay đổi khí hậu và đánh dấu các khu vực sẵn có tài nguyên thiên nhiên. Kể từ năm 1970, vệ tinh đã có các cảm biến để đo và thu thập dữ liệu về tốc độ và hướng gió, điều kiện băng ở vùng cực, nhiệt độ bề mặt biển và sóng.

Chúng cũng cung cấp hình ảnh chất lượng cao (hình ảnh vệ tinh) của các đám mây, các đối tượng địa lý và nước. Các vệ tinh gửi dữ liệu hải dương học và khí quyển trong thời gian thực thông qua một hệ thống vệ tinh. Được thiết kế để xử lý các điều kiện khắc nghiệt hơn, các phương tiện không người lái tự hành cỡ nhỏ (AUV) hoạt động như tàu ngầm có thể lấy mẫu và hình ảnh chất lượng cao của đáy biển ở độ sâu hơn 5.000-6.000m. Chúng cũng có thể thu thập các mẫu đá, dung nham và nước.

Một trong những thiết bị hải dương học hữu ích nhất mà không ngại ngần gì là phao hải dương học, chủ yếu được neo đậu ở vùng biển nhiệt đới Thái Bình Dương. Ngày nay, hầu hết tất cả các thiết bị Hải dương học đều có cảm biến tích hợp để phát hiện nhiệt độ nước, độ mặn, oxy, CO2, chất diệp lục và mức độ ánh sáng. Những đặc tính vật lý này rất quan trọng đối với việc tạo ra sinh vật phù du, là chế độ ăn chính của nhiều loài động vật biển.

Xem thêm: Điểm Lại Lịch Sử Đối Đầu Anh Vs Đức Trước Vòng 1/8 Euro 2021

Mặc dù hàng trăm năm nghiên cứu, kiến thức về các đại dương vẫn còn hạn chế. Có rất nhiều loài sống trong đại dương, đang chờ được khám phá. Rong biển và các loài thực vật biển khác sống trong đại dương tạo ra khoảng 50% lượng oxy trong khí quyển. Thông qua Hải dương học, con người đã biết được một số sự thật đáng kinh ngạc về đại dương, mặc dù vẫn còn nhiều câu hỏi cần được giải đáp. Vì 70% diện tích Trái Đất được bao phủ bởi nước nên phần lớn diện tích của nó vẫn là một bí ẩn. Kích thước và độ sâu khổng lồ của nó sẽ thôi thúc các nhà khoa học khám phá những bí ẩn ẩn chứa trong đó./.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết Mua khám phá thế giới đại dương xanh, những bí ẩn của đại dương cần được khám phá . Đừng quên truy cập Chaolong TV kênh trực tiếp bóng đá số 1 Việt Nam hiện nay để có những phút giây thư giãn cùng trái bóng tròn !

By Chaolong TV

Chaolong TV trang web xem livestream bóng đá trực tiếp miễn phí tất cả các giải đấu hàng đầu thế giới. Xem bóng đá trực tiếp tốc độ cao chất lượng 4k, không quảng cáo, bình luận tiếng việt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *