Rate this post

Thành Nam xưa – Nam Định ngày nay là tỉnh có bề dày lịch sử và văn hóa, nơi phát tích của Vương triều Trần, một triều đại hưng thịnh vào bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam với các di tích như: Khu Di tích nhà Trần, chùa Tháp, chùa Cổ Lễ, chùa Keo Hành Thiện, Phủ Giày…

Di tích nhà Trần

Làng Tức Mặc thuộc xã Lộc Vượng, ngoại thành Nam Định, cách trung tâm thành phố 3 km. Đây là quê hương của nhà Trần, nơi sinh ra Trần Hưng Đạo, vị anh hùng dân tộc. Khu Di tích rộng tới hàng chục héc ta với đền Thiên Trường, Cố Trạch thờ các vua Trần và Trần Hưng Đạo, chùa tháp Phổ Minh.

Bạn đang xem: 18 địa điểm du lịch nổi tiếng ở nam định không thể không đi

Sử cũ cho biết, vào năm 1239, Nhà vua cho xây hành cung ở làng quê mình để lúc thư nhàn về thăm. Đến năm 1262, Thượng hoàng đến chơi ở Hành cung Tức Mặc, ban yến tiệc cho dân và thăng làng Tức Mặc lên thành phủ Thiên Trường, dựng tiếp cung Trần Quang để cho các vua đã nhường ngôi (Thái Thượng hoàng) về ở. Phía Tây cung đình là chùa Phổ Minh, lại dựng một cung riêng cho các vua đương triều mỗi khi về thăm Thái Thượng hoàng thì về nghỉ ở đó.

*

Di tích Đền Trần Nam Định.

700 năm trôi qua, cung điện cũ không còn nữa, nay có ngôi đền Thiên Trường thờ 14 vị vua Trần, đền Cố Trạch thờ Trần Hưng Đạo, chùa Phổ Minh với tháp Phổ Minh nổi tiếng.

Chùa Phổ Minh

Chùa Phổ Minh ở thôn Tức Mặc, xã Lộc Vượng, ngoại thành Nam Định.

Ngôi chùa nguyên được xây dựng từ thời Lý đã được Vương triều Trần mở rộng vào năm 1262. Đây là một ngôi chùa có qui mô lớn. Trong chùa có nhà Thủy Tạ, có hồ sen, có nhiều cây cổ thụ xum xuê. Trước cửa chùa có đỉnh đồng nặng trên 7 tấn. Qua nhiều lần tu sửa đến nay, qui mô của chùa đã bị thu hẹp nhiều so với trước. Tuy vậy, dấu ấn kiến trúc đời Trần ở đây còn lại khá nhiều: 96 chân đá tảng chạm hoa sen, nhiều đôi sóc đá, hai đôi rồng chạm đá trước bái đường. Đặc biệt là ngôi tháp được xây dựng trước cửa bái đường vào năm 1305. Đây là loại tháp trang trí hình cách sen, 14 tầng cao 21 mét. Bệ và tầng một xây bằng các phiến đá xanh trang trí tinh vi, các tầng trên xây bằng gạch, trên cùng là bút tháp bằng đá. Tháp hình khối nhỏ dần, đáy vuông, mỗi cạnh dài 5,2 mét. Các tầng tháp đều có mái cong ở 4 phía. Trọng lượng tháp nặng khoảng 700 tấn trên một diện tích nhỏ 30m2 lại ở vùng chiêm trũng nhưng vẫn đứng vững suốt 7 thế kỷ qua. Trước đây chùa có khoảng trên 100 pho tượng nay chỉ còn 50 pho, trong đó có nhiều pho mang tính nghệ thuật cao.

Khu Di tích Phủ Dày

Khu Di tích thuộc xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, nơi thờ Bà Chúa Liễu Hạnh, một trong Tứ Bất Tử của điện thần Việt Nam.

*

Khu Di tích Phủ Dày.

Phủ Dày là một quần thể di tích gồm ba di tích chính: Phủ Tiên Hương (phủ chính), Phủ Vân Cát và Lăng bà Chúa Liễu. Phủ Tiên Hương là một công trình đẹp được xây dựng từ thời Lê – Cảnh Trị (1663 -1671) và đã qua nhiều lần trùng tu. Phủ có 4 lớp thờ (4 cung): đệ nhất, đệ nhị, đệ tam, đệ tứ. Các cung tập trung những nghệ thuật chạm khắc tinh vi, thể hiện đủ các mảng đề tài: rồng, phượng, hổ… Chính cung (cung đệ nhất) có một khám thờ khảm trai, bề thế và tinh xảo. Đây chính là nơi đặt 5 pho tượng có giá trị mỹ thuật cao của thế kỷ 19. Phủ Vân Cát được xây dựng trên khu đất rộng gần 1ha, mặt quay về hướng Tây Bắc. Phủ Vân Cát hiện nay có 7 tòa với 30 gian lớn nhỏ. Trung tâm là nơi thờ Chúa Liễu, bên trái là chùa thờ Phật, bên phải là đền thờ Lý Nam Đế. Lăng bà Chúa Liễu được xây dựng vào năm 1938 bằng đá xanh, chạm trổ đẹp với diện tích 615m2, gồm có cửa vào lăng theo hướng Đông Tây, Nam Bắc. Di tích Phủ Dày có giá trị rất cao về trình độ kiến trúc nghệ thuật cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20.

Chùa Cổ Lễ

Chùa thuộc thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh. Từ thành phố Nam Định, qua cầu treo trên sông Đào, đi theo đường 21 khoảng 15 km là tới thị trấn Cổ Lễ, qua một cây cầu nhỏ rẽ khoảng 200 m là đến chùa.

*

Chùa Cổ Lễ.

Chùa Cổ Lễ vốn có từ rất lâu đời. Tương truyền, chùa do Thiền sư Nguyễn Minh Không thời Lý sáng lập. Ngôi chùa hiện nay là do Hòa thượng Phạm Quang Tuyên xây dựng vào tháng 11 năm 1920. Trước chùa có tháp Cửu Phẩm Liên Hoa 12 tầng được xây dựng vào năm 1926 -1927. Tầng đế tháp có 8 mặt, đặt trên lưng một con rùa lớn hướng vào chùa. Trong lòng tháp có một cột trụ rất lớn, có 60 bậc thang từ đế tháp lên đỉnh tháp theo đường xoáy trôn ốc. Chùa Cổ Lễ là một di tích, thắng cảnh đẹp của tỉnh Nam Định, ngoài thờ Phật, chùa còn thờ Thiền sư Nguyễn Minh Không. Nơi đây có nhiều di vật văn hóa quý hiếm như đại hồng chung, một trống đồng thời Lý và một túi đựng đồng. Chùa Cổ Lễ đã được Nhà nước công nhận là Di tích Kiến trúc – Văn hóa.

Xem thêm :   Cẩm Nang Xin Visa Du Lịch Hàn Quốc 2022, Chi Tiết Nhất

Chùa Keo Hành Thiện

Chùa có tên chữ là Thần Quang Tự, thuộc làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, do Thiền sư Không Lộ dựng năm 1061, đến năm 1167 đời Vua Lý Anh Tông đổi tên thành Thần Quang Tự. Chùa được xây dựng theo kiểu “nội nhị công, ngoại thất quốc” trên diện tích 5 mẫu Bắc Bộ. Chùa có quy mô bề thế với 13 dãy nhà dài gồm 121 gian tạo thành những cụm kiến trúc hài hòa, cân đối. Chùa còn giữ được nhiều mảng chạm khắc mang đậm phong cách thời Hậu Lê và nhiều cổ vật, cổ thư có giá trị như sập thờ, tượng đại pháp Thiền sư Không Lộ bằng đồng; chuông, khánh đồng; bia kí; hoành phi, câu đối và các sắc phong của nhiều triều đại

Sau chùa là đền Thánh thờ Đức Thánh Tổ đại pháp Thiền sư Không Lộ, người đã chữa khỏi bệnh cho Vua Lý Nhân Tông, được Nhà vua trọng thưởng và phong là Quốc sư.

Đền Thượng

Đền nằm trên đỉnh núi Tiên Phong (còn gọi là đền Mẫu Thượng Ngàn). Ở phía Nam đền Thượng có ngôi chùa cổ, có cây hương đá (khắc bài kinh cúng Phật) từ đầu thế kỷ 18 và cây tháp 14 tầng, kiến trúc thời Nguyễn, gần núi Tiên Hương có đền thờ Thiền sư Không Lộ.

Đình Hương Lộc

Đình ở xã Nghĩa Thịnh, huyện Nghĩa Hưng, được dựng từ lâu đời. Đến năm Thành Thái thứ 4 (1893) được trùng tu và gần như làm lại vào năm bảo Đại thứ 4 (1930). Đình thờ Phạm Cự Lượng, danh tướng thời Tiền Lê đã có công đánh quân xâm lược Tống. Nét đặc sắc của ngôi đình là tòa hậu cung với 3 gian dọc, ba vì kết cấu lối chồng rường với những hình chạm trổ như đàn rồng, chim, mây, những cô gái cưỡi rồng dang tay múa, trong đó nổi bật lên hình ảnh đôi trai gái tình tự giữa đám bạn bè. Đây là một ngôi đình cổ trên địa bàn tỉnh Nam Định.

Đền Bảo Lộc

Làng Bảo Lộc thuộc xã Mỹ Phúc, huyện Mỹ Lộc là quê hương của Trần Hưng Đạo, vị anh hùng kiệt xuất của dân tộc. Để tưởng nhớ công ơn to lớn của ông, nhân dân đã lập đền thờ tại nơi ông đã được sinh ra và gọi là đền Bảo Lộc. Đền được dựng vào năm 1928, kiến trúc theo kiểu chữ “đinh”, đằng trước có dãy non bộ, tiền đường rộng 7 gian, trung đường 5 gian, hậu đường 3 gian. Trung đường thờ Quốc Công Tiết chế Trần Hưng Đạo. Bên trái là chùa thờ Phật, bên phải là phủ thờ Mẫu, hậu đường là đền Khải Thánh thờ than phụ Hưng Đạo Vương.

Đền Bảo Lộc cùng một số di tích khác tạo thành một quần thể kiến trúc lịch sử di tích nhà Trần, là một điểm du lịch hấp dẫn khách trong và ngoài nước.

Khu Bảo tồn thiên nhiên Giao Thủy

*

Khu Bảo tồn Giao Thủy.

Khu Bảo tồn Giao Thủy nằm hầu hết ở địa phận xã Giao Thiện, huyện Giao Thủy, Nam Định, trải dài qua Cồn Lu, Cồn Ngạn, Cồn Xanh. Vùng đất cửa sông Hồng này mỗi năm lấn ra biển từ 120 đến 150m do phù sa bồi đắp. Trong hơn 12.000ha đầm nước lợ có 4000ha đã được qui hoạch để nuôi trồng thủy sản, khu vực còn lại với thảm thực vật rộng chừng 7000ha là khu quản lý theo công ước Ramsar đầu tiên của Việt Nam.

Giao Thủy được chọn làm trạm dừng chân của hàng ngàn con chim di trú với rất nhiều giống, loài trên đường tìm về phương Nam khi mùa đông về cuối tháng 11 Âm lịch và khi chúng từ phương Nam quay lại vào khoảng cuối tháng 2, đầu tháng 3 hàng năm.

Rừng sú vẹt Giao Thủy là nơi cư ngụ của nhiều loài chim, mèo biển, cáo biển, rái cá… Dưới nước là các loại tôm, cá, cua, rắn, ngao, sò… là nguồn thức ăn phong phú của các loài chim. Vào mùa hoa sú vẹt, hương thơm tỏa mát là dịp hội tụ của những đàn ong mật.

Đến Giao Thủy du khách được sống trong không gian bao la của đất trời, mây nước; hít thở không khí trong lành, ngắm nhìn giang sơn của những đàn chim trời: sếu, cò, giang, bồ nông, ngỗng, vịt trời và nhiều loài chim khác đang cần mẫn kiếm mồi hoặc bay lượn tung tăng.

Làng cây cảnh Vị Khê

Làng Vị Khê ở xã Nam Điền, huyện Nghĩa Hưng, cách thành phố Nam Định 4km chuyên trồng hoa và cây cảnh. Không ai biết tường tận nghề trồng cây cảnh Vị Khê có từ bao giờ mà chỉ nghe truyền lại rằng từ thời Lý, làng hoa này đã rất nổi tiếng và nghệ thuật uốn tỉa cây thế và trồng cây cảnh. Hàng trăm năm trước vào mỗi mùa xuân, ở Kinh đô, Nhà vua thường mở hội thi cây cảnh và có nhiều năm người Vị Khê chiếm được giải cao. Chính vì vậy, tiếng tăm làng hoa Vị Khê đã được nhiều người chơi hoa, cây cảnh biết đến.

Bãi biển Thịnh Long

Từ thành phố Nam Định theo đường 21 đến thị trấn Hải Thịnh thuộc huyện Hải Hậu là đến bãi tắm Thịnh Long. Thịnh Long là một bãi tắm có cát mịn, thoải dài hàng cây số. Nước biển có độ mặn cao, sóng lớn, hấp dẫn nhiều du khách trong mùa hè oi bức. Du khách đến với biển Thịnh Long là đến với vẻ đẹp nguyên sơ, môi trường chưa bị ô nhiễm. Những hàng phi lao trên bờ biển xa ngút tầm mắt tô điểm cho biển Thịnh Long một vẻ đẹp thuần khiết, khoáng đạt.

Xem thêm :   thiên nhiên phân hóa đa dạng

Giới thiệu về Nam Định và các địa danh du lịch của tỉnh Nam Định

Nam Định hay còn gọi là thành Nam, là một tỉnh nằm ở phía Nam đồng bằng Bắc Bộ. Nam Định giáp tỉnh Thái Bình về phía đông bắc, tỉnh Ninh Bình về phía tây nam, tỉnh Hà Nam về phía tây bắc và về phía đông nam giáp vịnh Bắc Bộ thuộc Biển Đông Tỉnh Nam Định có diện tích là 1.668 km² và dân số khoảng là 1.850.000 người (năm 2016). Trung tâm là Tp Nam Định cách Hà Nội khoảng 80km Nam Định có khu dự trữ sinh quyển châu thổ Sông Hồng được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới ( năm 2004)

Các danh lam thắng cảnh Đền – Chùa – Phủ tại Nam Định

Nam Định là điểm đến thú vị của những bạn trẻ thích khám phá, tìm hiểu về những công trình kiến trúc cổ, những di tích lịch sử nổi tiếng … Những địa điểm du lịch tại Nam Định dưới đây chắc chắn sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc lựa chọn cho mình kỳ nghỉ lý tưởng.

*

Lễ Hội Đền Trần Nam Định

Phủ Thiên Trường – Đền Trần Nam Định:

Khu di tích Đền Trần – Phủ Thiên Trường tọa lạc đường Trần Thừa, phường Lộc Vượng,thành phố Nam Định, được xây dựng vào năm 1695 trên nền Thái miếu cũ – tức là Phủ Thiên Trường xưa. Các công trình nổi bật của đền Trần: đền Thiên Trường (đền Thượng), đền Cổ Trạch (đền Hạ) và đền Trùng Hoa. Đền là nơi thờ tự 14 vị vua nhà Trần cùng với gia quyến và các quan lại đã có công phù tá nhà Trần như Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn…

Tháp Phổ Minh Nam Định

Tháp Phổ Minh thuộc địa phận thôn Tức Mặc, xã Lộc Vượng, Nam Định. Tháp xây dựng từ thời Lý, năm 1262 vua Trần Thái Tông cho mở rộng với qui mô lớn hơn. Đây là nơi tu hành, tụng niệm của các quan lại, quý tộc nhà Trần. Tháp Phổ Minh gồm 14 tầng, cao 21,2m, mặt quay hướng Nam.Trọng lượng táp khoảng 700 tấn trên một diện tích nhỏ 30m2 lại ở vùng chiêm trũng nhưng vẫn đứng vững suốt bảy thế qua.Tháp là một trong những nơi thờ xá-lợi Trần Nhân Tông.

Phủ Dầy Nam Định

Khu di tích Phủ Dầy thuộc xã Kim Thái, huyện Vụ Bản là nơi thờ bà chúa Liễu Hạnh, một trong Tứ Bất Tử của Việt Nam. Di tích Phủ Dầy là một quần thể gồm Phủ Tiên Hương thuộc thôn Tiên Hương, Phủ Vân Cát thuộc thôn vân Cát và lăng bà chúa Liễu. Lễ hội tôn vinh bà nhằm ngày 15 tháng 3 âm lịch hàng năm.

Chùa Cổ Lễ Nam Định

Chùa Cổ Lễ có tên tự là chùa “Thần Quang” tọa lạc tại trung tâm thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Chùa do Quốc sư Minh Không xây dựng từ thế kỷ XII thời Lý. Các công trình nổi bật tại chùa: Tháp Cửu Phẩm Liên Hoa, cầu Cuốn cong ba nhịp, Hồ Chu Tích, chùa Trình,đền Linh Quang Từ, chuông Đại Hồng Chung… Chùa đã được công nhận là di tích lịch sử – văn hoá đặc biệt cấp quốc gia

Chùa Keo Hành Thiện Nam Định

Chùa Keo Hành Thiện là một ngôi chùa ở làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Đây là một trong những ngôi chùa cổ ở Việt Nam được bảo tồn hầu như còn nguyên vẹn kiến trúc 400 năm tuổi. Trong chùa còn lưu giữ, bảo tồn những di vật cổ từ thế kỷ 17 thời Hậu Lê rất giá trị. Đó là những án thư, sập thờ, tượng pháp, nhiều chuông, khánh, văn bia cổ, hoành phi, câu đối và sách chữ Hán nói về chùa Keo.

Các nhà thờ nổi tiếng tại Nam Định

Nam Định được coi là “thủ phủ” của các nhà thờ ở Việt Nam, nơi đây sở hữu rất nhiều nhà thờ cổ, nguy nga, có kiến trúc tuyệt đẹp.

*

Nhà thờ Nghĩa Hưng Nam Định

Nhà Thờ Đổ Nam Định

Nhà thờ đổ Hải Lý hay “Nhà thờ Trái Tim” ở xã Hải Lý, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, được xây dựng năm 1943 do kiến trúc sư người Pháp thiết kế. Kiến trúc của nhà thờ đổ được thiết kế rất công phu, đẹp mắt và bền vững với những cửa vòm mềm mại, uyển chuyển, Nằm cách Hà Nội khoảng 120km, nhà thờ đổ Nam Định với vẻ đẹp hoang sơ, hội tụ vẻ đẹp của trời biển, nắng gió và cát trắng là địa điểm tham quan độc đáo thu hút rất nhiều du khách.

Nhà Thờ Đông Cường Nam Định

Nhà thờ Đông Cường ở thị trấn Yên Định, Đông Cường là một trong số ít nhà thờ được tạo dựng bằng kết cấu gỗ và xây dựng vào thời Pháp thuộc. Nhà thờ gỗ được dựng lên hoàn toàn bằng phương pháp thủ công từ bàn tay tài hoa của các nghệ nhân Nam Định làm nên một công trình tôn giáo có tính thẩm mỹ rất cao.

Xem thêm :   Chiến dịch khám phá việt nam của cocoon là gì? chiến lược marketing của cocoon là gì

Tòa Giám Mục Bùi Chu Nam Định

Tòa giám mục Bùi Chu ở xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường được xây dựng từ năm 1885, trải qua hơn 100 năm cùng thời gian, tòa giám mục Bùi Chu vẫn uy nghiêm, bề thế. Với chiều dài 78 m, rộng 22 m và cao 15 m, hai tháp chuông cao 35.

Vườn Thiên Chúa Nam Định

Vườn Thiên chúa độc nhất vô nhị Việt Nam: Vườn kinh Ave Maria là một quần thể các tác phẩm nghệ thuật rất độc đáo nằm trong khuôn viên nhà thờ Bùi Chu nổi tiếng của Nam Định. Khu vườn là một quần thể các tác phẩm nghệ thuật mang chủ đề Công giáo, được bài trí hài hòa trong một không gian rộng lớn, nhiều cây xanh.

Vương Cung Thánh Đường Phú Nhai Nam Định

Vương Cung Thánh Đường Phú Nhai còn gọi là Nhà thờ Phú Nhai, Đền Thánh Phú Nhai là tên gọi của một nhà thờ Công giáo Rôma thuộc Giáo phận Bùi Chu, Việt Nam. Nhà thờ Phú Nhai nằm ở trung tâm của xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định, cách thị trấn Xuân Trường hơn 1 km. Đây là một trong những ngôi nhà thờ có diện tích rộng lớn nhất Việt Nam.

Các điểm du lịch sinh thái – Biển tại Nam Định

Bảo tàng đồng quê Nam Định

Bảo Tàng đồng quê Nam Định được xây dựng ở thôn Bỉnh Di, xã Giao Thịnh, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định. Nơi đây sẽ tái hiện lại cuộc sống lao động, sinh hoạt của các tầng lớp dân cư vùng đồng bằng Bắc Bộ từ xưa đến nay. Với nhiều hiện vật đơn sơ nhưng rất đa dạng, phong phú, có ý nghĩa sâu sắc về bảo tồn văn hoá dân tộc.

Cầu Ngói Chợ Lương Nam Định

Cầu Ngói Chợ Lương – một trong ba cây cầu ngói đẹp nhất Việt Nam, Cầu Ngói Chợ Lương ( mới được tu sửa năm 2010) thuộc xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Cầu có kiến trúc cổ kính, trang nhã, không mai một theo thời gian, là một trong ba cây cầu cổ đẹp nhất Việt Nam vẫn còn lưu giữ lại cho đến nay.

Khu Du Lịch Sinh Thái Núi Ngăm Nam Định

Khu di lịch sinh thái núi Ngăm ở Thôn Kim Thái, xã Minh Tân, Huyện Vụ Bản, Tỉnh Nam Định,với diện tích 15ha, nằm dưới chân núi Ngăm, là một trong những nơi hiếm hoi có núi của tỉnh Nam Định, Cảnh quan ở thơ mộng, không gian rộng rãi, Khung cảnh sơn thuỷ hữu tình cùng những nét hoang sơ và bầu không khí trong lành.

Vườn Quốc Gia Xuân Thủy Nam Định

Vườn Quốc gia Xuân Thủy ở xã Giao Thiện, huyện Giao Thuỷ có diện tích 12.000 ha thuộc vùng cửa sông Hồng. Nơi đây được coi là nơi lưu trú của khoảng 100 loài chim trên đường di cư về phương Nam sinh sống cùng với nhiều loại thực vật bậc cao, động vật quý hiếm.. Vườn Quốc gia Xuân Thủy vinh dự được UNESCO công nhận là rừng ngập mặn đầu tiên ở Việt Nam theo công ước Ramsar, rừng ngập mặn thứ 50 của thế giới.

Cồnn Lu — Cồn Ngạn Nam Định

Cồn Lu – Cồn Ngạn là khu rừng ngập mặn thuộc huyện Giao Thủy cách thành phố Nam Ðịnh 60 km về phía đông nam. Với diện tích 7785 ha, đây là rừng sinh thái ven biển tự nhiên khá tiêu biểu với rất nhiều loại động thực vật quý. Cồn Lu-Cồn Ngạn từ nhiều đời nay đã là điểm dừng chân của rất nhiều loài chim di trú từ phương bắc. Hàng năm cứ vào tháng 11 đến tháng 12 âm lịch, từng đàn chim, đông hàng vạn con từ nhiều nơi di cư về đây tránh rét, tích lũy năng lượng, đẻ trứng rồi lại bay đi. Theo đánh giá của các nhà khoa học thì ở đây có tới 181 loài chim về cư trú, trong đó có những loài được ghi vào sách đỏ như cò thìa, bồ nông, mòng biển. Năm 1989 khu Cồn Lu-Cồn Ngạn đã được UNESCO công nhận được tham gia Công ước RAMSAR về bảo tồn tự nhiên.

Xem thêm: Công thức của cao su thiên nhiên là gì? đặc tính, ưu điểm và ứng dụng của nó

Biển Quất Lâm Nam Định

Biển Quất Lâm thuộc huyện Giao Thuỷ – Nam Định Bãi biển Quất Lâm hay còn được biết đến với cái tên khu du lịch Quất Lâm, là bãi biển nổi tiếng của Nam Định có quy hoạch rộng 58ha, Biển Quất Lâm nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 120km

Biển Thịnh Long Nam Định

Bãi biển Thịnh Long thuộc thị Trấn Thịnh Long, huyện Hải Hậu. Thịnh Long là một bãi tắm mới đưa vào khai thác du lịch vài năm nay. Bãi tắm Thịnh Long có cát mịn, thoải dài hơn 3 km, biển hiền hòa, êm đềm đánh những con sóng nhỏ lên bờ cát mịn.

Ngoài ra Nam Định có Hội Chợ Viềng Nam Định Nổi tiếng cả nước và được gọi là chợ mua may bán đắt. Chợ diễn ra mỗi năm 1 lần vào đêm ngày 7 rạng sáng ngày 8 tháng giêng âm lịch

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết 18 địa điểm du lịch nổi tiếng ở nam định không thể không đi, top 10 thắng cảnh ở tỉnh nam định . Đừng quên truy cập Chaolong TV kênh trực tiếp bóng đá số 1 Việt Nam hiện nay để có những phút giây thư giãn cùng trái bóng tròn !

By Chaolong TV

Chaolong TV trang web xem livestream bóng đá trực tiếp miễn phí tất cả các giải đấu hàng đầu thế giới. Xem bóng đá trực tiếp tốc độ cao chất lượng 4k, không quảng cáo, bình luận tiếng việt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *