Rate this post

Những năm gần đây, đội tuyển bóng đá Việt Nam đã tạo ra các màn trình diễn tuyệt vời dành cho người hâm mộ. Việc liên tục tạo lập thành tích khủng đã làm cho những trận đấu luôn nhận được sự quan tâm, theo dõi, cổ vũ nồng nhiệt của hầu hết người dân trong và ngoài nước. Cũng chính vì điều này đã tạo thêm động lực to lớn cho các cầu thủ để họ tiếp tục cống hiến và mang đến những pha ghi bàn đẹp mắt. Tuy nhiên, liệu bạn đã biết về lịch sử bóng đá việt Nam qua các thời kỳ và sự nỗ lực của đội tuyển để có được những thành công như hôm nay?

*

Mục lục bài viết

Thời kỳ sơ khai và đầu tiên (1896 – 1945)

Bóng đá Việt Nam được ra đời từ thời Pháp thuộc vào những năm 1896. Trong thời gian đầu, môn thể thao này chỉ được chơi phổ biến trong giới quan chức, binh lính Pháp và thương nhân. Sau này, người Pháp đã thực hiện hoạt động khuyến khích nhân dân Việt Nam chơi bóng đá và một số môn khác để họ không còn dành sự quan tâm đến chính trị. Vậy nên, bóng đá dần được lan truyền rộng hơn, phổ biến chủ yếu ở miền Bắc và miền Trung. Ngày 20 tháng 7 năm 1908, trận bóng đầu tiên giữa hai đội tuyển thuần cầu thủ là người Việt đã diễn ra và được đưa tin trên tờ Lục tỉnh Tân văn. Đến năm 1925, cuốn sách hướng dẫn bóng đá được viết bởi bác sĩ Phạm Văn Tiêm ra đời và thu hút nhiều sự quan tâm của giới trẻ Việt lúc bấy giờ.

Bạn đang xem: Lịch sử bóng đá việt nam

Năm 1928, tại Sài Gòn đã thành lập Tổng cục thể thao An Nam. Cùng năm ấy, đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Namlần đầu tiên được cử đi thi đấu tại Singapore. Sau thời gian này, tinh thần thể thao của người dân ngày càng tăng cao đã dẫn đến nhiều câu lạc bộ bóng đá địa phương ở miền Bắc và miền Nam được thành lập. Dù vậy, phải đến sau Thế chiến II thì các câu lạc bộ mới trở nên có tổ chức và hoạt động quy củ hơn. Dù nước ta giành độc lập từ năm 1945 nhưng vì những dư âm còn để lại sau cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc đã làm cho bóng đá Việt Nam mất nhiều cơ hội phát triển.

*

Thời kỳ khó khăn và chiến tranh (1945 – 1991)

Ngày 19 tháng 2 năm 1946, chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến sau khi Pháp đưa ra một tối hậu thư khiến các thỏa thuận hòa bình giữa hai nước bị vô hiệu hóa. Do tình hình chiến tranh đang trong giai đoạn căng thẳng, các hoạt động liên quan đến bóng đá tại nước ta cũng bị ngừng lại. Mới giành được độc lập không lâu nhưng Việt Nam lại phải bước vào cuộc chiến mới nên vẫn chưa kịp thành lập một đội tuyển quốc gia chính thức.

Sau năm 1954, cuộc chiến với Pháp kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ và Việt Nam bị chia cắt thành hai miền Nam – Bắc. Điều này đã dẫn đến việc nước ta có hai đội tuyển song song cùng tồn tại đó là đội tuyển Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở phía Bắc và đội tuyển Việt Nam Cộng hòa ở phía Nam. Đến năm 1961, Hội bóng đá Việt Nam là tiền thân của Liên đoàn bóng đá Việt Nam được thành lập và tham gia FIFA từ năm 1964. Còn ở miền Nam, Hội Túc cầu giáo cũng được thành lập và tham gia FIFA, AFC.

Đội tuyển Việt Nam Cộng hòa đã hai lần tham gia AFC Asian Cup vào năm 1956, 1960 và đều dừng chân tại vị trí thứ 4. Năm 1959, đội Việt Nam Cộng hòa đã vô địch Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Game) lần đầu tiên tại Thái Lan. Bên cạnh đó, năm 1966 đội tuyển cũng giành chức vô địch giải bóng đá giao hữu Merdeka tại Malaysia, 6 lần vô địch giải giao hữu Cúp Quốc Khánh và Cúp quân đội Thái Lan vào năm 1974. Mặc dù có nhiều giải thưởng nhưng đội tuyển cũng chỉ được đánh giá mạnh ở khu vực chứ chưa thể vươn ra châu lục. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Cộng hòa Miền Nam Việt Nam tiếp quản nền bóng đá, bắt đầu đưa đội tuyển đi thi đấu quốc tế tầm khu vực và châu lục.

Xem thêm :   Serum Trị Mụn Thảo Mộc Xanh Đặc Trị Mụn Thâm 100 Thiên Nhiên

Đội tuyển Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì có ít hoạt động hơn, chủ yếu chỉ tham gia các giải được tổ chức ở những nước xã hội chủ nghĩa từ năm 1956 – 1966. Năm 1956, đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã có chuyến thi đấu quốc tế lần đầu tiên tại Trung Quốc. Đến năm 1962, đội bóng đã tham gia giải GANEFO đầu tiên tại Indonesia và năm 1966 tại Campuchia. Dù ít tham dự các giải đấu quốc tế nhưng hệ thống bóng đá nội địa tại miền Bắc vẫn có sự phát triển tích cực khi thường xuyên tổ chức giải vô địch quốc gia, số lượng đội bóng tham gia đông đảo và có sự phân hạng đầy đủ.

Sau cuộc Tổng tuyển cử năm 1976, khi hai miền Nam – Bắc tái thống nhất về mặt nhà nước và hình thành nên nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì hai đội tuyển quốc gia cũng được hợp nhất. Ngày 7 tháng 11 năm 1976, trận đấu giữa Tổng cục Đường sắt và Cảng Sài Gòn được xem là dấu mốc để đánh dấu sự hợp nhất chính thức của bóng đá hai miền Nam – Bắc.

Từ năm 1976 – 1991, sự phát triển của bóng đá Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn. Dù các giải đấu trong nước vẫn được tổ chức và diễn ra đều đặn nhưng đội tuyển bóng đá Việt Nam trong thời gian này lại không tham gia các giải đấu trong khu vực và quốc tế. Năm 1989, liên đoàn bóng đá mới được thành lập sau khi nước ta bắt đầu công cuộc cải cách đổi mới mang tính cách mạng. Tháng 8 năm 1989, tại Đại hội lần thứ nhất của Liên đoàn bóng đá diễn ra tại Hà Nội đã tuyên bố thành lập Liên đoàn bóng đá Việt Nam.

*

Thời kỳ đổi mới và tái phát triển (1991 – 2014)

Từ SEA Game 1991, đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam chính thức tham gia trở lại các giải đấu quốc tế. Năm 1996, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của AFF. Khi tham gia Tiger Cup lần đầu tiên, đội tuyển đã dừng chân ở vị trí thứ ba. Năm 1998, Việt Nam đăng cai Tiger Cup và đã để thua 0 – 1 trong trận chung kết với Singapore. Từ năm 2000 – 2007, các cầu thủ liên tục tham gia giành cúp vô địch Đông Nam Á nhưng đều bị loại ở vòng bảng hoặc thua ở vòng bán kết. Đến năm 1999, Việt Nam là đội chủ nhà của Dunhill Cup – Một giải đấu dành cho các cầu thủ cao cấp lứa U23 và đã bị loại ở bán kết trước thất bại 1 – 4 với Trung Quốc.

Năm 2007, Việt Nam, Indonesia, Malaysia và Thái Lan đăng cai AFC Asian Cup. Nước ta trở thành đội chủ nhà và là đội Đông Nam Á duy nhất lọt vào tứ kết sau khi để thua Iraq 0 – 2. Năm 2008, đội tuyển lần đầu tiên giành chức vô địch AFF kể từ khi tái hội nhập bóng đá toàn cầu. Đến cuối năm 2011, Việt Nam xếp thứ 99 trong top 100 FIFA sau 7 năm và dẫn đầu Đông Nam Á trong bảng xếp hạng.

Tuy nhiên, từ năm 2009 – 2014 được xem là thời kỳ suy thoái của bóng đá Việt Nam. Đội bóng đã tham dự vòng loại World Cup 2010, 2014 và Asian Cup 2015 nhưng đều bị loại từ rất sớm. Ngoài vòng loại châu lục, Việt Nam cũng đã sa sút ở các giải đấu khu vực khi thậm chí còn bị loại ở vòng bảng.

*

Thời kỳ tái thiết (2014 – 2017)

Từ năm 2014 – 2016, đội tuyển quốc gia Việt Nam và đội U23 dưới sự dẫn dắt của huấn luyện viên Miura Toshiya đã tạo ra những thay đổi đáng kể. Tại giải AFF Cup 2014, đội bóng đã có thành tích tốt khi dừng chân ở trận bán kết với Malaysia. Tuy nhiên, ở vòng World Cup 2018, đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam đã có nhiều trận thua liên tiếp và nhận phải sự chỉ trích nặng nề. Tại Olympic Rio, sau khu U23 Việt Nam không vượt qua được vòng loại, huấn luyện viên Miura Toshiya đã bị VFF sa thải, niềm hi vọng lúc này được đặt trên vai huấn luyện viên Nguyễn Hữu Thắng.

Tại AFF Cup 2016, dưới sự dẫn dắt của huấn luyện viên Nguyễn Hữu Thắng, đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam đã một lần nữa vào được vòng bán kết nhưng rồi phải chịu thua trước Malaysia với tỷ số 3 – 4 trong cả hai lượt. Sau SEA Game 2017, huấn luyện viên Nguyễn Hữu Thắng đã phải từ chức khi đội tuyển U22 Việt Nam bị loại ngay sau vòng bảng.

Xem thêm :   Bài văn tả cảnh đẹp ở quê hương em chọn lọc hay nhất, top 20 địa điểm du lịch việt nam hot nhất

Trong thời gian này, toàn đội bóng gặp phải khủng hoảng khi người hâm mộ đã mất hết tinh thần cổ vũ. Huấn luyện viên Mai Đức Chung tạm thời được bổ nhiệm dẫn dắt đội tuyển Việt Namtrong hai trận đấu quan trọng với Campuchia ở vòng loại thứ ba của Asian Cup 2019. Với hai lượt thắng 2 – 1 trên sân khách và 5 – 0 trên sân nhà đã phần nào vực dậy tinh thần của toàn đội bóng cũng như người hâm mộ.

*

Thế hệ vàng mới (2017 – 2021)

Ngày 11 tháng 10 năm 2017, ông Park Hang-seo được bổ nhiệm làm huấn luyện viên mới của đội tuyệt Việt Nam. Khi mới đến, vị huấn luyện viên này đã bị người dân cảm thấy nghi hoặc về khả năng của mình. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng trong những năm đội tuyển Việt Nam dưới sự dẫn dắt của huấn luyện viên Park Hang-seo đã tạo ra “câu chuyện cổ tích”. Đầu tiên phải kể đến đó là chiến tích của ông giúp cho đội tuyển U23 Việt Nam vượt qua những đội bóng mạnh nhất châu lục để giành ngôi vị á quân tại trận chung kết U23 Châu Á. Nối tiếp thành công này, ông đã khiến cả thế giới nể phục khi U23 Việt Nam đi đến bán kết Asiad 2018, tiếp đó là vào đến tứ kết Asian Cup 2019 khi để thua Nhật Bản. Sau 60 năm, huấn luyện viên Park Hang-seo chính là người thực hiện ước mơ vô địch SEA Game, giúp cho đội tuyển có màn trình diễn thuyết phục để giành ngôi vị cao nhất làm nức lòng người hâm mộ.

Tại chiến dịchvòng loại thứ hai World Cup 2022 khu vực châu Á, đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam kết thúc với 17 điểm, xếp ở vị trí thứ hai và giành được tấm vé vào vòng loại thứ ba. Đồng thời, với tư cách là một trong năm đội nhì bảng có thành tích cao nhất, Việt Nam cũng tự động vượt qua vòng loại AFC Asian Cup 2023 tại Trung Quốc.

Vậy cho đến thời điểm hiện tại, bóng đá Việt Nam đứng thứ mấy thế giới? Nhờ vào những nỗ lực không ngừng nghỉ của thầy trò huấn luyện viên Park, hiện nay đội tuyển Việt Nam đã đảm bảo giữ vị trí 98 thế giới và số 1 trong khu vực Đông Nam Á theo bảng xếp hạng của Liên đoàn bóng đá thế giới. Điều này vừa là niềm vui, cũng vừa là động lực giúp các cầu thủ tiếp tục luyện tập để có thể mang đến thứ hạng cao hơn trong tương lai.

*

Trên đây là lịch sử bóng đá Việt Nam qua các thời kỳ mà đội ngũ biên tập viên Phương Nam 24hmuốn chia sẻ đến bạn. Có thể thấy, vượt qua bao khó khăn, bóng đá nước ta đang ngày càng hoàn thiện, phát triển để có được những thành tích như ngày hôm nay. Mong rằng trong thời gian sắp tới, người dân Việt Nam trong lẫn ngoài nước cũng sẽ tiếp tục dành sự cổ vũ nồng nhiệt để đội tuyển được tiếp thêm sức mạnh, tinh thần chiến đấu và tiếp tục cống hiến những trận đấu đẹp mắt dành cho người hâm mộ.

Bóng đá được hình thành và phát triển như thế nào? Bóng đá bắt nguồn từ đâu? Mặc dù yêu bóng đá nhưng không phải ai cũng biết câu trả lời. Vậy nên, hôm nay Wika Sports xin giới thiệu tới các bạn lịch sử hình thành phát triển của bóng đá thế giới.

Tổng quan về bóng đá

Bóng đá là gì?

Bóng đá (tên gọi khác: túc cầu, đá banh, đá bóng; tiếng Anh-Anh: Football, tiếng Anh-Mỹ: Soccer) là một môn thể thao đồng đội được chơi với quả bóng hình cầu giữa hai đội gồm 11 cầu thủ mỗi bên. Bóng đá được chơi trên một mặt sân hình chữ nhật được gọi là sân bóng đá với một khung thành ở mỗi đầu với mục tiêu là đá bóng vào lưới đối phương (ghi bàn). Đội nào có số lượt ghi bàn nhiều hơn sẽ giành chiến thắng.

*
*
*
*
*
*
*

World Cup 2022 lần đầu đầu tiên trong lịch sử Việt Nam góp mặt ở vòng loại thứ 3

Giải được tổ chức lần đầu tiên năm 1930 và đến nay đã trở thành giải thi đấu thể thao được nhiều người theo dõi nhất trên khắp thế giới, vượt qua cả Thế vận hội. Trong chương trình Thế vận hội Mùa hè cũng có hạng mục thi đấu của môn bóng đá kể từ năm 1900 (trừ Thế vận hội Mùa hè 1932 tổ chức tại Los Angeles).

Xem thêm :   50+ Địa Điểm Du Lịch Hàn Quốc Không Nên Bỏ Qua, 7 Địa Điểm Du Lịch Nổi Tiếng Nhất Tại Hàn Quốc

Ngoài World Cup thì ở cấp quốc tế còn có các giải đấu do các liên đoàn châu lục tổ chức như:

– Giải vô địch bóng đá châu Âu của UEFA

– Cúp bóng đá Nam Mỹ của CONMEBOL

– Cúp bóng đá châu Phi của CAF

– Cúp bóng đá châu Á của AFC

– Cúp bóng đá Bắc, Trung Mỹ và Caribe của CONCACAF 

– Cúp bóng đá châu Đại Dương của OFC

Các nhà vô địch của các giải đấu cấp châu lục cùng với đương kim vô địch World Cup sẽ gặp nhau tại Cúp Liên đoàn các châu lục, đây là giải đấu khởi động cho World Cup và được FIFA tổ chức trước World Cup 1 năm.

Các câu lạc bộ bóng đá của từng châu lục cũng có các giải đấu riêng trong đó đáng chú ý nhất là UEFA Champions League ở châu Âu và Copa Libertadores de América ở Nam Mỹ.

Các câu lạc bộ vô địch giải đấu cấp châu lục sẽ gặp nhau trong Giải vô địch bóng đá thế giới các câu lạc bộ do FIFA tổ chức.

Cấp quốc gia

Tại cấp quốc gia cơ quan điều hành bóng đá sẽ tổ chức các giải đấu liên đoàn cấp câu lạc bộ thành thành hai lượt đi và về theo đó các câu lạc bộ trong cùng hạng sẽ gặp nhau 2 lần. Các đội đứng đầu giải đấu liên đoàn hạng cao nhất của mỗi quốc gia sẽ tham dự các giải đấu cấp châu lục.

Bên cạnh các giải đấu liên đoàn có phân chia thứ hạng, thông thường mỗi quốc gia còn có một giải cúp theo thể thức đấu loại trực tiếp dành cho câu lạc bộ thuộc tất cả các hạng.

Các loại hình bóng đá

Bóng đá mini

Bóng đá mini (hay bóng đá phủi) là một dạng bóng đá không chuyên (nghiệp dư, phong trào) dành cho mọi lứa tuổi, mọi giới tính, mọi thành phần,…. chỉ cần có đam mê bóng đá là có thể chơi được.

Thông thường, mỗi trận đấu phải có 2 đội, mỗi đội từ 5 đến 7 cầu thủ bao gồm cả thủ môn. Với bóng đá mini thì mặt sân nhỏ hơn, khung thành nhỏ hơn, thời lượng trận đấu giảm, chơi được trong nhà hoặc ngoài trời trên sân cỏ nhân tạo.

Futsal (bóng đá trong nhà)

Futsal là môn thể thao ra đời năm 1930 tại Urugauy, tương tự bóng đá nhưng các trận đấu được diễn ra trong nhà với một số luật lệ được thay đổi cho phù hợp như: sân và bóng nhỏ hơn, các cầu thủ đi giày đế bằng thay vì giày đinh như trên sân cỏ.

FIFA cũng là tổ chức điều hành Giải vô địch bóng đá trong nhà thế giới. Các đội tuyển quốc gia có truyền thống ở môn thể thao này có thể kể tới Tây Ban Nha, Ý, Argentina và Brasil. Ở châu Á thì Iran và Nhật Bản là hai quốc gia mạnh nhất và độc chiếm toàn bộ chức vô địch của giải AFC Futsal Championship.

Bóng đá bãi biển

Bóng đá bãi biển (Beach Soccer) là môn bóng đá chơi trên bãi cát, thông thường là bãi biển. Các trận đấu bóng đá bãi biển có 2 đội, mỗi đội 5 người với quyền thay người không hạn chế. Các cầu thủ chơi trên một sân nhỏ kích thước 28×37 m trong 3 hiệp, mỗi hiệp 12 phút. Giải vô địch thế giới môn bóng đá bãi biển được FIFA tổ chức từ năm 1995. Trong môn thể thao này, đội tuyển thống trị nhiều năm qua là đội bóng đá bãi biển Brazil, đội này đã 12 lần vô địch thế giới kể từ năm 1995, thành tích vượt xa so với 2 đội đứng tiếp theo là Bồ Đào Nha và Pháp (cùng 1 lần vô địch thế giới).

Xem thêm: Giải địa lý 9 bài 8 : sự phát triển và phân bố nông nghiệp, bài 8: sự phát triển và phân bố nông nghiệp

Bóng đá đường phố 

Thường diễn ra dưới hình thức tự phát không cố định, thiếu thốn điều kiện thi đấu.

Trên đây Wika Sports vừa chia sẻ tới quý bạn đọc mê bóng đá một cái nhìn toàn cảnh về môn thể thao vua này. Hy vòng bài viết mang lại nhiều điều hữu ích!

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết Tiến Linh Có Cơ Hội Làm Nên Lịch Sử Bóng Đá Việt Nam Qua Các Thời Kỳ . Đừng quên truy cập Chaolong TV kênh trực tiếp bóng đá số 1 Việt Nam hiện nay để có những phút giây thư giãn cùng trái bóng tròn !

By Chaolong TV

Chaolong TV trang web xem livestream bóng đá trực tiếp miễn phí tất cả các giải đấu hàng đầu thế giới. Xem bóng đá trực tiếp tốc độ cao chất lượng 4k, không quảng cáo, bình luận tiếng việt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *