Rate this post

Tục ngữ là một trong những thể loại của văn học dân gian. Khác với ca dao, dân ca là những khúc hát tâm tình, thiên về khía cạnh tinh thần, tình cảm, tục ngữ có chức năng chủ yếu là đúc kết kinh nghiệm sống trên rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống hằng ngày. Vì thế, tục ngữ được xem là kho kinh nghiệm và tri thức thực tiễn vô cùng phong phú.

Bạn đang xem: Những câu tục ngữ về thiên nhiên

Phần lớn các câu tục ngữ có hình thức ngắn, có vần hoặc không vần:

– Tre già măng mọc,

– Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng,

– Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước,…

Một số khác có hình thức câu dài, nhiều vế: Của làm ra để trên gác, của cờ bạc để ngoài sân, của phù vân để ngoài ngõ. Có câu còn có hình thức của một câu ca dao, thể lục bát:

Chuồn chuồn bay thấp thì mưa

Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm

Dù dài hay ngắn, có vần hay không vần, nói chung tục ngữ đều là những câu dễ nhớ, dễ thuộc. Đặc điểm này của tục ngữ chủ yếu được tạo nên từ vần điệu. Những câu tục ngữ không có vần tác động đến người đọc, người nghe bởi kết cấu đối lập hoặc những ấn tượng đặc biệt nào đó. Ví dụ trong câu Tre già măng mọc là quy luật kế thừa, câu Lươn ngắn lại chê chạch dài lại dựa trên những yếu tố đối lập,…

Những câu tục ngữ được dẫn trong bài nói chung đều ngắn (chỉ có một câu hai dòng), được chia thành các vế (có câu 4 vế), các vế liên kết với nhau bởi vần điệu (Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống). Chủ đề chung của những câu tục ngữ này là những kinh nghiệm về thiên nhiên và lao động sản xuất.

Câu 2

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Đọc kĩ các câu tục ngữ và chú thích trong bài để hiểu văn bản và những từ ngữ khó.

2. Có thể chia những câu tục ngữ thành hai nhóm:

– Nhóm câu tục ngữ về thiên nhiên: câu 1, 2, 3, 4.

– Nhóm câu tục ngữ về lao động sản xuất: câu 5, 6, 7, 8.

3. Phân tích nội dung từng câu tục ngữ:

(1)

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

– Nghĩa là tháng năm đêm ngắn, tháng mười ngày ngắn. Suy ra tháng năm ngày dài, tháng mười đêm dài.

– Cơ sở thực tiễn là dựa trên quan sát, trải nghiệm thực tế.

– Áp dụng kinh nghiệm này, người ta chú ý phân bố thời gian biểu làm việc cho phù hợp. Chú ý khẩn trương khi làm việc, bố trí giấc ngủ hợp lí,…

– Câu tục ngữ giúp con người có ý thức về thời gian làm việc theo mùa vụ.

(2) Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.

– Nghĩa là khi trời nhiều (dày) sao sẽ nắng, khi trời không có hoặc ít (vắng) sao thì mưa.

– Đây là kinh nghiệm để đoán mưa nắng, liên quan trực tiếp đến công việc sản xuất nông nghiệp và mùa màng. Do ít mây nên nhìn thấy nhiều sao, nhiều mây nên nhìn thấy ít sao.

– Nhìn sao có thể đoán trước được thời tiết để sắp xếp công việc.

(3) Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.

– Nghĩa là khi có ráng mỡ gà, sẽ có mưa bão lớn. Vì vậy phải chú ý chống bão cho nhà cửa.

– Câu tục ngữ nhắc nhở ý thức phòng chống bão lụt.

(4) Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.

– Vào tháng bảy, nếu thấy kiến di chuyển (bò) thì khả năng sắp có mưa lớn và lụt lội xảy ra.

– Kiến là loại côn trùng nhạy cảm. Khi sắp có mưa lụt, chúng thường di chuyển tổ lên chỗ cao, vì vậy chúng bò ra khỏi tổ. (Trước trận mưa rào, Trần Đăng Khoa quan sát thấy: kiến/ hành quân/ đầy đường.)

– Câu tục ngữ được đúc kết từ quan sát thực tế, nó nhắc nhở về ý thức phòng chống bão lụt, loại thiên tai thường gặp ở nước ta.

(5) Tấc đất tấc vàng

– Đất được coi quý ngang vàng.

– Đất thường tính bằng đơn vị mẫu, sào, thước (diện tích). Tính tấc là muốn tính đơn vị nhỏ nhất (diện tích hay thể tích). Vàng là kim loại tính đếm bằng chỉ, bằng cây (dùng cân tiểu li để cân đong). Đất quý ngang vàng (Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu).

– Đất quý như vàng vì đất nuôi sống con người, tiềm năng của đất là vô hạn, khai thác mãi không bao giờ vơi cạn.

– Người ta sử dụng câu tục ngữ này để đề cao giá trị của đất, phê phán việc lãng phí đất (bỏ ruộng hoang, sử dụng đất không hiệu quả).

(6) Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.

– Câu này nói về giá trị kinh tế khi khai thác ao, vườn, ruộng. Cũng có thể nói về sự công phu, khó khăn của việc khai thác các giá trị kinh tế ở các nơi đó. Ruộng thì phổ biến, chỉ để cấy lúa hay trồng cây lương thực, hoa màu. Vườn thì trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ. Ao thả cá, thả rau muống,… Kĩ thuật canh tác rất khác nhau. Người xưa đã tổng kết về giá trị kinh tế, cũng có thể kèm theo đó là độ khó của kĩ thuật.

– Áp dụng câu tục ngữ để khai thác tốt điều kiện tự nhiên, làm ra nhiều của cải vật chất.

(7) Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.

– Câu tục ngữ nói về vai trò của các yếu tố trong sản xuất nông nghiệp (trồng lúa nước) của nhân dân ta.

– Yếu tố nước phải là yếu tố quan trọng hàng đầu, nếu bị úng, hay bị hạn, mùa vụ có thể bị thất thu hoàn toàn. Sau đó là vai trò quan trọng của phân bón. Yếu tố cần cù, tích cực chỉ đóng vai trò thứ ba. Giống đóng vai trò thứ tư. Tuy nhiên, nếu ba yếu tố trên ngang nhau, ai có giống tốt, giống mới thì người đó sẽ thu hoạch được nhiều hơn.

Xem thêm :   Địa Điểm Du Lịch Hot 2022

– Câu tục ngữ nhắc nhở người làm ruộng phải đầu tư vào tất cả các khâu, nhưng cũng phải chú ý ưu tiên, không tràn lan, nhất là khi khả năng đầu tư có hạn.

(8) Nhất thì, nhì thục.

– Câu tục ngữ nêu vai trò của thời vụ (kịp thời) là hàng đầu. Sau đó mới là yếu tố làm đất kĩ, cẩn thận. Thời vụ liên quan đến thời tiết, nắng mưa. Nếu sớm quá, muộn quá, cây trồng sẽ bị ảnh hưởng và có khi không cho sản phẩm.

– Câu tục ngữ nhắc nhở vấn đề thời vụ và việc chuẩn bị đất kĩ trong canh tác.

4. Minh hoạ đặc điểm hình thức của tục ngữ:

– Ngắn gọn: Mỗi câu tục ngữ chỉ có một số lượng từ không nhiều. Có câu rất ngắn như câu: Tấc đất, tấc vàng; Nhất thì, nhì thục.

– Thường có vần, nhất là vần lưng. Hầu như câu tục ngữ nào cũng có vần. Ví dụ: nhất thì, nhì thục; Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa; Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.

– Các vế đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung. Ví dụ như 2 vế của câu 1, câu 2, câu 3.

– Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh. Lời trong tục ngữ cô đọng, mỗi lời như dồn nén, không có từ thừa. Các hình ảnh ví von như chưa nằm, chưa cười, các hình ảnh thiên nhiên như sao, ráng, đất, vàng,…

Câu 3

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Cách đọc

Hầu hết các câu trong bài đều được chia thành các vế, liên kết với nhau bởi các vần nên khi đọc cần chú ý ngắt nhịp theo từng vế câu. Giọng đọc rõ ràng, rành mạch.

2. Có thể kể thêm một số câu tục ngữ nói về các hiện tượng thời tiết mưa, nắng, bão, lụt.

Những tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất có ý nghĩa vô cùng to lớn và là bài học quý báu được để lại bới nó chính là những kinh nghiệm quý báu của ông cha ta. Hãy cùng baigiangdienbien.edu.vn tìm hiểu những câu tục ngữ hay về thiên nhiên và lao động sản xuất để có thêm kinh nghiệm áp dụng vào cuộc sống nào.

Trước tiên ta cần phải tìm hiểu tục ngữ là gì? Cách phân biệt và ý nghĩa của chúng trong cuộc sống hằng ngày.

Tục ngữ là gì?

Trong sách giáo khoa Ngữ Văn 7 tập 1có viết định nghĩa: “Tục ngữ là những câu nói dân gian ngắn gọn, thường có vần và nhịp điệu, hình ảnh. Nó thể hiện kinh nghiệm của cha ông ta đúc kết về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội). Được nhân dân vận dụng vào đời sống, từ suy nghĩ, lời ăn tiếng nói”.

Ví dụ:“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng/ngày tháng mười chưa cười đã tối”Ý nghĩa của câu tục ngữ: Nói về sự chênh lệch về thời giangiữa ban ngày và ban đêmtrong năm. “Đêm tháng 5” ý chỉ thời gian mùa hè,thời gian ban ngày sẽnhiều hơn thời gian ban đêm(ngày dài hơn). Còn “Ngày tháng 10” chỉ thời gian mùa đông, thời gian ban ngày lại ít hơn thời gian ban đêm(đêm dài hơn).

Thành ngữ là gì?

Cũng theo định nghĩa ở bêntrong SGK Ngữ văn 7, tập 1 có viết: “Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định và biểu thị được một ý nghĩa hoàn chỉnh. Nghĩa của nó có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh, thành ngữ cũng có dị bản”.

Đặc điểm của nhữngthành ngữ:

Ngắn gọn xúc tích
Thường có vần điệu khi đọc, nhất là vần lưng
Các vế thường câuđối xứng nhau cả về hình thức, cả về nội dung
Lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh bên trong câu nóithành ngữ là một cụm từ (chưa thành câu hoàn chỉnh)

Ví dụ: “Đứng núi này trông núi nọ / đứng núi này trông núi khác”

*

Thành ngữ thường là câu không hoàn chỉnh
Thành ngữ là những cụm từ ngắn gọn có nghĩa và dễ nhớ.

Ca dao là gì?

Ngoài khái niệm về tục ngữ và thành ngữ, cómột khái niệm rất hay đi kèm nữalà ca dao. “Ca daolà lời thơ trữ tình dân gian, có khi kết hợp với âm nhạc để diễn xướng, thể hiện thái độ. Nó thể hiện quan điểm của nhân dân dưới những sự kiện lịch sử chứ không phản ánh lịch sử, ca dao cũng có nhiều dị bản”.

Ví dụ:“Thân em như tấm lụa đào/Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai” với “Thân em như hạt mưa sa/Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày”.

Đặc điểm cơ bảncủa ca dao:

Lời thơ thường khá ngắn gọn xúc tích
Sử dụng thể thơ lục bát hoặc lục bát biến thể để nói
Ngôn ngữ giản dị, gần gũi với cuộc sống hàng ngày của mọi người, giàu hình ảnh ẩn dụ và so sánh trong câu văn
Cách thức diễn đạt của ca dao mang đậm sắc thái dân gian

Xem thêm :   Du lịch mộc châu tết 2022 từ hà nội, tour du lịch mộc châu tết 2023

Cách nhận biếtca dao, thành ngữ, tục ngữ là gì?

Điểm giống nhau của chúng là cùng thuộc phạm trù văn học dân gian, lại đều có nhịp điệu trong câu, âm vần, đề cập đến cùng các vấn đề trong cuộc sống,… Nên chúngta dễ nhầm lẫn giữaca dao, thành ngữ, tục ngữ.Một số cách phân biệt sau đây sẽ giúp bạn biết cáchphân biệt rạch ròi giữa ba thể loại văn học dân gian quen thuộcnày:

*

Cách phân biệt ca dao, tục ngữ, thành ngữ

Phân biệt thành ngữ với tục ngữ

1. Về phầnhình thức:

Tục ngữđược xem như là một câu có cấu tạo và biểu thị mộtý nghĩa cụ thể nào đó.

Cònthành ngữthì mới chỉ là một cụm từ cố định có ýnghĩa nhưng chưa phải là mộtcâu hoàn chỉnh. Cho nên người xưa đógọi là “câu tục ngữ” chứ không phảigọi “câu thành ngữ”.

Thành ngữ và tục ngữ đều có thể sẽcó vần hoặc không có vần trong câu. Nhưng nếu nhưcó vần thì thành ngữ sẽthường mang vần lưng, còn tục ngữ thườngphổ biến vần liền và vần cách.

2. Về phầnnội dung:

Tục ngữsẽ diễn tả trọn vẹn một ý nghĩa nào đó cần truyền tải. Thông thường nó chính làđúc kết những kinh nghiệm tăng gia sản xuất, hiện tượng đời sống hằng ngày,…

Chẳng hạn như là: “Một cây làm chẳng nênnon, ba cây chụm lại nênhònnúi cao” hay “Đi một ngàyđànghọc mộtsàngkhôn”.

Cònthành ngữ thìmang ý nghĩanhất định nhưng sẽ phải gắn với các thành tố khác nhau để tạo câu và sẽ cóý nghĩa cụ thể trong ngữ cảnh nhắc đến. Thành ngữ thông thường sẽlà những đánh giá chủ quan, thể hiện tính cách, quan điểm… của con người. Thành ngữ sẽthường chỉ xuất hiện mộtvếđứng trong câu được dùng. Còn tục ngữ thìhoàn toàn có thể đứng độc lập để tạo lêncâu.

Ví dụ: Chúc chị “mẹtròn convuông” / Anh đừng có mà “Đứng núi này, trông núi nọ” / Chúc hai bạn bên nhau đến “răng long đầu bạc”.

Phân biệt ca dao với tục ngữ đơn giản

1. Về phầnhình thức:

Ca dao:Thường sẽ phổ theo thểthơlục bát hoặc lục bát biến dị để nói. Có thể gồm một cặp câu 6 – 8 (câu ca dao) hay nhiều cặp câu 6 – 8 (bài ca dao) với nhau.

Tục ngữ:một câungắn gọn vàhoàn chỉnh, có thể đứng độc lập tạo nghĩa cho câu nói.

2. Về phần nội dung:

Ca dao:Là những bài ca ngắn gọn, đơngiản, dễ nhớvề thiên nhiên, vũ trụ, con người,… giàu cảm xúc trong câu. Đa phần ca dao sẽđề cập các vấn dề liên quanđến tình yêu nam nữ, các mối quan hệ gia đình, xã hội,…

Ví dụ: “Chồng người đi ngược về xuôi – Chồng em dưới bếp sờ đuôi con mèo”

Tục ngữ:Là những câu cô đọng vàkinh nghiệm dân gian đời trướcmuốn truyền lại đời sau. Thông thường đó sẽlà các kinh nghiệm vềsản xuất, lý giải cáchiện tượng, triết lý dân gian,…

Ví dụ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” / “Bệnh từ miệng vào, hoạ từ miệng ra” / “Cái nết đánh chết cái đẹp”…

*

Những thành ngữ, tục ngữ, ca dao vẫn có những nét khác biệt nhất định, đặc biệt là qua hình thức của câu

Ý nghĩa của những câutục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

Không ai biết các câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động sản xuất có từ bao giờ hay ai đã tạo ra chúng. Chỉ biết rằng những câu tục ngữđó là bài học quý báu, kinhnghiệm được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và đến nay vẫn tồn tại. Ý nghĩa sâu sắcmà mỗi câu tục ngữ mang đến giúp chúng tacó thêm động lực, niềm tin vào cuộc sống. Có thể thấy,những câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động sản xuất đều mang đến ý nghĩa là:

– Tục ngữ về thiên nhiên giúp truyền lại kinh nghiệmdự báo về tinh hình thời tiết trong mỗi thời điểmkhác nhau trong ngày. Các dấu hiệuđó giúp người nông dân có những phương án kịp thời trong lĩnh vực nông nghiệp và sản xuất.

– Tục ngữ về thiên nhiên giúp chúng ta giải thích các hiện tượng thời tiếtđang xảy ra một cách chi tiết, cụ thể nhất cho mọi người.

– Tục ngữ về lao động sản xuất thì lạica ngợi những phẩm chất tuyệt vời của người nông dân chất phácchịu thương, chịu khó. Đó cũng là những câu tục ngữ để mọi ngườiđộng viên, khích lệ tinh thầnnỗ lực, hăng say trong công việc đồng ruộng.

– Các câu tục ngữ về lao động sản xuấtcòn đưa ra những kinh nghiệm, bài học quý báu cho thế hệ sautrong quá trình lao động sản xuất. Từ đó người nông dân có hướng đi,làm việc hiệu quả tạo nên sản phẩm vừachất lượng cũng như sản lượng cao,mang đến nguồn kinh tế ổn định cho gia đình.

*

Các kinh nghiệm được đúc kết trong những câu tục ngữ

– Cuối cùng, những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuấtthể hiện nếp sống văn hóa tốt đẹp của người dân ở đất nước
Việt Nam. Sự trao truyền cáckiến thức quý báu từ thế hệ này sang thế hệ khác thể hiện rằng người Việt luôn nhớcội nguồn dân tộc tạo nên truyền thống “tốt đời, đẹp đạo” đáng quý.

Tục ngữ về thiên nhiên luôn đượcsong hành với tục ngữ về lao động sản xuất từ lâu. Ông cha tadựa trên những chiêm nghiệm quan sátvề tự nhiên để ứng dụng vào quá trình sản xuất và lao động. Yếu tố tự nhiên đónggóp một phần quan trọng trong việc tạo nên sản phẩm cóchất lượng cao, hiệu quả.

Một số những câu tục ngữ về tự nhiên và lao động sản xuất

Sau đây sẽ là những câu tục ngữ hay mà mình tổng hợp được qua nhiều nguồn. mời các bạn đọc.

Ca dao, tục ngữ về thiên nhiên

Đây là những câu ca dao tục ngữ được ông cha ta để lại về kinh nghiệm quan sát thiên nhiên.

Xem thêm :   Khám Phá Các Hành Tinh Trong Hệ Mặt Trời Hành Tinh Được Khám Phá Đầu Tiên

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.Cơn đằng Đông vừa trông vừa trông vừa chạy
Cơn đằng Nam vừa làm vừa chơi.Cơn đằng Bắc, đổ thóc ra phơi
Cơn đằng Tây, mưa ngu bão ngáo.Kiến đen tha trứng lên cao,Thế nào cũng có, mưa rào rất to.Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.Én bay thấp mưa ngập bờ aoÉn bay cao mưa rào lại tạnh.Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.Nước chảy đá mòn.Gió thổi đổi trời.Tháng ba mưa đám, tháng tám mưa cơn
Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa.Trời nắng chóng mưa, trời mưa chóng tối.Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão.Đầu năm sương muối, cuối năm gió nồm.Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa.Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa.Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước.Mặt trời có quầng thì hạn, mặt trăng có tán thì mưa.Mưa chẳng qua ngọ, gió chẳng qua mùi.Mống đông vồng tây, chẳng mưa dây cũng bão cát.Rét tháng ba, bà già chết cóng.Vàng mây thì gió, đỏ mây thì mưa.Chớp thừng chớp bão, chẳng bão thì mưa.Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão.Tháng bảy ngâu ra, mồng ba ngâu vào.Tháng tám nắng rám trái bưởi.Ráng mỡ gà thì gió, ráng mỡ chó thì mưa.Trời đang nắng, cỏ gà trắng thì mưa.Nắng chóng mưa, trưa chóng tối.Trăng mờ tốt lúa nỏ, trăng tỏ tốt lúa sâu.Mây xanh thì nắng, mây trắng thì mưa.

Ca dao tục ngữ về lao động, sản xuất hay

Đây là những câu ca dao tục ngữ về kinh nghiệm lao động và đúc kết của những người đi trước.

Xem thêm: Top 20 Địa Điểm Du Lịch Hà Nội Cho Hội Tự Túc, Địa Điểm Du Lịch Hà Nội

Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.Nhất canh trì, nhì canh viên, tam canh điền.Nhất thì nhì thục.Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân.Gió heo may, mía bay lên ngọn.Chuồng gà hướng đông, cái lông chẳng còn.Năm trước được cau, năm sau được lúa.Tháng ba dâu trốn, tháng bốn dâu về.Tằm đói một bữa bằng người đói nửa năm.Ăn kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa.Trồng khoai đất nạ, gieo mạ đất quen.Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa.Một tiền gà, ba tiền thóc.Ba tháng trông cây, không bằng một ngày trông quả.Làm ruộng ba năm không bằng chằm tăm một lứa.Làm ruộng ăn cơm nằm, chăm tằm ăn cơm đứng.Được mùa quéo, héo mùa chiêm.Tháng giêng trồng trúc, tháng lục trồng tiêu.Nắng đan đó, mưa gió đan gầu.Giàu đâu những kẻ ngủ trưa
Sang đâu những kẻ say xưa tối ngày.Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên.Muốn cho lúa nảy bông to
Cày sâu bừa kĩ phân tro cho nhiều.Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.Cấy cày giữ nghiệp nông gia,Ta đây, trâu đấy, ai mà quản công!Bao giờ cây lúa còn bông
Thì còn ngọn cỏ ngoài đồng trâu ăn.Người ta đi cấy lấy công,Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm
Trông cho chân cứng, đá mềm
Trời êm, bể nặng mới yên tấm lòng.Ơn trời mưa nắng phải thì,Nơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâu.Công lên chẳng quản lâu đâu,Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng.Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.Ai ơi! Bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.Rủ nhau đi cấy đi cày
Bây giờ khó nhọc, có ngày phong lưu.Trên đồng cạn, dưới đồng sâu
Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa.Tỏ trăng mười bốn được tằm
Tỏ răng hôm rằm thì được lúa chiêm.háng chạp là tháng trồng khoai,Tháng giêng trồng đậu, tháng hai trồng cà.Tháng ba cày vỡ ruộng ra,Tháng tư làm mạ, mưa sa đầy đồng.Ngày thì đem thóc ra phơi,Tối lặn mặt trời đổ thóc vào xay.Một đêm là ba cối đầy
Một tay xay giã, một tay giần sàng
Tháng ba ngày tám rỗi ràng,Làm sao đủ gạo mùa màng khỏi lo.Lợn ăn xong lợn nằm lợn béo
Lợn ăn xong lợn réo lợn gầy.Gà đen chân trắng mẹ mắng cũng mua
Gà trắng chân chì, mua chi giống ấy.Được mùa lúa, úa mùa cau
Được mùa cau, đau mùa lúa.Bao giờ đom đóm bay ra
Hoa gạo rụng xuống thì tra hạt vừng.Trồng trầu đắp nấm cho cao
Che cho sương nắng khỏi vào gốc cây
Nửa năm bén rễ bén dây
Khôn dầu bã đậu bón tay cho liền.Ai ơi nhớ lấy lời này
Nuôi tằm ba lứa, ruộng cày ba năm
Nhờ trời hòa cốc phong đăng
Cấy lúa lúa tốt, nuôi tằm tằm tươi
Được mùa dù có tại trời
Chớ thấy sóng cả mà rời tay co.Cơm ăn một bát sao no
Ruộng cày một vụ sao cho đành lòng
Sâu cấy lúa, cạn gieo bông
Chẳng ươm được đỗ thì trồng ngô khoai.Mồng chín tháng chín có mưa
Thì con sắm sửa cày bừa làm ăn.Mồng chín tháng chín không mưa,Thì con bán cả cày bừa đi buôn.Lập thu mới cấy lúa mùa,Khác nào hương khói lên chùa cầu con.Mạ chiêm ba tháng không già
Mạ mùa tháng rưỡi ắt là không non.

Trên đây là top những câu tục ngữ hay được những người đi trước đúc kết và để lại cho thế hệ sau những bài học quý giá. Hãy ghi nhớ chúng để áp dụng vào trong cuộc sống sau này nha! cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của chúng mình. Sau đây là một số bài viết mà có thể các bạn sẽ quan tâm:

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết Top những câu tục ngữ về thiên nhiên ❤️️ 1001 câu hay nhất, tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất . Đừng quên truy cập Chaolong TV kênh trực tiếp bóng đá số 1 Việt Nam hiện nay để có những phút giây thư giãn cùng trái bóng tròn !

By Chaolong TV

Chaolong TV trang web xem livestream bóng đá trực tiếp miễn phí tất cả các giải đấu hàng đầu thế giới. Xem bóng đá trực tiếp tốc độ cao chất lượng 4k, không quảng cáo, bình luận tiếng việt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *