Rate this post

S().get
Month()>+”https://baigiangdienbien.edu.vn/”+y2(t
S().get
Year())+”-“+t
S().get
Hours()+”:”+t
S().get
Minutes()+” “+k()”; d
T();

UBND Huyện Củ Chi > pages > di-tich-danh-thang

*

Mau
Left
Right

THÔNG TIN GIỚI THIỆU
Giới thiệu
THÔNG TIN CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH
HỆ THỐNG VĂN BẢN
Quy phạm pháp luật
Chỉ đạo, điều hành
PHẢN ÁNH – KIẾN NGHỊ
THÔNG TIN LIÊN HỆ
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
THÔNG TIN BÁO CHÍ
LIÊN KẾT WEB
Trang web liên kết Hồ Chí Minh city web Quận 1 Quận 2 Quận 3 Quận 4 Quận 5 Quận 6 Quận 7 Quận 8 Quận 9 Quận 10 Quận 11 Quận 12 Quận Bình Tân Quận Bình Thạnh Quận Gò Vấp Quận Phú Nhuận Quận Tân Bình Quận Tân Phú Quận Thủ Đức Huyện Bình Chánh Huyện Cần Giờ Huyện Củ Chi Huyện Hóc Môn Huyện Nhà Bè Đại biểu nhân dân TP Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP Văn phòng UBND thành phố Tòa án nhân dân TP Thanh tra TP Sở Tư pháp Sở Ngoại vụ Sở Nội vụ Sở Kế hoạch và Ðầu tư Sở Tài chính Sở Công Thương Sở Quy hoạch Kiến trúc Sở Tài nguyên và Môi trường Sở Giao thông Vận tải Sở Thông tin và Truyền thông Sở Khoa học và Công nghệ Sở LĐ-TBXH Sở Y tế Sở Giáo dục và Ðào tạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sở Xây dựng Sở Nông nghiệp và PTNT Công an Tp. Hồ Chí Minh Sở Cảnh sát PCCC Ban dân tộc TP.HCM Cục Thuế Cục Hải quan Cục Thống kê Hội đồng thi đua khen thưởng Trường Cán bộ thành phố

*
*

DI TÍCH, DANH THẮNG

Cộng đồng dân cư sinh sống trên vùng đất Củ Chi đa số theo tín ngưỡng dân gian, ngoài ra còn theo các tôn giáo khác như Phật giáo, Công giáo , Tin lành…., tuy xuất phát từ nhiều nguồn gốc khác nhau nhưng khi tụ cư về đây đã cùng đoàn kết, hòa hợp chung sức chung lòng đánh địch, chống giặc ngoại xâm bảo vệ quê hương. Mỗi nhác cuốc khoét sâu vào lòng đất trong những đêm lặng thầm đào địa đạo là chất chứa trong đó cả một tấm lòng yêu nước nồng nàn và căm thù giặc sâu sắc, một tình cảm tha thiết với quê hương, làng xóm, cùng nỗi đau khôn cùng trước cảnh nước mất, nhà tan. Trải qua hai cuộc kháng chiến, mảnh đất Củ Chi đã để lại nhiều di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật văn hóa gắn bó với thời gian, là cái nôi truyền dạy cho các cháu về tinh thần yêu nước của nhân dân Củ Chi:

1. Di tích lịch sử địa đạo Bến Dược:

Di tích địa đạo Bến Dược còn gọi là Khu di tích lịch sử văn hóa địa đạo Củ Chi, thuộc địa bàn ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh. Khu di tích nằm ở tận cùng về phía Bắc của huyện Củ Chi, Tây Bắc giáp với sông Sài Gòn, Đông Bắc giáp ấp Phú Lợi, Tây Nam giáp ấp Lộc Thuận, Lộc Hưng (Trảng Bàng) và Đông Nam giáp ấp Phú Hòa, cách Trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 70km về hướng Tây Bắc.

Bạn đang xem: Những điểm tham quan di tích lịch sử ở miền nam

*

Năm 1961, địa đạo chỉ là những đường hầm ngầm sâu trong lòng đất, kéo dài vài chục thước… cốt tránh địch hơn là đối phó. Năm 1962, khi cuộc chiến chống đế quốc Mỹ bước sang giai đoạn quyết liệt, đồng chí Võ Văn Kiệt, lúc này là bí thư Khu ủy Sài Gòn – Gia Định chỉ thị thành lập Ban chỉ đạo xây căn cứ và công trình lấy ngày thành lập Đảng (3 tháng 2) khởi công. Địa đạo được xây dựng theo kinh nghiệm từ trước, cứ khoảng 16m tạo một giếng đường kính 0,6m, sâu 3m khi giáp mí thì lấp miệng. Từ đáy giếng dùng cuốc chim khoét sâu tạo địa đạo có chiều ngang 50cm, cao 80cm. Địa đạo gồm các ngóc ngách theo thế vừa chiến đấu, vừa tiếp nối từ hầm này sang hầm khác thành một thế liên hoàn được tính toán hết sức khoa học. Do có nhiều ngỏ ngách, nhiều đoạn giao nhau hoặc song song nên địa đạo kéo dài trên 100 cây số, có đoạn hẹp, rộng có khi phải trườn vào và có chốt an toàn phòng khi địch sử dụng hợi cay hoặc bơm nước độc xuống địa đạo…. Miệng địa đạo là một cấu trúc đặc biệt, rất tinh vi thường lẫn lộn trong bụi rậm, gò mối, nấp hầm vừa vặn một người chui, lỗ thông hơi tạo đường xiên núp trong các bụi rậm khó phát hiện. Điểm nổi bật của khu địa đạo là các hầm đều âm trong lòng đất. Những căn hầm cho văn phòng, y tế, cơ yếu, hậu cần, văn nghệ, bếp hoàng cầm….

2. Di tích lịch sử địa đạo Bến Đình:

Khu di tích lịch sử địa đạo Bến Đình thuộc ấp Bến Đình, xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi, nằm về phía Bắc thị trấn Củ Chi, giáp với sông Sài Gòn và tỉnh lộ 15, cách Trung tâm thành phố 55km. Phía Bắc giáp với xã An Nhơn Tây, phía Nam giáp xã Phú Hòa Đông, phía Tây giáp xã Phạm Văn Cội và phía Đông giáp sông Sài Gòn.

*

Trong cuộc kháng chiến, do địch tập trung đánh phá càn quét địa bàn Củ Chi rất gay gắt nên căn cứ Huyện ủy không cố định, phải di chuyển nhiều nơi. Từ năm 1964 – 1967, Nhuận Đức là một trong 6 xã giải phóng phía bắc có hệ thống địa đạo hoàn chỉnh liên hoàn giữa các ấp, Bến Đình – xã Nhuận Đức có địa thế rất thuận lợi với khu rừng trích trải dài trên hàng trăm hecta, lại là vùng đồi cao rắn chắc tiếp giáp sông Sài Gòn, khi có địch càn quét có thể di chuyển lực lượng về phía sông trú lui an toàn. Từ đó địa đạo Bến Đình chính thức trở thành khu căn cứ ổn định, vững chắc và an toàn của huyện ủy.

Xem thêm :   Danh Lam Thắng Cảnh Mỹ

Khu địa đạo căn cứ huyện ủy bao gồm các hạng mục công trình : Hầm bảo vệ, Hầm C25, Hầm văn công, Hầm y tế, Hầm lương thực, Hầm bí thư huyện ủy, hầm bếp Hoàng Cầm…

3. Đình Cây Sộp:

Đình Cây Sộp tọa lạc tại ấp Cây Sộp, xã Tân An Hội, huyện Củ Chi. Từ chợ Bến Thành theo đường Cách mạng tháng 8, Quốc lộ 22 đến ngã năm Thị trấn Củ Chi – tại chân cầu vượt rẽ phải theo đường Nguyễn Văn Khạ vào khoảng 5km rẻ trái là đến di tích.

Đình Cây Sộp (còn gọi là đình Vĩnh An Tây) được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ XIX của thôn Vĩnh An Tây, huyện Bình Long, Phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định. Đình thờ Thần Thành Hoàng Bổn Cảnh (Vị Thần bảo hộ của làng). Ngày 29 tháng 11 năm 1852 âm lịch, đình được Vua Tự Đức ban tặng Sắc phong. Đình với tư cách là một thiết chế văn hóa cơ sở, là nơi sinh hoạt tín ngưỡng dân gian của nhân dân trong vùng. Tuy bị chiến tranh tàn phá, ngôi đình không còn nguyên trạng như xưa, nhưng đình Cây Sộp vẫn giữ được giá trị văn hóa phi vật thể. Vào ngày rằm tháng 2 âm lịch hàng năm, đình tổ chức lễ hội Kỳ yên nhằm tưởng nhớ những người có công với nước, ngoài ra lễ hội còn đáp ứng nhu cầu đời sống tâm linh của nhân dân.

4. Đình Xóm Huế:

Đình Xóm Huế tọa lạc tại ấp Xóm Huế, xã Tân An Hội, huyện Củ Chi. Đình có vị trí cách trung tâm thành phố 30km, theo Quốc lộ 22 từ Sài Gòn lên Củ Chi đến km thứ 19 khu vực ấp Xóm Huế, rẻ trái vào đường Quốc Thạnh, hơn 1km là đến di tích.

Đình Xóm Huế được xây dựng vào năm 1841, mái lợp lá, vách gỗ. Đình thờ Thần Thành Hoàng Bổn Cảnh (Vị thần bảo hộ của làng). Đình tọa lạc trên một gò cao, hình chữ nhật, quay về hướng Đông. Đình xây theo kiểu trùng thiềm điệp ốc, có ba nóc nối liển nhau hình chữ tam. Phía trước là Tiền điện và là nơi tiếp khách mới xây dựng năm 1990. Bờ mái trên nhà Tiền điện trang trí lưỡng Long chầy Nhật An Hội. Hai bên có 2 rồng chầu ra phía Nam Bắc. Dưới bờ nóc mái là chữ Đình Tân An Hội. Bốn cột bê tông nhà Tiền điện được khảm sành sứ. Hai cột gian giữa có 2 rồng chầu vào cuốn thư “Thần Ân Phản Tế”. Ngoài hàng ba, hai bên vách đối diện nhau có thờ bài vị, một bên là Thủy Long Thần Nữ, một bên là Mộc Trụ Thọ Thần.

5. Chùa Linh Sơn:

Chùa Linh Sơn tọa lạc tại ấp Phú Lợi, xã Phú Hòa Đông, huyện Củ Chi. Từ trung tâm thành phố theo đường Quốc lộ 22 đến huyện Hóc Môn, theo đường Tỉnh lộ 15 qua cầu Xáng đến địa phận Củ Chi, xuôi về hướng bắc qua ngã tư Tân Quy khoảng 3km sẽ gặp ngôi chùa Linh Sơn Cổ Tự.

Chùa được khởi sự xây dựng vào năm 1806, khi Hòa thượng Bửu Tịnh Phổ Tế, đời 35 thuộc dòng Lâm tế trên đường chu du hành đạo dừng chân tại khu rừng cây cao bóng mát dựng lên một am nhỏ, mái lợp tranh, xung quanh xây tường đất, thỉnh phật từ nơi khác về thờ tự. (đó là khu rừng chùa ấp Phú Lợi ngày nay)

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, nhà chùa là nơi đùm bọc, che chở cho nhiều thanh niên chống không đi lính cho giặc, giúp đỡ cho nhiều cán bộ cách mạng mỗi khi ghé qua chùa trên đường đi công tác. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, chùa là cơ sở cách mạng, nơi ẩn náu một số cán bộ giao liên, công tác Thành. Chùa Linh Sơn còn lưu lại những giá trị kiến trúc nghệ thuật gồm: Cột gỗ, kèo, trính, rui, mè… Trong chùa có nhiều hiện vật bằng gỗ: tượng, bao lam, liễng, ghế thờ, trống, mõ…được điêu khắc chạm lộng công phu có giá trị nghệ thuật độc đáo, mang tính hiện thực và đã được dân gian hóa.

Địa chỉ ủng hộ trực tuyến kinh phí, nguồn lực cho công tác phòng chống dịch COVID-19: vandongxahoi.mattran.org.vn
Khu Di tích lịch sử Đền Hùng thuộc thôn Cổ Tích – xã Hy Cương – thành phố Việt Trì – tỉnh Phú Thọ, là nơi thờ cúng các vua Hùng đã có công dựng nước, tổ tiên của dân tộc Việt Nam. Đền Hùng cách trung tâm thành phố Việt Trì 7km về phía Bắc, cách thủ đô Hà Nội 90km. Từ Hà Nội, du khách có thể đến Đền Hùng bằng đường bộ theo quốc lộ 2 hoặc tuyến đường sắt Hà Nội – Lào Cai.

*

Đền Hùng là di tích lịch sử văn hoá đặc biệt quan trọng của quốc gia, được xây dựng trên núi Hùng – thuộc đất Phong Châu – vốn là đất kế đô của Nhà nước Văn Lang 4.000 năm trước đây. Toàn bộ Khu di tích có 4 đền, 1 chùa và 1 lăng hài hoà trong cảnh thiên nhiên, có địa thế cao rất ngoạn mục, hùng vĩ, đất đầy khí thiêng của sơn thuỷ hội tụ.
Đền Hùng được xây dựng trên núi Hùng (còn gọi là núi Cả theo tiếng địa phương hay còn có nhiều tên gọi khác nhau: Nghĩa Lĩnh, Nghĩa Cương, Hy Cương, Hy Sơn, Bảo Thiếu Lĩnh, Bảo Thiếu Sơn,…), có độ cao 175m so với mặt nước biển. Tục truyền rằng, núi Hùng là chiếc đầu rồng hướng về phía Nam , mình rồng uốn khúc thành núi Vặn, núi Trọc, núi Pheo,…. Núi Vặn cao 170m, xấp xỉ núi Hùng. Núi Trọc nằm giữa núi Hùng và núi Vặn, cao 145m. Theo truyền thuyết. đây là ba đỉnh “Tam sơn cấm địa” được dân gian thờ từ rất lâu đời.
Toàn khu di tích Đền Hùng xưa kia là rừng già nhiệt đới, đến nay chỉ còn núi Hùng là rậm rạp xanh tươi với 150 loài thảo mộc thuộc 35 họ, trong đó còn sót lại một số cây đại thụ như chò, thông, lụ,…và một vài giống cây cổ sơ như kim giao, thiên tuế,..
Được xây dựng vào năm Khải Định thứ 2 (1917). Cổng xây kiểu vòm cuốn cao 8,5m, hai tầng 8 mái, lợp giả ngói ống. Tầng dưới có một cửa vòm cuốn lớn, đầu cột trụ cổng tầng trên có cửa vòm nhỏ hơn, 4 góc tầng mái trang trí Rồng, đắp nổi hai con Nghê. Giữa cột trụ và cổng đắp nổi phù điêu hai võ sỹ, một người cầm giáo, một người cầm rìu chiến, mặc áo giáp, ngực trang trí hổ phù. Giữa tầng một có đề bức đại tự: “Cao sơn cảnh hành” (lên núi cao nhìn xa rộng). Còn có người dịch là “Cao sơn cảnh hạnh” (Đức lớn như núi cao). Mặt sau cổng đắp hai con hổ là hiện thân vật canh giữ thần.
Tương truyền nơi đây, Mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, sau nở thành 100 người con trai, nguồn gốc “đồng bào” (cùng bọc) được bắt nguồn từ đây. Dấu tích giếng “Mắt Rồng” là nơi mẹ Âu Cơ ấp trứng nay vẫn còn ở phía sau đền.
Đền Hạ được xây dựng lại trên nền đất cũ vào thế kỷ XVII – XVIII. Kiến trúc kiểu chữ “nhị” gồm hai toà tiền bái và hậu cung, mỗi toà ba gian, cách nhau 1,5m. Kiến trúc đơn sơ kèo cầu suốt, bẩy gối vào đầu kèo làm cho mái sau dài hơn mái trước. Đốc xây liền tường với đốc Hậu cung, hai bên đắp phù điêu, một bên voi, một bên ngựa. Bờ nóc phẳng, không trang trí mỹ thuật. Mái lợp ngói mũi, địa phương gọi là ngói mũi lợn.
Gần Đền Hạ có một ngôi chùa, xưa có tên là Sơn cảnh thừa long tự, sau đổi là Thiên quang thiền tự. Chùa được xây theo kiểu nội công ngoại quốc, gồm các nhà: tiền đường (5 gian), thiêu hương (2 gian), tam bảo (3 gian) ở phía trước, dãy hành lang, nhà Tổ ở phía sau. Các toà được làm theo kiểu cột trụ, quá giang gối đầu vào cột xây, kèo suốt. Mái chùa được lập ngói mũi, đầu đao cong. Bờ nóc tiền đường đắp lưỡng long chầu nguyệt. Chùa thờ Phật theo phái Đại thừa. 
Trước cửa chùa có cây thiên tuế là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói chuyện với cán bộ và chiến sĩ Đại đoàn quân tiên phong trước khi về tiếp quản thủ đô Hà Nội. Trước sân chùa có 2 tháp sư hình trụ 4 tầng. Trên nóc đắp hình hoa sen. Lòng tháp xây rỗng, cửa vòm nhỏ. Trong tháp có bát nhang và tấm bia đá khắc tên các vị hoà thượng đã tu hành và viên tịch tại chùa. 
Chùa còn có một gác chuông được xây dựng vào thế kỷ XVII, gồm 3 gian, 2 tầng mái, 4 vì kèo cột kiểu chồng giường kết hợp với bẩy lẻ. Các bẩy lẻ hầu như để trơn không chạm trổ gì. Trên gác chuông có treo quả chuông, không ghi niên đại đúc chuông mà chỉ ghi: “Đại Việt quốc, Sơn Tây dạo Lâm Thao phủ, Sơn Vi huyện, Hy Cương xã, Cổ Tích thôn cư phụng”. Qua đó có thể đoán quả chuông được đúc thời Hậu Lê. 
Tương truyền là nơi các Vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng du ngoạn ngắm cảnh thiên nhiên và họp bàn việc nước. Nơi đây vua Hùng thứ 6 đã nhường ngôi cho Lang Liêu – người con hiếu thảo vì đã có công làm ra bánh chưng, bánh dày.
Đền được xây theo kiểu hình chữ nhất, có 3 gian quay về hướng nam, dài 7,2m, rộng 3,7m. Mái hiên cao 1,8m, không có cột kèo, cầu quá giang gối vào tường, bít đốc tường hậu, phía trước mở 3 cửa. 
Đền Thượng được đặt trên đỉnh núi Hùng. Tương truyền rằng thời Hùng Vương, Vua Hùng thường lên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh để tiến hành nghi lễ tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp thờ trời đất, thờ thần lúa, cầu mong mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, nhân khang vật thịnh. Tục truyền đây còn là nơi vua Hùng thứ 6 lập đàn cầu trời ban cho người tài ra giúp nước đánh giặc Ân. Sau khi Thánh Gióng đánh tan giặc và bay về trời, vua Hùng cho lập đền thờ vọng trên đỉnh núi, về sau, nhân dân đặt thêm bài vị vua Hùng vào thờ cúng. Đền Thượng có tên chữ là “Kính thiên lĩnh điện” (Điện cầu trời) còn có tên là “Cửu trùng tiên điện” (Điện giữa chín tầng mây). Trong Đền Thượng có bức đại tự đề “Nam Việt triệu tổ” (Tổ khai sáng nước Việt Nam). Đền được làm kiểu chữ Vương, kiến trúc đơn giản, kèo cầu, không có chạm trổ, được xây dựng qua bốn cấp khác nhau gồm: nhà chuông trống (cấp I), đại bái (cấp II), tiền tế (cấp III) và hậu cung (cấp IV).
Bên phía tay trái Đền có một cột đá thề, tương truyền do Thục Phán dựng lên khi được Vua Hùng thứ 18 truyền ngôi để thề nguyện bảo vệ non sông đất nước mà Hùng Vương trao lại và đời đời hương khói trông nom miếu vũ họ Vương. Cột đá cao 1,3m, rộng 0,3m, hình vuông. Đến năm 1968, Ty Văn hoá Vĩnh Phú tôn tạo lên bệ như hiện nay. 
Lăng Hùng Vương tương truyền là mộ của Vua Hùng thứ 6. Lăng mộ nằm ở phía đông Đền Thượng, có vị trí đầu đội sơn, chân đạp thủy, mặt quay theo hướng Đông Nam. Xưa là mộ đất, thời Tự Đức năm thứ 27 (1870) cho xây mộ dựng lăng. Thời Khải Định tháng 7 (1922) trùng tu lại. Lăng hình vuông, cột liền tường, có đao cong 8 góc, tạo thành 2 tầng mái. Tầng dưới 4 góc đắp 4 con rồng tư thế bò, tầng trên đắp rồng uốn ngược, đỉnh lăng đắp hình “quả ngọc” theo tích “cửu long tranh châu”. Mái đắpngói ống, cổ diêm, 3 phía đều đắp mặt hổ phù. Ba mặt Tây, Đông, Nam đều có cửa vòm, 2 bên cửa đều đắp kỳ lân, xung quanh có tường bao quanh, trang trí hoa, chất liệu bằng đá. Trong lăng có mộ Vua Hùng. Mộ xây hình hộp chữnhật dài 1,3m, rộng 1,8m, cao 1,0m. Mộ có mái mui luyện. Phía trong lăng có bia đá ghi: Biểu chính (lăng chính). Phía trên ba mặt lăng đều có đề: Hùng Vương lăng (Lăng Hùng Vương). 
Tương truyền là nơi hai công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa (con gái của Vua Hùng thứ 18) thường soi gương, vấn tóc khi theo cha đi kinh lý qua vùng này. Hai bà có công dạy dân trồng lúa nước và trị thuỷ nên được nhân dân lập đền thờ phụng muôn đời. Đền được xây dựng vào thế kỷ XVIII, theo hướng Đông Nam, kiến trúc kiểu chữ công, gồm nhà tiền bái (3 gian), hậu cung (3 gian), 1 chuôi vồ và 2 nhà oản (4 gian), có phương đình nối tiền bái với hậu cung.
Cổng Đền Giếng được xây vào thế kỷ XVIII, kiểu dáng gần giống cổng chính nhưng nhỏ và thấp hơn. Cổng xây theo kiểu kiến trúc 2 tầng 8 mái. Tầng dưới, giữa có một cửa xây kiểu vòm, hai bên có hai cột trụ trên lắp nghê chầu. Tầng trên giữa cổng có bức đại tự đề: “Trung sơn tiểu thất” (ngôi miếu nhỏ trong núi). Hai bên có đề câu đối và tượng hai võ sỹ. Mặt sau cổng đắp hổ, mỗi con một bên.
Được bắt đầu xây dựng vào năm 2001 và khánh thành tháng 12/2004. Đền được xây dựng trên núi ốc Sơn (núi Vặn) theo kiến trúc truyền thống với cột, xà, hoành, dui bằng gỗ lim, mái được lợp bằng ngói mũi hài, tường bằng gạch bát. Đền chính có diện tích 137m2, làm theo kiểu chữ Đinh. Bên cạnh đền chính có nhà Tả vũ, nhà Hữu vũ, nhà Bia, Trụ biểu, Tứ trụ, cổng Tam quan, nhà tiếp khách và hoa viên. 
Trong đền có tượng thờ Mẹ Âu Cơ và hai Lạc hầu, Lạc tướng. Đường đi lên đền được xây bằng 553 bậc đá Hải Lựu. 
Bảo tàng Hùng Vương được khởi công xây dựng vào năm 1996 và được khánh thành đúng ngày khai hội Đền Hùng năm Quý Mùi (2003) do Tổng Bí thư Đỗ Mười cắt băng khánh thành. Với gần 700 hiện vật gốc trên tổng số hơn 4.000 hiện vật có trong Bảo tàng, 162 bức ảnh, 4 bức tranh gốm, 5 bức tranh sơn mài, 9 bức gò đồng, 5 hộp hình, một nhóm tượng lớn và nhiều hiện vật khác được trưng bày đã khắc hoạ chủ đề tổng quát: “Các Vua Hùng dựng nước Văn Lang trên mảnh đất Phong Châu lịch sử”.
– Giới thiệu giai đoạn văn hoá Hùng Vương bằng các hiện vật liên quan đến thời đại Hùng Vương tìm được trên đất Phú Thọ và Vĩnh Phúc.

Xem thêm :   Wttc Đưa Ra 4 Khuyến Nghị Để Thúc Đẩy Du Lịch Quốc Tế, Dự Báo Ngành Du Lịch 2022

Xem thêm:

– Giới thiệu việc hình thành khu di tích Đền Hùng và ý thức xây dựng khu di tích Đền Hùng của nhân dân cả nước.
– Tình cảm của nhân dân, sự quan tâm của người đứng đầu Nhà nước phong kiến trước đây, của Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo Đảng ngày nay đối với Đền Hùng. 
Đền Hùng vừa là thắng cảnh đẹp, vừa là một di tích lịch sử – văn hóa đặc biệt quan trọng đối với người Việt Nam. Về với Đền Hùng là về với cội nguồn dân tộc, để tự hào về dòng giống tiên rồng đang chảy trong huyết mạch của mỗi người dân Việt Nam!

Chịu trách nhiệm: Ông Trịnh Hùng Sơn – Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Phú Thọ

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết Khu di tích lịch sử . Đừng quên truy cập Chaolong TV kênh trực tiếp bóng đá số 1 Việt Nam hiện nay để có những phút giây thư giãn cùng trái bóng tròn !

By Chaolong TV

Chaolong TV trang web xem livestream bóng đá trực tiếp miễn phí tất cả các giải đấu hàng đầu thế giới. Xem bóng đá trực tiếp tốc độ cao chất lượng 4k, không quảng cáo, bình luận tiếng việt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *