Rate this post

Phát triển các giác quan của bé trong những tháng năm đầu đời vô cùng quan trọng đối với sự phát triển tinh thần, trí tuệ và cảm xúc về sau. Vậy hãy cùng Friso theo dõi quá trình phát triển và cách để phát triển 5 giác quan của bé hiệu quả trong bài viết sau nhé!
Mục lục ẩn

1. Các giác quan ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của bé?

Các giác quan của bé hình thành rất sớm. Theo đó, từ tuần thứ 8 của thai kỳ, bé đã hình thành xúc giác và khứu giác. Dần dần, con sẽ phát triển vị giác ở tuần 16, thính giác ở tuần 18 và thị giác ở tuần 20. 

Sau khi bé ra đời, các giác quan vẫn tiếp tục phát triển và ảnh hưởng trực tiếp đến trí tuệ, tinh thần và thể chất của bé về sau. Cụ thể:

Việc tiếp xúc với những trải nghiệm, đồ vật và tương tác mới, giúp hoàn thiện thị giác, khả năng nhận thức, học hỏi và ghi nhớ của con.Bé được kích thích các giác quan từ sớm thường lanh lẹ, năng động và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.Thông qua việc khám phá 5 giác quan của bé, các kỹ năng nền tảng cho toán học và khoa học như quan sát, đo lường, suy luận,… cũng được phát triển. Đồng thời, việc trải nghiệm giác quan cũng thúc đẩy trí tưởng tượng và sự sáng tạo của bé về sau.

Bạn đang xem: Khám phá các giác quan của bé

*

 

2. Những trò chơi giúp phát triển 5 giác quan của bé bằng cách khám phá tự nhiên

Để bắt đầu, bố mẹ hay lấy một quyển vở trống và chia thành 5 phần, mỗi phần là một giác quan. Rủ bé cùng chơi trò “con thấy” ở ngoài trời và để bé tự ghi lại những quan sát của mình tương ứng với từng phần giác quan trong nhật ký, từ đó bạn sẽ giúp bé khám phá tất cả 5 giác quan đấy! 

*

Nhìn: Con thấy bằng mắt

Khi mới sinh, bé sẽ bị hạn chế về việc nhận thức và phân biệt màu sắc. Nhưng đến 2 tháng tuổi, bé có thể phân biệt được các màu cơ bản. Sau đó, bé sẽ đạt được thị lực đầy đủ về màu sắc trong khoảng thời gian từ 4 đến 7 tháng tuổi. Đến khi được 2 tuổi, khả năng nhận thức màu sắc của bé sẽ gần như người lớn.

Hãy kích thích thị giác và khả năng tư duy của bé thông qua việc đoán đồ vật. Theo đó, bố mẹ hãy cùng bé đi dạo quanh công viên gần nhà và để bé để đoán vật mà bố mẹ nhìn thấy. Ví dụ, “Bố/Mẹ thấy bằng mắt, một cái gì đó màu đỏ và có cánh! Con hãy nhìn và tìm xem đó là gì nhé”.

*

Ngửi: Con ngửi bằng mũi

Bố mẹ có biết bé đã có thể biết đâu là mẹ mình thông qua khứu giác sau khi sinh. Theo đó, để hỗ trợ khứu giác của bé phát triển hơn nữa, bố mẹ có thể cho bé làm quen với những người mới, môi trường mới và đặc biệt là thức ăn mới. Khi bạn cho trẻ tiếp xúc với thức ăn mới, trẻ cũng có thể học cách phân biệt giữa các mùi hương khác nhau.

Nếu có dịp cả gia đình đi biển, bố mẹ hãy cho bé đứng bên bờ biển và hít một hơi thật sâu. Lúc này hãy cho bé đoán mùi vị mà bé đang cảm nhận được. Có phải là mùi mằn mặn của biển không?

*

Nghe: Con nghe bằng tai

Trẻ khi mới sinh ra đã có khả năng phân biệt âm thanh nhạy bén vì bé đã có thể thu nhận sóng âm kể từ khi còn trong bụng mẹ. Khi được 3 tháng tuổi, bố mẹ sẽ dễ dàng thấy bé dành sự chú ý đến những nơi phát ra âm thanh. Đến khi được 4 đến 8 tháng, bé sẽ nghe được đầy đủ các tần số âm thanh.

Cùng bé đi dạo quanh khu phố và lắng nghe những âm thanh thú vị là một trong những cách hiệu quả để phát triển thính giác của bé. Bố mẹ cũng hãy đề cập các gợi ý để bé có thể chú ý và nghe được tiếng chim hót hoặc gió lùa qua tán cây.

*

Nếm: Con nếm bằng lưỡi

Trẻ sơ sinh có thể phân biệt được các vị ngọt, mặn, chua và đắng. Bé sẽ đạt được độ nhạy cảm hoàn toàn với mùi vị khi được 12 đến 19 tháng tuổi.

Khi cả nhà cùng nhau đi cắm trại, hãy bịt mắt bé lại và cho bé nếm thử những quả dâu chua chua ngọt ngọt cuộn trong lớp phô mai mằn mặn và để bé đoán thử nhé. Trò chơi này có tác dụng bổ sung vào “dữ liệu” nhận thức của bé và để bé có thể phát triển sở thích ăn uống đa dạng.

Xem thêm :   Kinh nghiệm du lịch thái lan tự túc, du lịch thái lan trọn gói giá rẻ

*

Chạm: Con sờ bằng tay

Xúc giác là một trong những giác quan đầu tiên được phát triển trước khi trẻ chào đời và luôn được “cập nhật mới” trong suốt cuộc đời của bé. Theo các chuyên gia, chỉ thời gian ngắn sau khi mới sinh, bé của bạn có thể phân biệt nhiệt độ nóng/lạnh và cảm thấy đau. Từ 1 – 9 tháng tuổi, bé sẽ có thể phân biệt sự khác biệt về kết cấu bằng tay và miệng. Khi còn là trẻ mẫu giáo, bé sẽ có thể phân biệt sự khác biệt về kích thước và hình dạng bằng cách chạm.

Để phát triển xúc giác, bố mẹ hãy cùng bé tản bộ dọc theo một con đường mòn trong một khu vườn. Bịt mắt bé, sau đó nắm tay bé và cho bé cảm nhận khi chạm vào lông động vật, vỏ cây và hoa dọc lối đi sẽ có cảm nhận như thế nào. Điều này sẽ giúp bé hiểu hơn xúc giác là như thế nào cũng như tăng khả năng nhận biết được những vật xung quanh thông qua xúc giác.

3. Bật mí cách để con yêu khỏe mạnh phát triển các giác quan, mẹ an tâm

Để giúp con yêu tràn đầy năng lượng khám phá thế giới xung quanh, mẹ cần phải “trang bị” cho con một chiếc bụng khỏe với khả năng tiêu hóa tốt, hấp thu dưỡng chất nhanh chóng. Bên cạnh chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, “bí quyết” giúp con thoải mái phát triển các giác quan của bé còn nằm ở việc lựa chọn sữa công thức phù hợp.

Được sản xuất theo quy trình xử lý nhiệt một lần (từ sữa tươi thành sữa bột) bảo toàn nguyên vẹn hơn 90% đạm sữa mềm nhỏ, tự nhiên, Friso Gold giúp trẻ tiêu hóa dễ dàng, giảm hẳn tình trạng táo bón và chướng bụng khó chịu. Không chỉ vậy, sản phẩm còn bổ sung chất xơ GOS và 5 loại Nucleotides giúp bảo vệ sức khỏe đường ruột, giúp con yêu hấp thu dưỡng chất nhanh chóng.

*

 

Đồng thời, để con tha hồ khám phá xung quanh mà không sợ bị vi khuẩn, virus tấn công, mẹ đừng quên trang bị cho con “tấm chắn” đề kháng vững vàng nhờ nguồn sữa chất lượng từ Friso Gold Pro. Sản phẩm bổ sung đại dưỡng chất HMO (chiếm 10% trong sữa mẹ) giúp nâng cao sức đề kháng của trẻ, giảm các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Đồng thời, Friso Gold Pro còn chứa chất xơ Pure
GOS tăng cường sức đề kháng đường ruột, phòng tránh hiệu quả các bệnh về tiêu hóa như đầy hơi, táo bón, tiêu chảy ở trẻ,… 

*

 

Đặc biệt, cả hai sản phẩm Friso Gold và Friso Gold Pro đều là thức uống “khoái khẩu” của nhiều trẻ nhờ vị thanh nhạt, không đường, hợp vị bé, kích thích con yêu uống ngon và nhiều ngay từ lần đầu nếm thử. 

Có thể thấy, quá trình phát triển các giác quan của bé không thể thiếu sự đồng hành, quan tâm, hướng dẫn của bố mẹ. Đồng thời, trang bị cho con sức khỏe thể chất tốt cũng là yếu tố quan trọng đảm bảo bé yêu phát triển toàn diện. Vì thế, ngoài chế độ ăn uống đầy đủ, mẹ đừng quên cho con uống sữa Friso Gold và Friso Gold Pro để có tiêu hóa khỏe, sức đề kháng vững vàng thỏa sức khám phá thế giới xung quanh nhé!

Trong những năm tháng đầu đời, sự phát triển các giác quan của bé diễn ra vô cùng nhanh chóng và mạnh mẽ. 5 giác quan chính là công cụ để bé tiếp nhận thông tin và phản ứng lại với thế giới xung quanh. 

Do đó, nhằm giúp con yêu phát triển toàn diện, cha mẹ nên am hiểu về kiến thức trong thế giới đầy màu sắc này của trẻ.. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ có cái nhìn “tất tần tật” về khái niệm cũng như những cột mốc đáng giá trong sự phát triển các giác quan của bé trong giai đoạn từ 0-12 tháng tuổi.

I. 5 giác quan bao gồm gì?

Giác quan của trẻ sơ sinh bao gồm thị giác, xúc giác, khứu giác, vị giác, thính giác. Để hiểu rõ hơn về sự phát triển của các giác quan, mẹ cần tìm hiểu về từng giác quan một cách chi tiết.

Thị giác là gì? Một trong các giác quan của bé

Thị giác là khả năng nhận và diễn giải thông tin từ ánh sáng đi vào mắt. Việc bé có khả năng thị giác như thế nào được gọi là thị lực, tầm nhìn. Hệ thị giác cho phép bé thu nhận và xử lý thông tin từ môi trường bên ngoài.

Xúc giác là gì?

Xúc giác là một trong các giác quan của bé có được khi đụng chạm, tiếp xúc bằng da bằng thịt (thông qua tay, chân…). Chẳng hạn như khi bé đói, bé sẽ dùng miệng sờ soạng để tìm ti mẹ hay khi bé ăn no, bé sẽ dùng tay chạm vào cằm mẹ.

Ngoài ra, các nhà khoa học nhận thấy khi ngậm một vật gì đó trong miệng, trẻ không đơn thuần nếm thử mùi vị của nó, mà còn đang dùng lưỡi và môi – những vùng xúc giác nhạy cảm nhất – để xác định các đặc tính khác.

Một trong số các giác quan của bé – Thính giác là gì?

Đây là khả năng tiếp thu âm thanh bằng cách phát hiện các dao động qua tai. Trẻ sơ sinh sử dụng đôi tai để tiếp nhận một lượng lớn thông tin về âm thanh từ thế giới xung quanh.

Thính giác của trẻ cũng giúp chúng học ngôn ngữ và kích thích sự phát triển của não bộ.

*

Thính giác của bé phát triển từ khi còn trong bụng mẹ.

Vị giác là gì?

Vị giác cũng là một trong số năm các giác quan của bé. Khái niệm vị giác đề cập đến khả năng phát hiện mùi vị của các chất như thực phẩm, một số khoáng chất…

Vị giác của trẻ sơ sinh bắt đầu phát triển từ khi ở trong bụng mẹ. Khi mang thai được 9 tuần, miệng và lưỡi của bé đã hình thành cùng với các nụ vị giác đầu tiên.

Xem thêm :   Miêu tả cảnh đẹp mà em đã gặp trong mấy tháng nghỉ hè, top 40 (hay nhất)

Khứu giác là gì trong các giác quan của bé?

Các giác quan của bé thường có mối liên kết chặt chẽ với nhau theo từng giai đoạn phát triển. Trong đó phải kể đến là khứu giác và vị giác. Vị giác giúp trẻ nhận thức về mùi. Tương tự như vậy, các thụ quan trong mũi sẽ thu nhận các chất tạo mùi thông qua hít thở thông thường.

Khứu giác của trẻ sơ sinh bắt đầu phát triển khi còn trong bụng mẹ, đặc biệt là thông qua mùi nước ối. Mùi hương này tương tự với mùi sữa mà trẻ có thể cảm nhận sau khi sinh.

II. Sự phát triển các giác quan của bé theo từng cột mốc

1. Sự phát triển các giác quan của bé: Thị giác

Khi mới sinh ra: Khả năng xử lý màu sắc của bé vẫn còn hạn chế. Bé chỉ phản ứng khi vật mà bé nhìn thấy lớn và có nhiều màu sắc tương phản (màu sáng hay tối) Bé chỉ nhìn thấy được những sự vật cách xa mắt mình 20-30cm. Nhưng cũng chỉ thấy một cách mờ ảo, không rõ từng nét. Trẻ 4-5 tháng tuổi: Các tế bào hình nón và que trong võng mạc gần như phát triển toàn diện. Thời điểm này, con yêu có thể nhìn thấy mọi vật với từng màu sắc sinh động khác nhau. Trẻ 6-8 tháng tuổi: Ở giai đoạn này, sự phối hợp giữa tay và mắt cải thiện đáng kể. Bé thường vẫy tay hoặc với theo đồ vật mẹ đưa. Nhận thức về độ sâu của con cũng sẽ được cải thiện dần dần và con có thể nhìn thấy những vật ở cách xa 10m. Trẻ 9-12 tháng tuổi: Đây là lúc bé đã có khả năng thị giác giống như người lớn. Bé có thể nhận thức về chiều sâu và ước lượng khoảng cách xa gần của vật. Ngoài ra, bé có thể quan sát và với đồ vật trong phạm vi của chính mình.

2. Sự phát triển các giác quan của bé: Xúc giác

Khi mới sinh ra: Trẻ có làn da nhạy cảm. Một số vùng trên cơ thể đặc biệt nhạy cảm khi chạm vào như miệng, má, mặt, bàn tay, bụng và lòng bàn chân. Việc tiếp xúc da kề da sẽ giúp bé có cảm giác được che chở và bé thường phản ứng lại bằng cách cố gắng chạm vào cằm của mẹ thể hiện sự gắn kết. Trẻ 2-3 tháng tuổi: Trẻ thích cảm giác được cha mẹ ôm ấp, nâng niu và thường đáp lại bằng cách rúc vào lòng hoặc chạm vào cằm cha mẹ. Thêm nữa, ở thời điểm này lưỡi, môi và miệng của trẻ cũng rất nhạy cảm. Trẻ sử dụng chúng như một cách cảm nhận về các vật thể xung quanh. Trẻ 4-5 tháng tuổi: Các khối cơ của bé đang phát triển mạnh, đặc biệt là ở cánh tay và bàn tay. Điều này tạo điều kiện cho trẻ thực hiện các hành động nâng, cầm, nắm các đồ vật bằng cả hai tay nhưng vẫn dùng miệng để cảm nhận cấu trúc của chúng. Trẻ 6 tháng tuổi: Lúc này, trẻ đang học cách để vươn tay, cầm nắm đồ vật bằng cả hai tay và chuyển vật từ tay này sang tay khác. Trẻ thích những đồ chơi có thể chạm và tương tác như gấu bông có phát ra âm thanh.

Trẻ 7-8 tháng:

Trẻ có thể phân biệt được vật thể phẳng và vật thể đa chiều. Bé thích khi được chạm vào đồ chơi có thể xoắn hoặc xoay như tay cầm. Đây cũng là giai đoạn trẻ bắt đầu tập bò. Gia đình nên tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc nhiều hơn với các đồ vật xung quanh.

Trẻ 11-12 tháng tuổi:

Khi được 1 tuổi, bé thích khám phá các loại đồ vật có tính chất khác nhau như cứng, mềm, lạnh, ướt, dính và sệt. Trẻ không dùng miệng nữa mà dùng tay để cảm nhận vât.

3. Sự phát triển các giác quan của bé: Thính giác

Khi vừa sinh ra: Trẻ 6-8 tháng tuổi: Bé sẽ biết xác định nơi nào phát ra âm thanh và thường ngoái đầu theo như một bản năng. Bé cũng thường tỏ ra thích thú với những âm thanh vui nhộn. Trẻ 12 tháng tuổi: Lúc này, các giác quan của bé như thính giác tốt hơn nhiều, bé đã có thể nhận ra những bài nhạc yêu thích và bày tỏ thích thú với từng giai điệu đó.

4. Sự phát triển các giác quan của bé: Vị giác

*

Trẻ sơ sinh tới 3 tháng tuổi: Ở giai đoạn này, vị giác của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm. Bé có thể phân biệt được vị ngọt và đắng và có khuynh hướng thích ngọt hơn. Đặc biệt là vị ngọt của sữa mẹ. Trẻ 6-12 tháng tuổi: Thời điểm ăn dặm, bé có thể lập tức thích một số loại thức ăn và từ chối số còn lại bởi nó quá khác lạ với vị ngọt trong sữa của mẹ. Đến khoảng 7 tháng hoặc 8 tháng tuổi, bé bắt đầu thử ăn thức ăn bằng tay. Đây là cơ hội để các bà mẹ cho bé thử các vị mới từ các loại trái cây và rau củ mềm.

5. Sự phát triển các giác quan của bé: Khứu giác

Khi bé sinh ra: Bé đã quen với mùi hương từ cơ thể mẹ, nên dễ dàng nhận thấy sự khác biệt giữa sữa mẹ và các bà mẹ khác. Do đó, mẹ nên tránh sử dụng các loại sản phẩm gây mùi quá mức nhằm giúp bé cảm nhận mùi tốt hơn. Trẻ 6 tháng tuổi: Mùi thơm và vị thức ăn sẽ quyết định bé có ăn món đó hay không. Nếu thích bé sẽ chỉ tay, mỉm cười, hoặc tạo ra âm thanh Sở thích ăn uống của bé có thể có nhiều đặc điểm giống của mẹ. Điều này có thể là do bé đã quen với mùi món ăn mẹ thích khi mang thai. Trẻ từ 12 tháng tuổi: Đến giai đoạn này, các giác quan của bé dần rõ hơn. Bé đã có một danh sách các món ăn yêu thích cho riêng mình. Vậy nên, mẹ hãy tôn trọng quyết định của con yêu nhé. Khứu giác của bé sẽ tiếp tục phát triển cho đến khi được 8 tuổi.

III. Mẹ hỗ trợ gì để giúp phát triển các giác quan của bé?

1. Mẹ hỗ trợ gì để giúp con phát triển thị giác?

Thị giác trẻ sơ sinh phát triển đồng nghĩa với việc trí não phát triển. Vì thế, mẹ hãy giúp con nhận biết về thế giới xung quanh qua đôi mắt bé nhỏ của mình:

Xem thêm :   Giáo án khám phá khoa học tìm hiểu về nước, giáo án tìm hiểu về nước

Cho bé nhìn các chấm tròn đen trắng: Các nghiên cứu cho thấy trẻ sơ sinh dù không thể phân biệt màu sắc nhưng lại đặc biệt yêu thích các chấm tròn đen trắng. Vì thế, mẹ nên cho bé chơi các đồ chơi, sách ảnh có độ tương phản màu sắc như đen, trắng Biểu cảm gương mặt của mẹ: Suốt quá trình phát triển thị giác, khuôn mặt mẹ chính là yếu tố kích thích thị giác tốt nhất cho bé. Chính vì thế, mẹ đừng ngại tạo biểu cảm nhiều nét mặt khác nhau như làm mặt hề cho bé xem nhé. Kích thích bé phối hợp tay – mắt: Đồ chơi treo lủng lẳng trên nôi, xe đẩy là sự lựa chọn tốt cho bé từ 6 tháng tuổi, bởi bé thích nhìn những vật chuyển động trước mắt mình, thậm chí với tay để nắm bắt. Đây là nền tảng quan trọng cho sự phối hợp tay – mắt của bé. Hỗ trợ thị giác bằng thực phẩm hằng ngày: Việc bé thưởng thức món ăn có màu sắc, hình dạng, kích cỡ khác nhau sẽ có lợi cho sự phát triển thị giác. Thông qua đó, bé biết nhận diện màu sắc, hình dạng tốt hơn.

2. Mẹ hỗ trợ gì để giúp con phát triển xúc giác?

*

Mẹ luôn thắc mắc làm thế nào để một trong số các giác quan của bé như xúc giác có thể phát triển tốt từ khi con còn nhỏ. Dưới đây, một số cách có thể giúp ích cho mẹ:

Cho bé tiếp xúc các loại đồ chơi khác nhau: Mẹ cho bé chơi các loại đồ chơi với nhiều kiểu dáng và tính chất khác nhau, có tiếng động, phù hợp với lứa tuổi. Khi bé lớn hơn chút, mẹ có thể cho bé chơi với cát, đất sét hoặc nước để giúp bé khám phá, cảm nhận được độ mềm cứng của vật. Cho bé tiếp xúc với thức ăn: Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, mẹ hãy để con tiếp xúc và chơi với thức ăn. Hành động này sẽ cho trẻ có cơ hội sử dụng các ngón tay để tiếp xúc cảm nhận món. Mát-xa cũng là một cách giúp bé phát triển: Mát-xa mang lại sự tiếp xúc da kề da giữa mẹ và bé. Biện pháp này có tác dụng tốt đối với tất cả trẻ sơ sinh, kể cả trẻ sinh non và nhẹ cân. Tuy nhiên, mẹ nên chú ý đến phản ứng của bé trước các kiểu chạm, để biết cảm xúc của bé với chúng. Từ đó đưa ra cách làm dịu phù hợp hơn.

3.

Xem thêm:

Mẹ hỗ trợ gì để giúp con phát triển thính giác?

Thính giác là một giác quan nhạy cảm và cần được kích thích một cách nhẹ nhàng nếu mẹ không muốn gây ảnh hướng không tốt đến các giác quan của bé.

Cho bé khám phá âm nhạc: Mẹ chọn các bài hát có tiết tấu sinh động phù hợp với trẻ hoặc hát cho con nghe khi rảnh rỗi sẽ giúp con nghe tốt hơn. Đồng thời, chỉ ra nhịp điệu của đồng hồ tích tắc và âm thanh của chuông gió cũng là cách giúp con phát triển thính giác. Nói chuyện kết hợp đọc sách: Bắt đầu từ khi bé mới sinh. Lắng nghe giọng nói của cha mẹ sẽ giúp thính giác của bé phát triển kỹ năng về các nhịp điệu của ngôn ngữ Thay đổi cao độ âm thanh: Mẹ thay đổi cao độ của giọng nói, sử dụng trọng âm, cách hát và phát âm sẽ làm cho mối liên kết âm thanh giữa cha mẹ và em bé trở nên sôi động hơn. Thêm nữa, cha mẹ càng nói và đọc cho trẻ nghe nhiều, bé càng học được nhiều âm hơn từ đó lắng nghe rõ hơn từng từ.

4. Mẹ làm gì để hỗ trợ vị giác – một trong các giác quan của bé phát triển?

Lần đầu cho bé ăn dặm, mẹ nên cho em bé thử nhiều loại thức ăn xay nhuyễn có vị ngọt tự nhiên khác nhau như: cà rốt, khoai tây… khi bé quen dần cách ăn, mẹ mới cho con ăn các món ăn mới. Tốc độ cảm nhận thức ăn của bé khác với người lớn. Do đó, hãy để bé từ từ làm quen với các món ăn. Ban đầu đối với một số vị, mẹ có thể để bé nếm rồi nhả ra, lâu dần bé sẽ quen và tự tin hơn khi thử nhiều món. Mẹ không nên cho muối và đường vào thức ăn của bé. Vì lúc này, thận của bé chưa sẵn sàng để lọc các loại thức ăn chứa 2 loại gia vị này.

5. Mẹ làm gì hỗ trợ phát triển khứu giác cho con?

*

Tăng cường những hành động âu yếm, nâng niu con hàng ngày nhằm giúp con phát triển khứu giác. Theo bác sĩ nhi khoa mẹ hãy thử cho bé làm quen với mùi hương đặc trưng của mẹ như tinh dầu, kem dưỡng ẩm… nếu muốn bé nhận biết mẹ thông qua mùi đó. Ngoài ra, cha mẹ nên cho con tiếp xúc với nhiều mùi hương tự nhiên quen thuộc như mùi thức ăn , chăn nỉ, gối, … nữa nhé.

Giai đoạn phát triển các giác quan của bé sơ sinh rất cần thiết và quan trọng, cha mẹ cần theo dõi sự thay đổi của bé thường xuyên để biết được con mình đang phát triển như thế nào, nhằm có phương pháp chăm sóc phù hợp hơn cho bé yêu của mình. Tuy nhiên, mẹ không nên kích thích trẻ quá lâu (mỗi lần chỉ khoảng từ 5 đến 15 phút) hoặc kích thích quá mạnh so với tốc độ phát triển của bé để tránh ảnh hưởng tới một trong các giác quan của bé, mẹ nhé!

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết Khám phá các giác quan của bé thông qua trò chơi đơn giản, 10 hoạt động giúp bé khám phá bằng giác quan . Đừng quên truy cập Chaolong TV kênh trực tiếp bóng đá số 1 Việt Nam hiện nay để có những phút giây thư giãn cùng trái bóng tròn !

By Chaolong TV

Chaolong TV trang web xem livestream bóng đá trực tiếp miễn phí tất cả các giải đấu hàng đầu thế giới. Xem bóng đá trực tiếp tốc độ cao chất lượng 4k, không quảng cáo, bình luận tiếng việt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *