Rate this post

Sự hình thành lịch sử của Nhật Bản tương đối phức tạp, được chia thành7 thời kỳ, trong 7 thời kỳ đó thì lại chia ra các giai đoạn cụ thể như sau:

*

1. Thời kỳ Sơ sử

Thời kỳđồ đất nung: 15000-5000 năm TCN, lúc này ở Nhật Bản đã có những bộ tộc người nguyên thủy sống du mục, săn bắt và hái lượm.

Bạn đang xem: Tóm tắt lịch sử nhật bản thời kỳ edo

Thời kỳjomom: thời kỳ này được đặt tên theo khảo cổ là đồ gốm có trang chí hình xoắn thừng. Thời kỳ này bắt đầu 13000 đến 300 năm TCN. Người Nhật chuyển sang trồng lúa và hình thành việc định cư. Người Nhật bắt đầu biết làm đồ gốm có trang trí hình xoắn thừng bằng cách ràng những dây buộc xung quanh trước khi nung gốm.

Thời kỳ Yayoi: bắt đầu năm 300 TCN đến năm 300 SCN, Yayoi được coi là thời kỳ mà xã hội nông nghiệp thể hiện đầy đủ những đặc điểm trọn vẹn của nó lần đầu tiên ở quần đảo Nhật Bản. Lúa được trồng ở những vùng đầm lầy đất phù sa, kê, lúa mạch và lúa mì được trồng ở những vùng đất cao hơn. Nông cụ, vũ khí bằng đồng, thiếc và sắt đã được mang tới từ lục địa châu Á,và được sử dụng phổ biến.

2. Thời kỳ Cổ đại

Thời kỳ Kofun: bắt đầu cuối thế kỷ III- đầu thế kỷ VI xuất hiên các Gò mộ. Vương quốc Đại Hòa (Yamato) (thời đầu người Nhật dùng chữ Hán 倭 (Nụy, đọc âm Nhật là Wa/Oa) do người Trung Quốc đặt cho để ghi tên gọi Đại Hòa, về sau dùng hai chữ Hán 大和 (Đại Hòa)) thiết lập sự thống trị trên quá nửa phía tây quần đảo Nhật Bản, kể cả phía nam của bán đảo Triều Tiên. Sau này, việc kiểm soát phía nam Triều Tiên bị suy yếu, và sự tranh ngôi trong gia đình Thiên hoàng đã đe dọa quyền lực của Đại Hòa. Đạo Phật và đạo Khổng bắt đầu được du nhập.

Thời kỳ Asuka:bắt đầu từ cuối thế kỷ VI đến đầu thế kỷ VIII, Thái Tử phục hồi quyền lực của vương quốc Đại Hòa và quảng bá cho đạo phật.

3. Thời kỳ Trung cổ

Thời kỳ Nara: kéo dài từ năm 710 đến năm 794. Nara trở thành kinh đô, bộ luật Ritsuryo được hoàn thành. Thiên hoàng có uy quyền lớn, Đạo Phật trỏ nên hưng thịnh.

Thời kỳ Heia: kéo dài từ năm 794 đến năm 1192. Thời kỳ này gồm ba giai đoạn. Sơ kỳ Heian (Cuối thế kỷ 8 đến cuối thế kỷ 9) Kinh đô được dời đến Heian-Kyo (nay là Kyoto). Thành lập các giáo phái Phật giáo mới đã Nhật Bản hóa. Hệ thống các điều luật Ritsuryo được sửa đổi.

Trung kỳ Heian (Cuối thế kỷ 8đến cuối thế kỷ 11) Triều đình mất thực quyền kiểm soát đất nước, chỉ còn nắm vai trò đại diện. Phúc lợi công cộng bị coi nhẹ. Người đứng đầu các tỉnh trở nên tham nhũng và lười nhác. Chủ nhân của các khu trang ấp, thành lập các nhóm võ sĩ để tự vệ, tạo ra sự mở đầu của hệ thống samurai . Thơ ca Nhật Bản phát triển rực rỡ, đặc biệt là waka.Hậu kỳ Heian (Cuối thế kỷ 11 đến 1192) Bắt đầu một thế kỷ các Thiên hoàng rời xa thế tục, đi tu nhưng vẫn gián tiếp cai quản công việc triều chính. Triều đình dần biến thành một quốc gia không có thực quyền, quan liêu xa rời thực tế, không chăm lo đến các phúc lợi công cộng mà chỉ bận tâm tới việc xây dựng chùa chiền và truyền bá tư tưởng Phật giáo. Tầng lớp quý tộc trong triều đình suy đồi và vô dụng. Giáo phái Phật giáo Jodo phát triển. Quyền lực của các phe cánh địa phương với nền tảng là hệ thống samurai tăng lên. Dẫn đầu trong số họ là các gia đình Minamoto (Genji) và Taira (Heike hoặc Heishi). Các chùa chiền cũng duy trì lực lượng tự vệ. Những cuộc tranh giành quyền lực trong Hoàng gia và các yếu tố khác cuối cùng đã đem lại uy thế cho gia đình Taira, nhưng sau một phần tư thế kỷ nắm quyền, rốt cuộc nhà Taira lại bị nhà Minamoto đánh bại.

4. Thời kỳ Trung thế

Thời kỳ Kamakura: kéo dài từ năm 1185 đến năm 1333. Minamoto-no-Yoritomo được bổ nhiệm làm Chinh di Đại Tướng quân.Mạc phủ ở Kamakura được thiết lập. Phát triển nông nghiệp nhờ sử dụng súc vật kéo. Thu hoạch vụ mùa nửa năm một lần. Bổ nhiệm chức vụ “thủ hộ” và “địa đầu” . Giáo phái Phật giáo Jodo phát triển. Giáo phái Thiền tông du nhập từ Trung Quốc. Sau cái chết của Yoritomo, gia đình Hojo trở thành các quan nhiếp chính trong chế độ Mạc phủ. Dòng dõi Minamoto chẳng bao lâu kết thúc, nhưng gia đình Hojo vẫn tiếp tục làm các quan nhiếp chính, kiểm soát cả các Thiên hoàng lẫn các Chinh di Đại Tướng quân. Giáo phái Phật giáo Nichiren , phát triển. Truyện kể Heike với âm hưởng về lẽ sinh tử vô thường của cuộc đời được viết. Các võ sĩ Samurai ngày càng trở nên có nhiều quyền lực ở các vùng trang ấp. Vào giai đoạn cuối của thời kỳ này, Thiên hoàng Hậu Đề Hồ nhanh chóng khôi phục lại luật lệ Hoàng gia nhưng thất bại trong việc đạt được quyền kiểm soát thích đáng và bị lật đổ bởi người trước đó đã từng giúp ông là Ashikaga Takauji – người đã đưa Thiên hoàng Quang Minh lên ngôi, thay thế Thiên hoàng Hậu Đề Hồ. Thiên hoàng Hậu Đề Hồ bỏ trốn và lập ra một triều đình ở Yoshino kình địch với triều đình Quang Minh ở kinh đô Kyoto. Hai triều đình, Bắc và Nam, sau đó tiếp tục tồn tại trong 57 năm.Năm 1272 và 1281, quân Mông Cổ hai lần tấn công Nhật Bản.

Thời kỳ Nam Bắc Triều Tiên: kéo dài từ năm 1336 đến năm 1392. Dù thành công trong nỗ lực chống quân Nguyên Mông giai đoạn trước, nhưng cuộc chiến với đối phương không cân sức đến từ lục địa đã đẩy đất nước tới những khó khăn và phân rã sau này, khi phải giải quyết những vấn đề của giai đoạn hậu chiến. Lòng dân ly tán, triều đình phân liệt. Bắc triều do Ashikaga Takauji thành lập ở Kyoto. Nam triều do Thiên hoàng Hậu Đề Hồ cai trị đầu tiên ở Yoshino . Giữa hai triều đình liên tục nổ ra những cuộc chiến nhằm duy trì và củng cố quyền lực, về sau Nam triều thất bại.

Xem thêm :   Ghé thăm 12 địa điểm du lịch phan thiết hấp dẫn nhất, 21 địa điểm du lịch phan thiết hot

Thời kỳ Muromachi: đầu thế kỷ XVII đến thế kỷ XVIII,chế độ Mạc phủ Ashikaga bắt đầu bằng việc Ashikaga Takauji tước hiệu Chinh di Đại Tướng quân.Với việc hai triều đình Bắc – Nam hợp nhất lại vào năm 1392, chế độ Mạc phủ này cuối cùng hoàn toàn được thừa nhận. Võ sĩ Samurai vẫn tiếp tục làm xói mòn quyền lực của giai cấp quý tộc tại các thái ấp . Chính quyền Mạc phủ bổ nhiệm một số người giữ chức thủ hộ như đã có từ thời cầm quyền của Mạc phủ Kamakura. Tuy nhiên, những người này không phải là tùy tùng của nhà Ashikaga, họ hành động vì lợi ích của chính họ, phát triển thành các thủ lĩnh đại danh-thủ hộ của võ sĩ samurai địa phương với quyền hành riêng. Uy quyền của chế độ Mạc phủ không ngừng bị giảm sút do ảnh hưởng bởi sự yếu kém của triều đình. Tuy vậy, các môn nghệ thuật như cắm hoa, trà đạo,… lại phát triển.

*

Các bộ môn Kịch Nô, Kyogen ở giai đoạn cực thịnh. Nghệ thuật thư họa bằng cây cọ và mực Tàu, nghệ thuật tranh nhiều màu sắc rực rỡ theo trường phái Kano phát triển. Kết thúc thời kỳ này là cuộc chiến tranh Onin. Sau đó chế độ Mạc phủ hầu như mất toàn bộ quyền kiểm soát, dẫn đến thời kỳ của các cuộc nội chiến. Mặc dù vậy, thời kỳ này đã chứng kiến sự phát triển của nghề cá, khai thác mỏ, buôn bán,… Các thị trấn phát triển xung quanh các thành trì, đền chùa và hải cảng.

Thời kỳ Sengoku: kéo dài từ năm 1493 đến năm 1573. Thời kỳ này là thời kỳ bất ổn định về chính chị xã hội và chiến sự. Quyền lực dần dần chuyển từ trên xuống dưới: từ Chinh di Đại Tướng quân đến gia đình Hosokawa đến gia đình Miyoshi và cuối cùng là gia đình Matsunaga . Quyền lực của đại danh-thủ hộ tăng lên, thay thế tầng lớp quý tộc cũ kiểm soát các thái ấp. Họ cố thủ trong các khu vực của mình và tìm cách mở rộng quyền lực.

Thời kỳ Azuchi-Momoyama: kéo dài từ năm 1573 đến năm 1603. Đây là thời kỳ thống nhất đất nước. Oda Nobunaga và Toyotomi Hideyoshi là hai nhà quân sự lỗi lạc có công đầu.Trong thời kỳ này, những người châu Âu đầu tiên đã đến Nhật Bản, mang theo súng ống và Ki-tô giáo. Việc buôn bán với nước ngoài bắt đầu. Đạo Ki-tô và việc buôn bán với nước ngoài phát triển mạnh mẽ dưới thời Oda và vào đầu thời Toyotomi, nhưng cuối cùng Toyotomi nghi ngờ những tham vọng về đất đai của người châu Âu và đã ra lệnh trục xuất những người truyền giáo. Mặc dù vậy, việc buôn bán vẫn tiếp tục.Trường phái hội họa Kano và trà đạo đạt tới giai đoạn hoàng kim.Sau khi Toyotomi Hideyoshi chết, quyền lực bị Tokugawa Ieyasu thâu tóm.

5. Thời kỳ Cận thế

Thời Edo kéo dài từ 19603 đến 1868 gồm các thời kỳ:

Sơ kỳ Edo:kéo dài 1603 đến đầu thế kỷ 18,Tokugawa Ieyasu đánh bại liên quân bốn mươi daimyo miền Tây tại Shekigahara và nắm chính quyền. Thành lập bộ luật hợp pháp cho các gia đình quý tộc, tạo điều kiện cho chế độ Mạc phủ kiểm soát triều đình và Thiên hoàng. Hệ thống 4 đẳng cấp sĩ, nông, công, thương được thừa nhận, cùng với việc hôn nhân giới hạn trong những người ở cùng một đẳng cấp. Ở từng đẳng cấp, mối quan hệ chủ-tớ phong kiến được thiết lập. Chế độ Mạc phủ Tokugawa được cấu thành vững chắc từ hệ thống này và được biết tới dưới tên gọi Bakuhan . Buôn bán và đạo Ki-tô một lần nữa lại phát triển thịnh vượng trong thời gian ngắn, tuy nhiên, cũng như Hideyoshi, Mạc phủ Tokugawa ngày càng e ngại đạo Ki-tô và bắt đầu những biện pháp đàn áp với mức độ ngày càng tăng. Tới thời kỳ của Mạc phủ Tokugawa thì đạo Ki-tô hoàn toàn bị cấm tại Nhật Bản. Những tín đồ Ki-tô giáo người Nhật Bản bị hành hình.

Trung kỳ Edo:Đầu thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 19. Chế độ Mạc phủ gặp phải những khó khăn tài chính, samurai và nông dân rơi vào cảnh nghèo khó. Đã có các nỗ lực nhằm cải cách chế độ Mạc phủ, nhưng do vẫn duy trì chính sách thả lỏng việc tư nhân kinh doanh nên tình trạng suy vong ngày càng nặng nề. Nạn đói kém và thảm hoạ thiên nhiên, cộng thêm sưu cao thuế nặng, mà chế độ Shogun và Daimyo bắt người dân gánh vác đã biến những người nông dân và các tầng lớp dân thường khác thành nghèo khổ. Trước tình cảnh đó, các cuộc khởi nghĩa của nông dân bùng nổ. Lĩnh vực văn hoá chứng kiến sự nở rộ cuối cùng của nền văn hoá Edo.

Hậu kỳ Edo: Đầu thế kỷ 19 đến 1868. Chính sách Sakoku đã kéo dài hơn 200 năm cho đến ngày 8 tháng 7 năm 1853, khi Phó đề đốc Matthew Perry của Hải quân Hoa Kỳ cùng với 4 chiến hạm — Mississippi, Plymouth, Saratoga, và Susquehanna — vào vịnh Edo, Tokyo cũ, và phô diễn sức mạnh của các khẩu pháo hạm. Perry lịch sự đề nghị Nhật Bản mở cửa thương mại với phương Tây. Từ đây, những con tầu này được gọi là kurofune, Hắc thuyền.Hiệp định Hòa bình và Hữu nghị,” thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ. Trong vòng 5 năm, Nhật Bản đã kí các hiệp định tương tự với các quốc gia phương Tây khác. Hiệp định Harris được ký với Hoa Kỳ ngày 29 tháng 7 năm 1858. Giới trí thức Nhật Bản coi các hiệp định này là bất bình đẳng, do Nhật Bản đã bị ép buộc bằng sự đe dọa chiến tranh, và là dấu hiệu phương Tây muốn kéo Nhật Bản và chủ nghĩa đế quốc đang nắm lấy phần còn lại của lục địa châu Á.

Xem thêm :   Trèo Non Lội Núi Đến 8 Địa Điểm Du Lịch Sapa Thiên Đường, 18 Địa Điểm Du Lịch Sapa Đẹp

6. Thời kỳ Cận đại

Thời kỳ Minh Trị kéo dài từ năm ngày 25 tháng 1 năm 1868 đến ngày 30 tháng 7 năm 1912, là thời kỳ tại vị của Thiên hoàng Minh Trị (1852-1912).gồm:

Minh Trị Duy Tân: thời kỳ này Nhật Bản đã nối lại quan hệ với các nước phương tây dẫn đến sự thay đổi lớn về Nhật Bản ,Chinh di Đại Tướng quân phải từ bỏ quyền lực, và sau Chiến tranh Mậu Thìn năm 1868, quyền lực của Thiên hoàng được khôi phục. Cuộc Minh Trị Duy Tân tiếp theo đó đã mở đầu cho nhiều đổi mới. Hệ thống phong kiến bị hủy bỏ và thay vào đó là nhiều thể chế phương Tây, quyền lự tập chung vào tay Thiên Hoàng. Các đẳng cấp trong xã hội phong kiến bị huỷ bỏ. Quân đội quốc gia và việc tuyển quân, chế độ thuế mới, hệ thống tiền tệ theo hệ thập phân, mạng lưới đường sắt, cùng các hệ thống thư tín, điện thoại, điện báo được thiết lập. Công nghiệp hiện đại được khởi đầu với các nhà máy do nhà nước xây dựng và điều hành, sau này được chuyển sang sở hữu tư nhân. Việc cải cách gặp phải sự chống đối đáng kể nhưng đều bị dẹp yên. Quan hệ buôn bán với Triều Tiên và Trung Quốc được thiết lập.

Phong trào tự do dân quyền:thời kỳ này thì đạo phật và thần đạo được tách ra, thần đạo được lấy làm nền tưởng của hoàng gia. Việc cấm Ki-tô giáo được huỷ bỏ. Các trường học mới theo phong cách phương Tây được lập nên ở khắp nơi, không phân biệt đẳng cấp, tài sản hay giới tính. Các lý tưởng về tự do, chủ nghĩa xã hội, bình đẳng cũng du nhập vào từ phương Tây và khá hưng thịnh trong một thời gian ngắn. Nhu cầu ăn mặc và nhiều vấn đề khác trong đời sống hàng ngày chịu ảnh hưởng của phương Tây. Hoạt động quân sự:thời kỳ này là thời kỳ chiến tranh bùng nổ, Nhật đi xâm chiến rất nhiều nơi như, 1872-1879, chiếm vương quốc Lưu Cầu; năm 1895, chiếm Đài Loan; năm 1905, chiếm một phần quần đảo Sakhalin (Nga) và bán đảo Liêu Đông (Trung Quốc); năm 1910, chiếm bán đảo Triều Tiên; năm 1914, chiếm Sơn Đông (Trung Quốc).

*

Thời kỳ đại chính từ (1912-1926) là thời kỳ Đại Chính Thiên hoàng trị vì. Trong chính sử thời kỳ này còn được gọi là thời kỳ dân chủ Đại Chính, theo tên kỷ nguyên và chính sách của chính quyền ban hành nhằm nỗ lực cởi mở hơn với phương Tây. Thời kỳ này chứng kiến Chiến tranh thế giới thứ nhất. Cuộc chiến tranh này đã thúc đẩy kinh tế và buôn bán của Nhật Bản phát triển. Nhật Bản đồng thời cũng chiếm được đất đai ở Trung Hoa và Nam Thái Bình Dương, nhưng lại làm cho các quốc gia phương Tây ngờ vực. Nhật Bản đầu tư vốn vào Trung Hoa. Trong chiến tranh, các cuộc thương lượng ngoại giao quốc tế được tiến hành để cố gắng duy trì sự cân bằng quyền lực. Ở Nhật Bản, các đảng phái chính trị trở nên mạnh hơn, ngoại trừ Đảng Cộng sản Nhật Bản bị khủng bố buộc phải rút vào hoạt động bí mật, các lý tưởng dân chủ chiếm ưu thế. Sau cùng, dù sao, sự khủng hoảng của nền kinh tế hậu chiến trên thế giới đã ảnh hưởng bất lợi tới các nhà kinh doanh Nhật Bản, đồng thời trận Đại động đất Kanto dữ dội vào năm 1923 đã làm cho nên kinh tế thêm khó khăn. Tình trạng thất nghiệp, đồng lương sụt giảm và tranh chấp việc làm luôn xảy ra. Phong trào xã hội chủ nghĩa chiếm ưu thế.

7. Thời kỳ Hiện đại

Sơ kỳ chiêu hòa(1926 – 1945). Thời kỳ này suy thoái kinh tế và ngoại giao rơi vào bế tắc. Tháng 9 năm 1931, Nhật Bản tiến hành đánh vùng Đông Bắc Trung Quốc, và năm 1940, Đế quốc Nhật Bản đã xâm chiếm thêm các nước Đông Nam Á.

Hậu kỳ chiêu hòa (1945-1989). Thời kỳ này Nhật Bản bị chiếm đóng lần đầu tiên trong lịch sử. Vị trí tối cao của Thiên hoàng không còn khi chế độ quân chủ nghị viện được thiết lập và Hiến pháp hòa bình ra đời. Tiến hành các cải cách dân chủ, xây dựng lại nền công nghiệp bị tàn phá. Hiệp ước San Francisco có hiệu lực.

Thời kỳ Heisei bắt dầu năm 1989. Nhật Bản bước vào kỷ nguyên hậu hiện đại. Chiến tranh vùng Vịnh, hoạt động chính trị bị hỗn loạn. Đây là thời kỳ ghi dấu bởi những giai đoạn trì trệ kinh tế và những bước hồi phục chậm chạp. Nhật Bản bước vào thế kỷ XXI với những thay đổi vị thế trên trường quốc tế, nhấn mạnh hơn đến vị trí chính trị và quân sự, đặc biệt là việc đưa quân ra nước ngoài và thành lập Bộ quốc phòng thay cho Cục phòng vệ quốc gia vào ngày 9 tháng 1 năm 2007.

Nhật Bản là một trong những quốc gia được mệnh danh có lịch sử tinh tế và độc đáo, ví như một bức tranh muôn mầu với nhiều sắc thể. Nhưng để đạt được những điều tốt đẹp đó, Quốc gia này đã phải trải qua một bề dầy lịch sử với chiến tranh, động đất, sóng thần với nhiều giông bão… Dưới đây là một số điều thú vị có thể bạn chưa biết, hãy cùng tham khảo nhé.

Nền văn minh đầu tiên tại Nhật Bản được ước lượng xuất hiện cách đây khoảng 16,000 năm, dựa trên niên đại của những khảo cổ đồ gốm. Xuyên suốt lịch sử Nhật Bản là hàng vạn sự kiện và biến động lớn nhỏ, xâu chuỗi xuất hiện đồng thời hoặc nối tiếp. Những điều thú vị về đất nước, con người và lịch sử Nhật Bản trong bài viết dưới đây chỉ là sự chọn lưa ngẫu nhiên trong hàng vạn sự kiện đó.

Xem thêm :   Sở văn hóa thể thao và du lịch điện biên lần thứ vii, sở văn hóa thể thao và du lịch điện biên

 

1. CỐ ĐÔ KAMAKURA TỪNG LÀ THÀNH PHỐ LỚN THỨ TƯ TRÊN THẾ GIỚI

 

*

Kamakura từng là cố đô của nước Nhật trong một giai đoạn ngắn (1185 – 1333). Thành phố phát triển nhanh chóng trong những năm tháng là thủ phủ, nhiều nhà nghiên cứu ước chừng rằng vào năm 1250 thì dân số nơi này lên đến 200,000 dân và trở thành đô thị lớn thứ tư trên toàn thế giới vào lúc bấy giờ. Ngày nay, Kamakura chỉ có khoảng 174,000 dân cư. Được xem là một thị trấn nhỏ thanh bình và thu hút du lịch bởi có nhiều đền chùa, những bãi biển xinh đẹp và do sự huy hoàng trong quá khứ.

*
*

 

2. CÔ LẬP VỚI THẾ GIỚI BÊN NGOÀI TRONG 217 NĂM

Nước Nhật dường như không giao thương với bên ngoài trong suốt từ 1635 đến 1852 bởi sắc lệnh Sakoku. Đây là sắc lệnh “bế quan tỏa cảng”: cấm người dân giao du, buôn bán với người ngoại quốc, cấm Thiên Chúa giáo và hạn chế tối đa mọi hoạt động với bên ngoài. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do sau khi hàng loạt xung đột xảy ra bởi việc tiếp xúc với người Bồ Đào Nha, lãnh thổ nước Nhật bị đe dọa, người Nhật bị bắt làm nô lệ và đưa đến châu Âu, và căn bệnh đậu mùa theo đường hàng hải đến từ phương Tây…

 

Chính khoảng thời gian dài tự cô lập với thế giới bên ngoài khiến nước Nhật càng yếu thế khi đụng độ với phương Tây bởi thua kém rõ rệt trong công nghệ kỹ thuật. Đến năm 1852, hải quân Hoa Kỳ đã thành công ép Nhật Bản mở cửa giao thương và phát triển trở lại. Nhưng chính khoảng thời gian tự phong tỏa này đã giúp nước Nhật bảo tồn và duy trì hiệu quả nền văn hóa độc đáo của mình.

 

*

 

3. NHỮNG SAMURAI TỪNG GHÉ THĂM NEW YORK VÀO NĂM 1860

Khi nước Nhật mở cửa giao thương trở lại, những tập đoàn phong kiến vẫn duy trì được sức ảnh hưởng của mình thêm một vài năm trong chính quyền, điển hình là các samurai. Và họ tham gia vào những chuyến công du đến những quốc gia phương Tây; vào năm 1860, phái đoàn gồm 76 samurai lần đầu tiên đặt chân đến New York.

 

*
*

4. TỪNG CÓ 5000 TÒA LÂU ĐÀI

Xuyên suốt lịch sử Nhật Bản là sự bất ổn chính trị bởi sự các cứ lãnh thổ của các lãnh chúa, đi kèm là những cuộc nội chiến dai dẳng kéo dài từ 1467 đến 1603. Thành trì, lâu đài được xây dựng liên tục để phục vụ chiến tranh, bảo vệ lãnh thổ. Đến cuối thời kỳ, toàn nước Nhật có khoảng 5000 tòa lâu đài.

 

Lịch sử nước Nhật sau đó bước vào thời kỳ hưng thịnh và ổn định dưới sự cai trị Mạc Phủ, lâu đài dần trở nên mất đi vai trò ban đầu. Đến những năm 1860, nước Nhật đi vào thời kỳ đại canh tân khi Thiên Hoàng dần lấy lại quyền lực và xóa sổ Mạc Phủ cùng tầng lớp samurai, để tránh hậu họa mà hầu hết những tòa lâu đài đều bị phá bỏ.

 

Hiện nay chỉ còn vài tòa lâu đài mang tính biểu tượng còn tồn tại, và chính quyền đang trong quá trình xây dựng và trùng tu lại những di tích trên nền đất cũ.

 

*

5. NHẬT BẢN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ IN MÀU TỪ NĂM 1765

 

Người Nhật bắt đầu sản xuất bản gỗ in màu từ năm 1765, kỹ thuật này sớm được áp dụng và việc sản xuất những cuốn tiểu thuyết tranh, nổi bật nhất là Gesaku mà trước đây chỉ mang hai màu mực trắng-đen. Đây có thể được xem là tiền đề cho những cuốn truyện tranh ngày nay.

 

Tuy nhiên, kỹ thuật in này bị tầng lớp quý tộc xem là một mối họa vì Gesaku là cuốn tiểu thuyết mang những hình ảnh mang tính chế giễu và gây tranh luận chính trị. Cải cách Kansei vào năm 1787 đã cấm lưu hành Gesaku cũng như kỹ thuật in màu, những nghệ nhân bị trừng phạt rất nặng.

*

 

6. NGƯỜI NHẬT TẠO RA ROBOT TỪ NHỮNG NĂM 1600

 

Kỹ thuật tự động hóa đã xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử Nhật Bản, đồng hồ chạy bằng sức nước được phát minh ra từ thế kỷ thứ 8 là một ví dụ điển hình. Đến thế kỷ 17, Nhật Bản phát minh ra những con búp bê cơ khí có tên là Karakuri, chúng có thể trình diễn những cử động và múa những động tác đơn giản. Và đến thế kỷ 19, Karakuri được nâng lên một tầm cao mới khi nó có thể phục vụ trà đạo và bắn cung.

– http://baigiangdienbien.edu.vn/du-hoc-nhat-ban-nganh-du-lich-va-nhung-dieu-can-biet

*

 

7. MỘT MÉT VUÔNG ĐẤT TẠI KHU GINZA TỪNG ĐƯỢC ĐỊNH GIÁ KHOẢNG 30 TRIỆU YÊN

Vào năm 1988, vào thời điểm cao trào của nền kinh tế bong bóng Nhật Bản thì quận Ginza, thủ phủ thời trang sầm uất của Tokyo, được định giá đến 30 triệu Yên (trên 6 tỉ VND theo tỉ giá bây giờ) cho một mét vuông. Và theo tỉ giá thời lúc ấy, thì một mẫu Anh đất tại khu vực này sẽ có giá là 885 triệu USD .

Xem thêm:

 

*

Trên đây là những điều thú vị về lịch sử Nhật Bản có thể bạn chưa biết, hãy tham khảo và tìm hiểu để có thêm kiến thức cho mình nhé.

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết Tóm tắt lịch sử nhật bản thời kỳ edo, sự thật thú vị về lịch sử nhật bản . Đừng quên truy cập Chaolong TV kênh trực tiếp bóng đá số 1 Việt Nam hiện nay để có những phút giây thư giãn cùng trái bóng tròn !

By Chaolong TV

Chaolong TV trang web xem livestream bóng đá trực tiếp miễn phí tất cả các giải đấu hàng đầu thế giới. Xem bóng đá trực tiếp tốc độ cao chất lượng 4k, không quảng cáo, bình luận tiếng việt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *