Rate this post

Bonsai cây cảnh không chỉ có tính thẩm mỹ cao mà còn mang trong mình những ý nghĩa và triết lý mà người trồng muốn gửi gắm. Dưới đây là 101+ mẫu cây bonsai đẹp nhất Việt Nam và Thế Giới để gửi bạn tham khảo.

Bạn đang xem: Thế cây cảnh đẹp từ cổ điển đến hiện đại

Từ lâu tại các nước Đông Á nói chung và Việt Nam nói riêng đã có không ít người trồng cây bonsai. Đây là những loại cây trồng trong chậu cảnh được tạo dáng và cắt tỉa một cách kỳ công để tạo ra thế cây đẹp. Hiện nay có những cây bonsai đẹp nhất Việt Nam hay những cây bonsai đẹp nhất thế giới với giá hàng tỷ đồng là đủ để bạn thấy cây bonsai được ưa chuộng như thế nào rồi.

Bạn đang xem: Các the cây bonsai đẹp

Mục lục ẩn

Những cây bonsai mini đẹp nhất

Những cây cảnh bonsai mini là những loại cây trồng trong chậu có kích thước nhỏ. Chúng có ưu điểm là dễ di chuyển và đặt được tại nhiều vị trí khác nhau. Các loại cây bonsai mini đẹp và nhỏ xinh nên được khá nhiều người ưa thích. Những mẫu bonsai mini đẹp nhất phải kể đến những cây dưới đây.

Cây linh sam bonsai mini

Cây linh sam là thực vật thân gỗ chắc khỏe và có những đường xớ. Tại các nhánh cây mọc những lá nhỏ, xanh khá dày. Linh sam có hoa màu tím, mọc chùm nở quanh năm. Cây không chỉ đẹp mà còn có mùi hương thoang thoảng rất dễ chịu.

*

Thân cây chắc khỏe và có độ bền tốt nên rất thích hợp làm cây bonsai mini. Sau khi tiến hành uốn và tạo dáng cây từ khi còn bé, cây linh sam sẽ giữ dáng tốt mà không cần người trồng chăm sóc, chỉnh sửa quá nhiều.

Cây sung bonsai đẹp

Sung nổi tiếng là loại cây có sức sống bền bỉ và mãnh liệt. Cây sung khá dễ trồng, dễ tạo kiểu lại có lá cây tươi tốt với màu xanh sáng. Vì vậy đây là một trong những loại cây bonsai rất phổ biến.

*

Thông thường sung có thể uốn thành dáng trực hoặc dáng văn nhân đều có tính thẩm mỹ cao. Ngoài ra nó còn mang thông điệp về sự sung túc, đủ đầy nên được bài trí trong và ngoài nhà tại nhiều nơi.

Cây bonsai mini thông đen

Cây thông đen rất thích hợp để trồng làm cây bonsai nhỏ. Thân cây đen, chắc khỏe nhìn vô cùng mạnh mẽ. Lá cây màu xanh có dạng hình kim, mọc dài ra như những kim châm. Người dân Nhật Bản tôn vinh đây là cây bonsai mini đẹp nhất cũng bởi sự mạnh mẽ và vẻ đẹp cứng rắn của thông đen.

*

Thông thường cây thông đen bonsai có kích thước nhỏ nên hay được trồng làm cây bonsai mini. Hiện nay cây được trồng nhiều tại các khu vực thuộc TP. Hồ Chí Minh và Đà Lạt ở nước ta.

Cây sanh bonsai mini

Sanh là cây thân gỗ có tốc độ phát triển nhanh. Cây có tán lá xanh và rộng, một phần rễ nổi trên mặt đất tạo nên dáng cây đẹp và có tính thẩm mỹ cao. Người ta có thể khống chế kích thước cây để làm cây bonsai mini để bàn.

*

Cây sanh bonsai trồng trong nhà có ý nghĩa về sự sinh sôi nảy nở và mang lại bình an. Khi còn nhỏ cây khá dễ uốn thành các thế đẹp mắt với nhiều ý nghĩa. Kích thước của cây cũng nhỏ gọn và xinh xắn nên có thể để trên bàn làm việc hay phòng khách đều rất thích hợp.

Cây nguyệt quế bonsai đẹp

Nguyệt quế là loại cây to nhưng cũng có thể được trồng làm bonsai với kích thước nhỏ. Đây là thực vật thân gỗ có vỏ cây trắng, nhẵn bóng. Lá cây nguyệt quế xanh đẹp, hơi cứng nhìn khỏe mạnh và giàu sức sống. Cây có hoa màu trắng mang mùi hương thơm ngát.

*

Không chỉ có dáng cây đẹp, nguyệt quế còn có những ý nghĩa rất tích cực. Nổi tiếng nhất phải kể đến sự đại diện cho vinh quang và chiến thắng của nguyệt quế. Vì vậy đây là cây bonsai hay được trồng trong nhà để đem lại sự thành đạt, phú quý cho con người.

Cây bonsai để bàn đẹp

Cây bonsai để bàn cần có kích thước và trọng lượng vừa phải để không ảnh hưởng đến không gian của bàn. Những loại cây này không chỉ có dáng đẹp mà còn cần có màu sắc phù hợp với thiết kế trong nhà.

Cây hoa đỗ quyên bonsai

Hoa đỗ quyên với kích thước nhỏ rất phù hợp để bàn trong phòng khách và phòng làm việc. Hoa của cây có màu sắc rực rỡ như đỏ, hồng, cam,… kết hợp với dáng cây dịu dàng mềm mại tạo nên vẻ đẹp động lòng người.

*

Cây hoa đỗ quyên để bà tạo nên sự ấm áp cho không gian phòng khách. Sắc hoa đẹp tô điểm cho căn phòng tăng sự sang trọng và có tính thẩm mỹ cao. Đây là cây bonsai được coi là quốc hoa của Nepal nên vẻ đẹp của nó là không thể nghi ngờ.

Cây mai chiếu thủy bonsai

Cây mai chiếu thủy là cây thân gỗ có vỏ xù xì, có nhiều cành nhánh. Cây dễ uốn và cắt tỉa nên được trồng làm cây bonsai khá nhiều. Hoa mai chiếu thủy màu trắng, nở quanh năm và có mùi hương dịu nhẹ. Hoa thường hướng chúc xuống đất rất đặc biệt và được không ít người ưa chuộng.

*

Tuy có thân gỗ nhưng cây có thể được khống chế ở kích thước vừa phải. Đây là cây bonsai trong nhà để bàn đẹp vừa thơm lại có tính thẩm mỹ cao. Mai chiếu thủy dễ trồng và chăm sóc nên được trồng tại nhiều vùng trên cả nước.

Cây ngũ gia bì bonsai

Ngoài công dụng đuổi muỗi ra, ngũ gia bì cũng là cây bonsai để bàn khá phổ biến. Thân cây nhỏ nhưng cứng cáp với vỏ màu xám là yếu tố tuyệt vời để uốn cây nghệ thuật bonsai. Các lá cây xanh mướt, mọc chụm lại với nhau tại phần cuống và xòe ra như hình chân chim.

*

Đây là cây bonsai để bàn đẹp có mùi thơm nhẹ tạo không gian xanh và tự nhiên cho căn phòng. Trong phong thủy, ngũ gia bì giúp ổn định tài vận và gắn kết các thành viên trong gia đình. Vì vậy cây ngũ gia bì bonsai để bàn là sự lựa chọn khá hoàn hảo cho những người muốn trồng cây bonsai.

Cây thủy tùng bonsai

Cây thủy tùng là cây để bàn được ưa chuộng tại nước ta. Thân cây mảnh khảnh nhưng thực chất lại rất dẻo dai và bền bỉ. Lá rất nhỏ, có màu xanh sáng bắt mắt có tính thẩm mỹ cao. Thủy tùng khá gọn và nhỏ nên có thể đặt trên nhiều loại bàn với kích thước lớn nhỏ khác nhau.

*

Thủy tùng bonsai mang những ý nghĩa tốt đẹp đến cho con người. Cây đặt tại phòng khách sẽ tạo sự hài hòa và cân đối giữa các dòng khí phong thủy. Nhờ vậy cả khách và chủ đều cảm thấy thoải mái khi trò chuyện. Thủy tùng bonsai còn là hình ảnh ẩn dụ của sự mạnh mẽ, kiên cường giấu sâu bên trong thân xác mảnh mai khiến nhiều người yêu cây thích thú.

Cây lộc vừng bonsai đẹp

Lộc vừng là cây thân gỗ xanh tốt cực kỳ quen thuộc tại Việt Nam. Hoa lộc vừng có hai loại chính là màu đỏ mọc rủ xuống thành dải và màu trắng mọc thành chùm rất đẹp. Cây có thân, gốc đẹp và chắc khỏe nên được dùng làm cây bonsai từ lâu tại các nước châu Á.

*

Hoa lộc vừng thơm ngát lại có màu sắc rực rỡ nên được cho là loài cây may mắn mang lại tài lộc vào nhà. Đây là loại cây bonsai tượng trưng cho sự hưng thịnh và mang lại vượng khí cho người trồng.

Xem thêm :   Hé Lộ Cách Đi Du Lịch Sapa Tự Túc Chi Tiết Nhất Từ Trước Đến Nay

Cây dành dành bonsai

Loại cây bonsai để bàn tiếp theo là cây dành dành. Trong tự nhiên cây thuộc cây bụi cao khoảng 1-2m. Tuy nhiên người ta có thể khống chế kích thước của cây để phù hợp để bàn. Lá cây mọc đối với nhau 3 lá một có màu xanh và nhẵn bóng. Hoa dành dành nở to, có màu trắng và mùi hương thơm.

*

Cây dành dành tạo ra không gian đẹp cho phòng khách, phòng làm việc hay phòng ăn. Cây có lá mọc xum xuê và hoa trắng đẹp tăng tính thẩm mỹ cho nội bộ phòng. Tại nước ta, cây dành dành được trồng nhiều tại các tỉnh phía nam.

Cây kim ngân bonsai

Cây kim ngân nổi tiếng là cây phong thủy có rất nhiều ý nghĩa tốt về tiền bạc. Đây cũng là loại cây bonsai đẹp trang trí để trên bàn được ưa thích. Thông thường kim ngân để bàn có kích thước khá nhỏ để tiện di chuyển và bài trí.

*

Thân cây phình rất to với các cành nhỏ và lá xanh sẫm. Vì vậy cây mang lại cảm giác cực kỳ vững chãi và đầy đặn. Cây kim ngân bonsai để bàn không chỉ đẹp mà còn mang lại tiền tài và phú quý đến với người trồng.

Cây ăn quả bonsai đẹp

Những loại cây ăn quả bonsai có một điểm ưu việt so với những loại cây bonsai khác là có quả. Những trái cây đầy đặn giúp tăng tính thẩm mỹ cho cây lại có ý nghĩa và thông điệp của riêng mình.

Cây lựu bonsai

Cây lựu từ lâu là cây ăn quả được trồng tại nhiều nơi ở Việt Nam. Cây thân gỗ mọc thẳng có vỏ màu nâu sáng. Lá lựu hơi nhỏ và mọc khá xum xuê tươi tốt. Quả lựu có dạng tròn, mọc từ thân giữa đến ngọn cây. Khi chín quả lựu có màu đỏ đẹp mang lại sự may mắn và phúc lộc.

*

Cây lựu bonsai với kích thước dưới 1m được trồng trong nhà làm cảnh. Thân cây khi trưởng thành khá chắc khỏe nên lựu có thể được uốn thành nhiều thế cây đẹp. Trái lựu tròn, đỏ phối hợp rất hoàn hảo với những cành lá xanh tốt rất hợp thẩm mỹ. Đồng thời cây cũng là biểu tượng cho sự tròn trịa, viên mãn và hạnh phúc cho con người.

Cây vú sữa bonsai

Vú sữa là cây ăn quả thuộc họ hồng xiêm. Đây là loài thực vật thân gỗ thường xanh đẹp nên được sử dụng làm cây bonsai tại nước ta. Trung bình quả vú sữa to bằng khoảng nắm tay với lớp vỏ căng bóng và tròn trịa. Khi còn non trái vú sữa mang màu xanh và dần chuyển hồng nhạt.

*

Cây vú sữa trồng trong nhà mang lại hương thơm ngọt ngào, quyến rũ. Cành lá xanh tốt với những quả tròn trịa, căng mọng tạo nên vẻ đẹp đầy sức sống của cây. Vú sữa bonsai trồng làm cảnh trong hay ngoài nhà với thông điệp về sự đủ đầy và thịnh vượng.

Cây táo bonsai

Không chỉ là cây bonsai cảnh đẹp mắt mà cây táo bonsai còn có thể cung cấp quả làm thực phẩm cho con người. Với hình dáng vừa phải, cây táo bonsai có thể được trồng tại góc tường trong nhà hoặc tại sân vườn. Những trái táo đỏ đẹp vừa tô điểm cho cảnh sắc xung quanh lại có những ý nghĩa tốt với con người.

*

Các dáng cây bonsai đẹp nhất người chơi cây cảnh cần biết

Tùy theo cách uốn cây bonsai mà người chơi có thể tạo ra các dáng cây bonsai đẹp khác nhau. Mỗi dáng cây lại có một ý nghĩa và vẻ đẹp khác biệt. Dưới đây là 4 dáng cây bonsai đẹp và phổ biến nhất.

Dáng trực

Khi được uốn theo dáng trực, cây bonsai sẽ có thân thẳng đứng vuông góc với mặt đất. Nó được áp dụng nhiều trên các cây một thân thẳng và cứng tạo nên nét hiên ngang và mạnh mẽ.

*

Đây là thế cây cực kỳ phổ biến bởi dễ tạo và phù hợp với đặc tính sinh học của nhiều loại cây khác nhau. Một số loại cây bonsai dáng trực phải kể đến như: cây thông, cây si, cây sanh, cây tùng bồng lai, cây ngũ sắc bonsai,…

Dáng xiên

Dáng xiên hay còn gọi là dáng tà tạo nên cây nghiêng từ 20-70 độ so với mặt ngang. Cây dáng xiên nhìn rất mềm mại và duyên dáng nhưng cũng không mất đi sự mạnh mẽ. Đây là dáng cây đẹp được rất nhiều người ưa thích và sử dụng.

*

Cây dáng xiên gợi cho người nhìn cảm giác cây đã phải vượt qua nhiều cơn gió bão nên mới nghiêng xuống như vậy. Nó tạo cảm giác uyển chuyển và sức mạnh sinh tồn bền bỉ được ẩn dấu. Đa số các loại cây đều có thể trồng theo dáng nghiêng được nhưng cần chú ý sự chắc khỏe của phần rễ.

Dáng hoành

Với dáng hoành, cây bonsai lại có thân nằm ngang gần như song song với mặt đất. Dáng hoành tạo cảm quan khác lạ và khó quên đối với người thưởng thức. Tuy nhiên dáng cây này khá khó uốn và cần chọn lựa cây giống kỹ càng.

*

Cây bonsai dáng hoành mang nét mềm mại hòa lẫn sự cứng rắn. Nó như lời nhắn về tinh thần đấu tranh ngoan cường dù phải oằn mình xuống mặt đất nhưng vẫn mạnh mẽ tồn tại. Để uốn cây cần tiến hành cẩn thận, sử dụng những cây có độ mềm dẻo tốt và bộ rễ chắc khỏe để không bị bật rễ trong quá trình trồng.

Dáng huyền

Cây dáng huyền gần như chỉ có phần gốc ở trong chậu, thân cây trường qua mép chậu mọc nghiêng hướng về mặt đất nhìn như thác đổ. Ngọn và lá cây có xu hướng mọc hướng về phía trên tạo nên tính thẩm mỹ cao. Dáng cây mềm mại và uyển chuyển nhưng lại mang một sức sống mãnh liệt.

*

Để tạo cây dáng huyền cần có chuyên gia giàu kinh nghiệm và tiến hành cẩn thận. Vì thân cây bị uốn một góc cực lớn nên cây giống cần dẻo dai và khỏe mạnh.

Một số thế cây bonsai đẹp

Thùy theo từng loại cây mà người trồng có thể lựa chọn các thế bonsai đẹp khác nhau. Những cây bonsai đẹp đều có thế cây phù hợp. Dưới đây là các thế cây bonsai đẹp bạn có thể tham khảo.

Thế nhất trụ kình thiên

Thế nhất trụ kình thiên được uốn theo dáng trực thẳng đứng. Những cây uốn thế này tạo cảm giác khỏe mạnh, vững chắc và thể hiện sự hiên ngang bất khuất.

*

Để tạo nên thế cây nhất trụ kình thiên, cần cây khỏe mạnh, cứng cáp. Tiến hành cắt tỉa sao cho thân cây thẳng đứng và lỗ hoàn toàn thân cây. Chỉ lưu lại phần cành lá tập chung nhiều trên đỉnh cây để giữ sự xanh tốt.

Thế tam đa

Thế tam đa tượng trưng cho tam tài thiên, địa, nhân hoặc tam phúc phúc, lộc, thọ. Cây cũng được uốn theo dáng trực nhưng sẽ có 3 tầng lá tròn nhỏ dần về phía đỉnh. Đây là thế cây mang lại nhiều phúc lộc nên được ưa chuộng tại nhiều nơi.

Thế bạt phong

Đúng như tên gọi, cây trồng thế bạt phong nhìn như bị gió lớn thổi nghiêng. Thông thường những cây bonsai này đều được trồng theo dáng xiên.

*

Khi uốn cần làm cây có độ nghiêng vừa phải và có độ cong tự nhiên. Các cành lá của cây cũng cần được cắt tỉa cẩn thận để tạo cảm giác cây đang bị gió thổi mạnh.

Thế long thăng

Thế long thăng có 2 kiểu là uốn hình đầu rồng trên đỉnh hoặc dưới gốc cây. Thân cây uốn lượn thành 3 khúc như con rồng đang bay lên trời. Những cành cây thường mọc ngang và được cắt tỉa để nhìn như chân rồng. Những đường cong trên thân cây phải mềm mại và uyển chuyển để tạo cảm giác sinh động cho người xem.

*

Thế phượng vũ

Thế phượng vũ uốn cây bonsai thành hình tượng con chim phượng hoàng đang bay múa. Thường phải chọn loại cây có rễ nổi để tạo dáng 2 rễ lớn nổi lên biểu tượng cho chân chim phượng. Thân cây hơi nghiêng về một bên với cành lá uyển chuyển như cánh phượng hoàng.

*

Ngọn cây thế phượng vũ được tạo dáng nghiêng quay đầu thay cho phần đầu và cổ chim phượng. Đây là phần quan trọng nhất bởi nó cần sự mềm mại và tự nhiên hết mức để tạo nên cái thần của chim phượng hoàng.

Thế thác đổ

Thế cây này ít thấy bởi sự khắt khe trong quá trình uốn và thời gian uốn cây không hề ngắn. Thế thác đổ được uốn theo dáng huyền với thân cây mọc chúc xuống mặt đất.

Xem thêm :   Kinh Nghiệm Du Lịch Đảo Lý Sơn 2 Ngày 1 Đêm Tự Túc, Chi Tiết

Dáng cây được uốn tự nhiên với những đường cong mềm mại. Những cành lá mọc hướng lên trên được sắp xếp thành từng tầng đan xen để tăng nét thẩm mỹ. Thường chậu cây phải khá dài để cây có khoảng không mọc hướng xuống và rễ đâm sâu giữ vững thân cây.

*

Ngoài những thế cây trên còn rất nhiều những thế cây đẹp mang phong cách cổ điển và hiện đại như thế phụ tử, thế bạt phong hồi đầu, thế song long tranh châu, thế long mã hồi đầu,…

Cách trồng và chăm sóc cây bonsai

Cây bonsai thường có tuổi thọ lâu dài và quá trình uốn cây khá kỳ công. Mỗi loại cây lại có một điều kiện trồng và dáng uốn phù hợp khác nhau. Những người mới học chơi bonsai thường dễ sai lầm và gặp nhiều trắc trở nếu trồng cây từ nhỏ.

Vì vậy nếu mới chơi bạn không nên tự trồng mà hãy đến cửa hàng mua những cây bonsai đã được tạo dáng một cách tương đối. Cách này ít tốn thời gian, công sức lại dễ uốn những khá tốn kém so với tự gieo hạt. Bạn cũng cần tránh mua những gốc cây bonsai giả có chất lượng kém.

*

Cây bonsai được uốn và cắt tỉa theo ý muốn của người trồng. Vì vậy phần nào sức sống của cây cũng bị ảnh hưởng. Trong quá trình chăm sóc cây, cần lưu ý một số yếu tố sau đây để cây giữ dáng và khỏe mạnh.

Ánh sáng

Nhu cầu anh sáng của từng loại cây khác nhau. Dáng cây được uốn như thế nào cũng ảnh hưởng đến khả năng quang hợp và thích ứng với ánh sáng của cây. Tuy vậy phần lớn cây bonsai là những cây thân gỗ nên sinh trưởng tốt tại nơi có nhiều ánh sáng.

Vào những ngày nhiều nắng và nhiệt độ cao hoặc trời rét, người trồng cần bảo vệ cây bằng cách che nắng hoặc mang cây vào để trong nhà. Bởi nhiệt độ khắc nghiệt có thể làm hỏng lá và chết cây.

Nước và dinh dưỡng

Dựa theo loại cây mà người trồng cần cung cấp lượng nước tưới phù hợp. Đa phần các cây bonsai nên được tưới ẩm để hấp thu tốt chất dinh dưỡng.

Cây bonsai cần luôn được đảm bảo về lượng dinh dưỡng để khỏe mạnh. Nếu cây thiếu chất có thể yếu rễ khiến cây bị bật gốc. Nhất là những cây dáng huyền hay thế thác đổ. Vì vậy chú ý quan sát chất lượng đất để bón phân kịp thời là vô cùng quan trọng.

Những kiến thức về cây cảnh bonsai đẹp trên đây hy vọng đã làm bạn hài lòng. Để tự trồng và chăm sóc cây bonsai, bạn tốt nhất nên tham khảo lời khuyên của các chuyên gia cây cảnh để có được những trải nghiệm tốt và đúng đắn nhất.

Phân loại cây dáng thế dựa vào dáng thế cây và số lượng cây trên gốc mà người ta chia thành các loại như sau:

1. Dáng cơ bản

1.1. Dáng trực là gì?

Cây dáng trực là cây có trục thân cây thẳng góc với mặt đất (thế đứng) α = 0o(nhìn tổng thể giữa ngọn và gốc hình thành đường thẳng hoặc gần thẳng đứng).

* Ý nghĩa của cây cảnh dáng trực: Dáng trực trong nghệ thuật cây cảnh nó được nghệ thuật hoá để ẩn dụ thế hiên ngang, bất khuất…

*

Cây thông dáng trực thế trượng phu

*

Cây si dáng trực vàcây sanhdáng trực

1.2. Dáng xiên (xiêu)/nghiêng hay dáng tà là gì?

Là dáng mà trục của thân cây hơi nghiêng so với phương nằm ngang khoảng α = 20o- 70o.

* Ý nghĩa của cây dáng xiêu: Ngoài thiên nhiên những cây này gặp trắc trở, thiên tai làm đổ nghiêng nhưng cây vẫn sống và vươn lên.

Về mặt thẩm mỹ các cây có dáng xiêu thường trông rất mềm mại, duyên dáng nhã nhặn, thường thể hiện hình tượng của người phụ nữ.

*

Cây Sanh dáng nghiêng và cây Hoa giấy dáng nghiêng

*

Cây Sanh dáng nghiêng cành phóngvà Cây Sanh dáng nghiêng

1.3. Dáng hoành là gì?

Dáng hoành là là dáng cây mà trục của thân cây nằm ngang so với mặt chậu.

Ý nghĩa của cây cảnh dáng hoành: Dáng hoành ở ngoài tự nhiên thường là những cây có điều kiện sống khó khăn nhưng cây vẫn sống và nảy lộc đâm chồi (cây nằm ngang trên mặt đất α = 70 ≤ 90o)

* Về thẩm mỹ: Dáng cây này khá khác thường, ngoạn mục biểu hiện sự mềm mại dịu dáng, duyên dáng…

*

Cây Hoa giấy dáng hoành

*

Cây Cần thăng dáng hoành và Cây Sanh dáng hoành

3.1.4. Dáng huyền là gì?

Cây dáng huyền là cây có gốc trong chậu nhưng thân cây trườn qua mép chậu đổ xuống phía dưới như dòng thác đổ. Ngọn cây dài hơn đáy chậu và có xu hướng ngóc lên. Cây mọc vách đá α > 90o.

*

Cây sanh dáng huyền và Cây Hoa giấy dáng huyền

* Ý nghĩa của cây cảnh dáng huyền: Ngoài thiên nhiên những cây này thường sống trong điều kiện khí hậu nghiệt ngã nhất (cây ở sườn núi, vách đá…) nhưng cây vẫn có thể sống, gốc cây bám chắc vào đá, treo leo giữa trười mây, ngọn cây vươn lên tạo hình ảnh của sự kiên trì nhẫn nại vượt qua phong ba bão táp hướng tới tương lai phát triển.

Về mặt thẩm mỹ: Dáng cây thể hiện sự mềm mại, dịu dàng, sự tươi trẻ… song tiềm ẩn một sức sống mãnh liệt.

*

Tìm hiểu thêm >

2. Một số thế cơ bản của cây cảnh, bonsai

2.1 Thế từ cây một thân

a. Thế trượng phu

*

Tùng la hán thế trượng phu

Cây dáng trực thân nhỏ đều từ gốc đến ngọn, bộ rễ to, khoẻ, vững trắc. cây có 2 hoặc 4 cành và ngọn, cành số 1 có chiều dài bằng 2/3 chiều cao của cây.

Cây trong chậu nhưng có cảm giác cao ngút ở đại ngàn phỏng theo cây thông ngạo nghễ, hiên ngang đứng trên núi cao. Cây nói nên khí tiết của đấng trượng phu, thẳng thắn, cương trực…

b. Thế nhất trụ kình thiên

Là cây dáng trực, khoẻ khoắn, vững chắc, cành và ngọn tập trung ở trên cao, để lộ thân cây to cho ta một cảm giác khoẻ khoắn.

Ý nghĩa nói về thế lực nhỏ bé nhưng dũng ảm chống lại thế lực tiêu cực rất to lớn

*

Cây sanh thế nhất trụ kình thiên

c. Thế tam đa (Phúc – Lộc – Thọ)

Tam đa gồm: đa phúc (nhiều con), đa lộc (nhiều tiền của), đa thọ (sống lâu). Đó là ước muốn chung của con người xa xưa.

Thế được tạo hình từ cây 2 cành 1 ngọn (cây 3 thân cũng gọi là thế tam đa). Kiểu cổ các tán được cắt tả tròn trịa như hình đĩa xôi, theo quan niện quả phúc thì phải tròn. Ngày nay, cành và ngọn đã được cắt tỉa phóng thoáng, linh hoạt, tự nhiên hơn và dáng sử dụng là trực biến hoá.

*

Thế tam đa

– Ngày nay, quan niệm về thế tam đa cũng thay đổi:

“Nhiều con – Túng thiếu – Giảm thọ

Ít con – Dư dật – Trường thọ”

d. Thế ngũ phúc

Cây thế ngũ phúc (4 cành 1 ngọn) cũng tương tự như cây tam đa. Thế này thường ở dáng trực biến hoá Thế tam đa và thế ngũ phúc đi đôi với nhau, hai thế này đều là cây trực thọ, cây ngũ phúc năm tầng, có thể uốn như cây tam đa rồi nuôi thêm hai tán nữa y như vậy là đạt

*

Thế ngũ phúc

Nhưng cũng có thể đối thành 5 tầng theo lối chiết chi tứ diện cũng được. Thế ngũ phúc to cao đẹp hơn thế Phước, Lộc, Thọ, ý muốn chúc tụng cao hơn nữa là Phước, Lộc, Thọ, An, Khang, nghĩa là có phúc, tốt lành may mắn, có lộc giàu có nhiều ruộng đất, có thọ là sống lâu trăm tuổi, An là sống yên ổn không bị xáo trộn, có khang là vui vẻ, chết êm ải thoải mái. Đúng là câu chúc tụng đầy đủ đẹp đẽ nhất.

e. Thế bạt phong

*

Thế bạt phong

Thường là cây dáng xiêu, thường gọi là xiêu phong. Trong tạo hình các nhánh, cành được kéo xuôi về phía sau trái chiều với dáng của cây. Các tán thưa, rõ tán, nhánh, cành lượn sóng có cảm giác gió đang thổi mạnh

Thế cây như một con người đang vượt qua bão táp để đi tới đích, nói nên khí phách quả cảm, ý chí kiên cường của con ngời trước mọi bão táp của cuộc đời.

f. Thế bạt phong hồi đầu

– Tương tự như thế bạt phong chỉ khác là cổ cây quặt về phía sau, ý nghĩa thể hiện con người cố gắng vượt qua bão táp nhưng còn ngoảnh nhìn về phía sau đầy lưu luyến và hứa hẹn đối với quê hương.

*

Thế bạt phong hồi đầu

g. Thế long thăng

-Cách thứ nhất: Uốn đầu rồng ở trên ngọn cây. Cách này hợp lý vì rồng bay lên thì đầu phải ở trên, nhưng rất khó uốn, làm sao ngọn cây nhỏ hơn gốc cây mà uốn đầu nằm trên ngọn cho đạt. Rồng lúc nào cũng đầu to, đuôi nhỏ, cho nên phải tìm cách cưa cắt cách nào để cho đầu rồng to, lại thêm mũi miệng nữa thật là khó tạo dáng cho đẹp. Thân rồng thì dễ, chỉ cần uốn cong cong, các nhánh làm chân làm mây ôm lấy thân cây không mấy khó, nhiều người vẫn uốn được.

Xem thêm :   Vẽ Tranh Thiên Nhiên Đơn Giản Mà Đẹp, Tự Vẽ Tranh Phong Cảnh Thiên Nhiên Đơn Giản Nhất

– Cách thứ hai: Thăng lên nhưng đầu năm dưới gốc cây, phải tạo dáng làm sao khi nhìn là thấy rồng cất đầu bay lên mới tài. Phải tạo dáng cho rồng vươn lên, mắt, mũi, miệng xừng lên, hai chân trước làm hai chân vươn móng chòm lên, hai chân sau hạ thấp đuôi vẫy đập để cất cánh bay bổng lên. Nghệ thuật trong thăng là thân mình phải quật khởi mới mới đúng điệu.

*

Thế Long thăng

Thế này đẹp hơn vì đầu to đuôi nhỏ, tàn nhánh cân đối. Thế này tượng trưng cho lòng cương quyết, lúc nào cũng vươn lên tiến bộ.

h. Thế thác đổ

*

Thế thác đổ

Thế này cây cảnh cổ ít có thấy, là thế huyền độc thụ thân nằm bò qua miệng chậu, như bị trận cuồng phong xô ngã xuống ao, nên ngọn cây bẻ cong, thòng xuống thấp hơn đáy chậu. Dáng thật mềm mại uốn cong hợp lý theo luật hồi đầu tự nhiên, vươn lên lúp búp có từng bậc rất đẹp, biểu hiện cho sức sống làm cho người xem có cảm giác dễ chịu.

i. Thế Hạc lập

Thế này biến đổi từ thế phượng vũ, nhưng hai cánh không xòe ra, đầu ngẩng lên cao hơn nữa, đuôi cũng không xòe ra, cành hầu cũng ôm lấy thân cây làm cho mình chim hạc hơi dài ra, ngọn vươn cao và hồi đầu hạ để làm mỏ hạc. Thế này gọn gàng, nhưng oai vệ rất đẹp. Biểu hiện lòng tự tin, tính khiêm tốn, nhưng nhất định sẽ thành công.

*

Thế Hạc lập

k. Thế phượng vũ

Thế này sửa theo dáng hình chim phượng đang múa. Là cây độc phụ chân phượng có hai rễ nổi cao lên thành 2 chân, thân ngắn vặt làm mình ngọn hồi đầu làm đầu chim. Cành thứ nhất uốn xèo ra phía sau làm đuôi chim, hai cành tả hữu uốn xèo ra thành hình cánh chim đang múa, đây là phân hay dở của nghệ nhân, phải uốn sao cho uyển chuyển mềm mại như cánh chim múa. Cành phụ che thân làm hầu, ức ngắn gọn. Thế này phải có nét mỹ thuật, khi nhìn là biết chim phượng bay múa, tượng trưng cho tính yêu đời vui tươi.

*

Thế phượng vũ

2.2 Thế từ cây 2 thân một gốc

a. Cây thế phụ tử, mẫu tử

Cách làm cây: Cây có 2 thân cùng gốc. Đường kính thân cây con tối đa bằng 2/3 đường kính cây cha mẹ. Chiều cao thân cây con không vợt quá 1/2 chiều cao cây cha mẹ

*

Thế phụ tử

+ Cây thế phụ tử có dáng trực, khoẻ khoắn. Thân con thường ở giữa canh số 1 và số 2

*

Thế mẫu tử

+ Cây thế mẫu tử có dáng xiêu, mềm mại, uyển chuyển.

+ Vị trí thân cây con không bị các cành của thân cha mẹ che lấp

+ Thân cha mẹ có thể lấy 2 hoặc 4 cành 1 ngọn tuỳ theo nét đi của cha mẹ. Thân tử sẽ phân cành ngọn tuỳ theo cành ngọn của cha mẹ làm sao cho tổng số cành của 2 thân là số lẻ.

*

Tìm hiểu thêm >

b. Cây thế huynh đệ

Người chơi cây thế quan tâm tìm những cây hai thân một gốc để tạo thế huynh đệ với ý nghĩa về giáo dục đạo đức. Ông cha ta có câu

“Quyền huynh thế phụ – Anh thay mặt cha

Huynh đệ như thủ túc – Anh em như chân tay”

– Yêu cầu đối với thế này

+ Chạc cây liền cùng với gốc

+ Chạc cây phải khép sát nhau

+ Độ lớn và chiều cao hai cây vào khoảng một 10 một 8

– Chú ý:

+ 2 cây dáng trực, khoẻ khoắn – anh em trai

+ Thân to thẳng khoẻ, thân nhỏ mềm mại – Anh trai, em gái…

*

Cây Tùng cối – Thế Huynh đệ và Sanh – Thế huynh đệ đồng khoa

*

Cây Bỏng lẻ – Thế tỷ muội và cây Ngâu – Thế tỷ muội

2.3 Những thế từ cây môṭ gốc ba thân hoăc̣ ba thân trồng ghép trởlên

a. Thế tam đa.

Theo truyện dân gian TQ, thì Phúc – Lộc – Thọ là 3 vị thần chăm lo cho dân về các mặt phúc, lộc, thọ có tên là “Phúc tinh, Lộc tinh và Thọ tinh” Cấu tạo của thế này là cây 1 gốc 3 thân hoặc 3 cây trồng ghép lại hoặc 3 cây liền nhau qua bộ rễ (liên căn)

*

Thế tam đa

b. Thế Ngũ phúc

Cây 1 thân 5 tán (4 cành, 1 tán) hoặc là cây 1 gốc 5 thân (trồng ghép) thể hiện: Phúc, Lộc, Thọ, Khang, Ninh

Thế này trồng bằng năm cảnh trong một cái chậu hay cái khay to làm cảnh núi rừng, mỗi cây có một dáng riêng biệt có thể đứng hết, hoặc cây đứng cây xiêu, cây nằm, nhưng phải có lớn có nhỏ như sơn thủy mới đẹp

*

Thế ngũ phúc

Thân cành nhánh phải hài hòa, làm sao có tính cách giao chi, hỗ tương với nhau, nếu thiếu một cây thì thấy không đẹp.

c. Thế rừng cây

Các cây cao thấp khác nhau được trồng sao cho nhìn giống như 1 khu rừng.

*

Thế rừng cây

2.4. Một số thế khác

a. Thế lưỡng long tranh châu

Thế này phải uốn với song thọ trồng chung vào một chậu, uốn đối xứng thành hai con rồng uốn khúc, giao đầu tranh hạt minh châu nằm ở giữa.

*

Thế lưỡng long tranh châu

b. Thế long đàn phượng vũ

Thế này bay bướm hơn, có nghĩa là chim phượng hoàng múa trên mình rồng. Đây là thế có thể uốn với một cây, hoặc hai cây trồng chung một chậu. Phải cây cổ thụ gốc to, uốn nằm trên miệng chậu, gốc ngẩng lên làm đầu rồng.

Thân uốn cong hạ thấp, các chi xòe ra bốn phía làm chân và mây, ngọn ngã về phía sau làm đuôi rồng, cây thứ hai có hai rễ chẻ ra làm chân phượng,thân ngã ngang qua ôm lấy mình rồng, các cành hậu thân uốn làm đầu và đuôi chim phượng, hai cành tả hữu xòe ra làm hai cánh chim uốn với dáng đang múa, ngọn làm mây.

Thế này uốn cho thật dịu dàng mềm mại như phượng đang múa, tán nhánh xòe ra, trên mình rồng uốn khúc nhịp nhàng, thế chim phượng múa trên lưng rồng là tuyệt đẹp, biểu tượng cho quyền uy của vua chúa, ngày xưa chỉ có ở trong cung đình.

*

Thế long đàn phượng vũ

c. Thế bàn hổ phục

Thế này cũng có thể uốn với một cây cảnh to có hai thân hoặc với hai cây trồng chung một chậu. Thế long bàn hổ phục có nghĩa là rồng nằm uốn khúc và hổ cũng nằm sát đất chịu khuất phục để chầu chủ nhân.

Thế này rất khó uốn, phải có bộ rễ thành hình chân thú nằm xòe ra phía trước, tả thanh long, hữu bạch hổ, hai chân hổ chồm ra, hai chân rồng ngấu xuống: cây thanh long, gốc nằm trên mặt chậu, đầu ngẩng lên, thân uốn cong làm mình rồng, cành tả hữu uốn theo lối chiết chi làm mây, hai cành trước sau làm chân xòe móng ra, ngọn hồi đầu làm đuôi, uốn dáng mềm dẻo, uỷên chuyển

Cây bên phải, gốc thân bò trường lên chậu, đầu cúi mọp xuống, các chi tỉa nhỏ ôm lấy thân để trang trí, ngọn vươn lên làm đuôi, tỉa theo tàn chổi nhỏ. Thế long bàn hổ phục có hình dáng nằm chầu khuất phục hiền hòa, nhưng không kém phần uy nghi, biểu tượng cho quyền.

*

Thế bàn hổ phục

d. Thế long mã hồi đầu

Thế này gồm hai cây to riêng biệt hay cùng gốc, nhưng một cây cao một cây thấp, rễ xòe ra theo chân thú, cây thấp thân to, ngắn nằm ngang, ngọn làm đầu ngẩng lên, không tán nhánh, tạo dáng con ngựa nằm quay đầu trở lên.

Xem thêm: Top 5 App Giải Bài Tập Tiếng Anh Theo Yêu Cầu Tốt Nhất, Top 10 Giải Bài Tập Tiếng Anh Theo Yêu Cầu

Cây cao uốn thân long, cong cong văn vẹo, phân chi theo lối tứ diện, xòe ra bốn phía làm chân và mây, ngọn uốn tán to như bông sen rồi bẻ cúp xuống làm đầu rồng quay trở lại. Thế này rất khó uốn, phải lựa những cây mềm dẻo, có nhiều rễ để uốn chân thú nằm xòe ra như chân ngựa, uốn làm sao cho khỏi phải giải thích người khác xem mà biết mới hay, cho hài hòa mới đẹp.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết Thế cây cảnh đẹp từ cổ điển đến hiện đại, 101 mẫu cây bonsai đẹp nhất việt nam và thế giới . Đừng quên truy cập Chaolong TV kênh trực tiếp bóng đá số 1 Việt Nam hiện nay để có những phút giây thư giãn cùng trái bóng tròn !

By Chaolong TV

Chaolong TV trang web xem livestream bóng đá trực tiếp miễn phí tất cả các giải đấu hàng đầu thế giới. Xem bóng đá trực tiếp tốc độ cao chất lượng 4k, không quảng cáo, bình luận tiếng việt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *