Rate this post

(Ngày Nay) -Ông trở thành trạng nguyên khi mới 13 tuổi và trở thành trạng nguyên trẻ nhất trong lịch sử khoa bảng Việt Nam. Vị trạng nguyên được nhắc đến nói trên là ai?
Quốc gia nào nhỏ nhất thế giới? Ai là tác giả của bộ bách khoa toàn thư đầu tiên ở nước ta? Tờ báo cách mạng đầu tiên của nước ta do ai sáng lập?
*

icon

Mạc Đĩnh Chi

icon

Nguyễn Hiền

icon

Trịnh Huệ

Giải thích Cuốn Những trạng nguyên đặc biệt trong lịch sử Việt Nam viết, khi lẫm chẫm biết đi, Nguyễn Hiền thường sang chùa – nơi sư trụ trì mở trường dạy học cho con em trong vùng, để xem anh chị học tập. Thấy cậu bé ham chữ nghĩa, nhà sư nhận Hiền làm học trò và cho vào lớp ngồi học. Nguyễn Hiền học rất thông minh, một trang sách chỉ đọc một lần là thuộc nên đã đọc được nhiều pho sách quý. Năm 11 tuổi, cậu đã nổi tiếng là thần đồng, nhiều chí sĩ xa gần đến thử tài đều bái phục. Năm 1247, triều đình nhà Trần mở khoa thi Tam khôi để chọn Trạng nguyên, Bảng nhãn và Thám hoa, Nguyễn Hiền cũng tham gia. “Bài thi nhà vua đề là Áp tử từ kê mẫu du hồ phú, tức bài phú nói về con vịt từ giã mẹ gà đi chơi hồ. Nội dung đề ra khá rộng và trừu tượng, lại yêu cầu diễn đạt bằng thể phú. Nguyễn Hiền đã viết một bài phú có tính chất nghị luận sâu sắc, vừa thể hiện được nhận thức về cuộc sống, vừa tỏ rõ khả năng uyên bác, văn chương. Vua đọc xong phê luôn hai chữ Thưởng tứ và lấy đỗ Trạng nguyên, tặng 4 chữ Khai quốc Trạng nguyên”, sách Những trạng nguyên đặc biệt trong lịch sử Việt Nam viết. Đại Việt sử ký toàn thư cũng ghi: “Mùa xuân, tháng 2 (đời vua Trần Thái Tông, năm 1247) mở khoa thi chọn kẻ sĩ. Ban cho Nguyễn Hiền đỗ Trạng nguyên, Lê Văn Hưu đỗ Bảng nhãn; Đặng Ma La đỗ Thám hoa lang”. Sách này viết “trước đây, hai khóa Nhâm Thìn (1232) và Kỷ Hợi (1239) chia làm giáp, ất, chưa có chọn tam khôi. Đến khoa này mới đặt”, để lý giải vì sao Nguyễn Hiền được gọi là “Khai quốc Trạng nguyên”. Ở tuổi 13, Nguyễn Hiền là trạng nguyên nhỏ tuổi nhất trong lịch sử khoa bảng Việt Nam.

icon

Hỗ trợ Tư nghiệp (hiệu trưởng) Quốc Tử Giám dạy các hoàng tử học

icon

Không giao chức quan mà cho về quê giúp sư thầy dạy học cho trẻ con trong làng

icon

Không giao chức quan mà cho về quê học thêm 3 năm mới bổ dụng

Giải thích Cuốn Những trạng nguyên đặc biệt trong lịch sử Việt Nam viết rằng, khi Nguyễn Hiền vào cung yết kiến, vua thấy Trạng nguyên quá nhỏ mà thông minh hơn người nên hỏi học ở đâu. Nguyễn Hiền cứ thật tình tâu: “Thần tự học lấy, nhưng có một đôi chữ không hiểu cần phải hỏi sư ông ở chùa làng”. Nhà vua thấy Trạng nói năng tự nhiên, chưa hiểu phép tắc, lễ nghĩa, lại có ý tỏ ra kiêu căng nên cho là chưa thể bổ nhiệm chức quan trong triều. Vua cho Trạng về nhà học hành, chờ 3 năm sau khôn lớn mới bổ dụng. Trạng nguyên Nguyễn Hiền khi về nhà, ngoài đọc sách, phụng dưỡng mẹ vẫn rất ham chơi, thường lúc rỗi lại cùng đám trẻ trong làng đánh khăng, thả diều.

Bạn đang xem: Trạng nguyên trẻ nhất lịch sử khoa bảng việt nam

icon

Cách xâu chỉ qua vỏ ốc

icon

Nặn voi từ đất nhưng biết đi

icon

Cả 2 đáp án trên

Giải thích Sách chính sử không viết nhiều về Trạng nguyên Nguyễn Hiền, những câu chuyện về ông đa phần là giai thoại truyền miệng, trong đó, nổi tiếng nhất là câu chuyện ông nặn voi biết đi và câu trả lời về cách xâu chỉ qua ốc. Trong cuốn Kho tàng về các ông trạng Việt Nam, giáo sư Vũ Ngọc Khánh viết về 2 giai thoại như sau: Khi về quê, ngoài việc phụng dưỡng mẹ và đọc sách, cậu bé Nguyễn Hiền vẫn thường xuyên chơi đùa cùng các bạn. Có lần sứ giả nước khác sang thăm, thách đố vua quan nhà Trần xâu chỉ qua con ốc. Triều đình bó tay. Lúc đó, vua mới nhớ đến trạng Nguyễn Hiền, sai người đến hỏi ý kiến. Viên quan được giao việc đến quê trạng gặp ngay một lũ trẻ chăn trâu đang nghịch đất ngoài làng. Trong đó, một đứa bé mặt mũi khôi ngô chỉ huy nhóm bạn nặn voi từ đất. Kỳ lạ là con voi đó có thể đi, hỏi ra mới biết, đám trẻ dùng cua làm mình voi và lấy đỉa làm vòi nên con voi có thể di chuyển. Viên quan đoán đây là trạng Nguyễn Hiền nhưng vẫn ra vế đố để thử tài: Tự là chữ, cắt giằng đầu, chữ tử là con, con ai con ấy? Trạng nhanh chóng ứng đối: Vu là chưng, bỏ ngang lưng, chữ đinh là đứa, đứa nào đứa này! Biết chắc đây là người cần tìm, viên quan xuống ngựa và truyền lại ý chỉ vua muốn mời Nguyễn Hiền về kinh nhưng trạng không chịu vì cho rằng, vua làm vậy cũng không đúng lễ. Viên quan đành thuật lại câu đố của sứ giả nước ngoài, Nguyễn Hiền xui bọn trẻ hát: Tích tịch tình tang; Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng; bên thì lấy giấy mà bưng; Bên thì bôi mỡ kiến mừng kiến sang. Viên quan nghe xong, biết đây là câu trả lời triều đình cần liền vội vã về kinh.

Xem thêm :   Lễ hội du lịch sầm sơn 2022, biển sầm sơn khai mạc mùa lễ hội 2022

*

icon

Làm quan đến hàng Tướng quốc

icon

Làm quan đến chức Thượng thư bộ Công

icon

Không làm quan, chỉ ở quê dạy học

Giải thích Sau nhiều lần “gỡ bí” cho triều đình nhà Trần trước sứ thần phương Bắc, Nguyễn Hiền được vua triệu về kinh đô, cho học tiếp Tam giáo khoa chủ, tức đạo Lão, đạo phật, đạo Khổng và bổ nhiệm chức quan. Theo cuốn Những Trạng nguyên đặc biệt trong lịch sử Việt Nam, ông làm quan đến chức Thượng thư bộ Công (người đứng đầu bộ Công, tương đương chức bộ trưởng ngày nay). Trong những năm làm quan triều đình, Nguyễn Hiền đã hiến nhiều kế sách phò vua, giúp nước, đối phó với quân phương Bắc, Chiêm Thành. Ông cũng cho đắp đê quai vạc sông Hồng, đào kênh mương dẫn nước, giúp nông nghiệp phát triển.

*

icon

12 nơi

icon

22 nơi

icon

32 nơi

Giải thích Năm 1255 (một số tài liệu ghi là 1256, 1257), Nguyễn Hiền lâm bệnh nặng, qua đời. Nhà vua thương tiếc truy phong ông là “Đại vương thành hoàng” và tôn làm thần ở 32 nơi. Cuộc đời ngắn ngủi của vị Khai quốc trạng nguyên được tóm gọn trong cuốn Ngọc phả được bảo tồn tại đền thờ trạng nguyên Nguyễn Hiền ở quê hương ông. Trong cuốn này có ghi câu thơ ca ngợi tài năng của vị Trạng nguyên trẻ tuổi nhất lịch sử khoa bảng Việt Nam: “Thập nhị tuế khôi khai lưỡng quốc/ Vạn niên thiên tuế lập tam tài”. (Dịch: Mười hai tuổi khai khoa hai nước/ Nghìn năm ghi mãi chữ tam tài). Hai câu thơ trên phần nào khái quát được tài năng lỗi lạc của ông “trạng non” – trạng nguyên đầu tiên và nhỏ tuổi nhất trong lịch sử khoa cử nước ta.

icon

Để tránh tên huý của Trạng nguyên

icon

Để đánh dấu vùng đất có Trạng nguyên

icon

Cả 2 đáp án trên

Giải thích Theo tài liệu Nam Định tỉnh địa dư chí mục lục, huyện Thượng Hiền được đổi tên thành Thượng Nguyên để tránh tên huý Trạng nguyên Nguyễn Hiền – người con của vùng đất này. Cuốn Những Trạng nguyên đặc biệt trong lịch sử Việt Nam cũng viết, sau khi Nguyễn Hiền mất, “để tỏ lòng tôn kính một nhân tài mệnh yểu, vua mới kiêng tên ông, cho đổi tên huyện Thượng Hiền thành Thượng Nguyên. Vua ra chỉ dụ cấp cho dân xã 5 mẫu ruộng để lo việc thờ cúng và lập miếu thờ”. Đền thờ Trạng nguyên Nguyễn Hiền đặt tại quê hương ông hiện nay còn giữ được nhiều bài vị, sắc phong, đặc biệt cuốn Ngọc phả nói về sự nghiệp của Nguyễn Hiền.

ANTD.VN -Mặc dù là Khai quốc Trạng nguyên, nhưng Nguyễn Hiền không được ban mũ áo, xênh xang võng kiệu về quê. Quân tử chờ thời, Nguyễn Hiền đã tỏ rõ chí hướng và trí thông minh thần đồng để nhà Vua phải thực hành nghi lễ quốc gia.

Trong cuốn “Việt Nam văn hóa sử cương” của học giả Đào Duy Anh, ghi rằng, năm 1075 dưới thời vua Lý Nhân Tông, triều đình mở khoa thi đầu tiên nhằm chọn hiền tài phục vụ đất nước.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, khoa thi đầu tiên do nhà Lý tổ chức chính là “Minh kinh bác học”, khoa thi này Lê Văn Thịnh người Kinh Bắc đỗ đầu. Trước đây ở gần đền thờ Lê Văn Thịnh còn ghi bảng chỉ đường là “Trạng nguyên”. Chi tiết không chính xác này đã dần được ngành lịch sử Bắc Ninh đính chính.

Các nhà nghiên cứu lịch sử khẳng định, mãi đến năm 1247, nhà Trần mới đặt ra Tam khôi: Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa và quy định cứ 7 năm mở một khoa thi. Đến năm 1255, nhà Trần đặt lệ lấy 2 Trạng nguyên: 1 Kinh Trạng nguyên dành cho các lộ phía Bắc và 1 Trại Trạng nguyên dành cho Thanh Hóa, Nghệ An để khuyến khích việc học của phương Nam. Năm 1275 lệ này được bãi bỏ vì không cần thiết nữa.

Xem thêm :   12 Địa Điểm Du Lịch Phan Thiết Đẹp Và Hấp Dẫn Nhất 2021, 7 Địa Điểm Du Lịch Phan Thiết Ấn Tượng Nhất 2021

*

Đường vào đền thờ Trạng nguyên Nguyễn Hiền – nơi được đánh giá là huyệt phong thủy địa linh

Nặn voi đất biết đi

Trong khoa thi Tam khôi đầu tiên, thần đồng nhỏ tuổi Nguyễn Hiền đỗ Trạng nguyên và được vua Trần Thái Tông phong là “Khai quốc Trạng nguyên”, điều này được nhà sử học Ngô Sĩ Liên khẳng định trong “Đại Việt sử ký toàn thư”.

Theo các cụ cao niên ở làng Dương A, xã Nam Thắng (Nam Trực – Nam Định) thì Nguyễn Hiền sinh năm 1234 (một số tài liệu ghi là 1235). Ông mồ côi cha từ bé nhưng cũng sớm thể hiện tư chất vượt trội, tự học mà hiểu, nổi tiếng thần đồng, khắp phủ Thiên Trường không ai không biết.

Năm 1247, triều đình mở khoa thi. Nguyễn Hiền, lúc đó mới 13 tuổi, khăn gói lên kinh, dự thi lấy được giải Trạng nguyên, trở thành Trạng nguyên khai hoa. Tuy nhiên, theo đánh giá của các nhà sử học, vì vua thấy Trạng nguyên còn quá trẻ, khó lòng đảm đương việc nước nên đành lấy cớ “chưa hiểu hết lễ nghĩa” cho về quê tu dưỡng 3 năm sau bổ dụng.

Vậy là dù đỗ cao, tài học hơn người nhưng Nguyễn Hiền chưa được trao mũ áo, phong quan tước, việc này rõ ràng trái với nghi thức quốc gia. Nguyễn Hiền về quê, tiếp tục đọc sách chờ thời.

“Trên thực tế, sử sách viết về Nguyễn Hiền không nhiều, đa phần là những giai thoại truyền miệng, trong đó, nổi tiếng nhất là câu chuyện ông nặn voi đất biết đi và câu trả lời về cách xâu chỉ qua ốc”, ông Phạm Xuân Hinh, Phó Ban quản lý di tích lịch sử văn hóa Nguyễn Hiền cho biết.

Ở làng Dương A vẫn truyền lại câu chuyện có thật rằng: Sau khi về quê, ngoài việc phụng dưỡng mẹ và đọc sách, cậu bé Nguyễn Hiền vẫn thường xuyên chơi đùa cùng các bạn. Có lần sứ giả nước khác sang thăm, thách đố vua quan nhà Trần xâu chỉ qua con ốc. Triều đình bó tay. Lúc đó, vua mới nhớ đến Trạng nguyên Nguyễn Hiền, liền sai người đến hỏi ý kiến.

Viên quan được giao việc đến quê Trạng gặp ngay một lũ trẻ chăn trâu đang nghịch đất ngoài làng. Trong đó, một đứa bé mặt mũi khôi ngô chỉ huy nhóm bạn nặn voi từ đất. Kỳ lạ là con voi đó có thể đi, hỏi ra mới biết, họ dùng cua làm mình voi và lấy đỉa làm vòi nên con voi có thể di chuyển.

Viên quan đoán đây là Trạng Nguyễn Hiền nhưng vẫn ra vế đố để thử tài: “Tự là chữ, cắt giằng đầu, chữ tử là con, con ai con ấy?”. Trạng nhanh chóng ứng đối: “Vu là chưng, bỏ ngang lưng, chữ đinh là đứa, đứa nào đứa này!”.

Biết chắc đây là người cần tìm, viên quan xuống ngựa, truyền lại ý chỉ Vua muốn mời Nguyễn Hiền về kinh nhưng Trạng không chịu. Quan đành thuật lại câu đố của sứ giả nước ngoài, Nguyễn Hiền xui bọn trẻ hát: “Tích tịch tình tang/ Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng/ Bên thì lấy giấy mà bưng/ Bên thì bôi mỡ kiến mừng kiến sang”. Quan nghe xong, biết đây là câu trả lời triều đình cần liền vội vã về kinh.

*

Mũ Trạng nguyên trong đền thờ Nguyễn Hiền

Vua phải giữ lễ

Còn một giai thoại nữa ở làng Dương A, đó là khi sứ giả phương Bắc đưa tối hậu thư sang cho triều Trần kèm một bài thơ ngũ ngôn: “Lưỡng nhật mình đầu nhật/ Tứ sơn điên đảo sơn/ Lưỡng vương tranh nhất quốc/ Tứ khẩu tung hoành gian”.

Vua tôi nhà Trần bối rối chưa hiểu ra làm sao. Đương lúc lo lắng, đêm ấy vua Trần mộng thần báo rằng: “Hữu Thượng Hiền chi tài khả năng y quốc”, nghĩa là đất Thượng Hiền có người tài đủ khả năng giúp nước.

Vua cử ngay sứ giả đi tìm. Khi quan quân đến đầu làng Dương A, mọi người tránh xa, chỉ có đứa bé ngồi xem bắt cá. Sứ giả ngồi trên lưng ngựa, quát lớn: “Bé kia ở đâu lại?”. Đứa trẻ điềm nhiên trả lời: “Ta là người quân tử ngồi chờ thời”. Sau vài câu đối đáp, sứ giả nhận ngay ra đó là Trạng nguyên Nguyễn Hiền, liền vội xuống ngựa vái chào.

“Đền thờ Nguyễn Hiền được các triều đại phong kiến Việt Nam ban sắc phong là “Trác vĩ thượng đẳng thần”, vì nạn binh hỏa triền miên nên số sắc phong hiện còn lại không nhiều và chủ yếu có niên đại cuối thời Nguyễn”, ông Phạm Xuân Hinh, Phó Ban quản lý di tích lịch sử văn hóa Nguyễn Hiền cho biết.

Xem thêm :   Kinh Nghiệm Du Lịch Biển Ninh Thuận Ăn Chơi Tẹt Ga Chi Tiết Nhất

Về nhà Trạng, sứ giả thấy ba gian nhà tre xơ xác, gian giữa là gian thờ và là nơi học tập, một gian lão mẫu ở, còn một gian đun bếp. Sứ giả hỏi: “Người quân tử sống nơi đài các, sao ngài lại ở gần bếp?”. Trạng Hiền đáp rằng: “Thân thế sự nghiệp ta là ở trên cao, bếp núc ở tạm đó”.

Khi sứ giả trao chiếu chỉ, xem xong Trạng nói: “Nhà Vua trách ta chưa học lễ, nay thấy nhà Vua chưa giữ lễ, ta chưa thể về triều”. Sứ giả hồi tấu, Vua sai mang mũ áo bằng sắc, xe ngựa rước Trạng hồi kinh. Hai giai thoại này cho thấy sự thông minh, lanh lợi của Nguyễn Hiền.

Theo một số ghi chép của dòng họ Nguyễn Hiền, ông hồi kinh và làm đến chức Thượng thư Bộ Công và từng cho đắp đê quai vạc sông Hồng. Năm 1255, Nguyễn Hiền lâm bệnh nặng, qua đời ở tuổi 21. Nhà Vua thương tiếc truy phong ông là “Đại vương thành hoàng” và tôn làm thần ở 32 nơi khác nhau.

Cuộc đời ngắn ngủi của vị Khai quốc Trạng nguyên được tóm gọn trong cuốn Ngọc phả được bảo tồn tại đền thờ quê hương ông: “Thập nhị tuế khôi khai lưỡng quốc/Vạn niên thiên tuế lập tam tài”.

Hai câu thơ trên phần nào khái quát được tài năng lỗi lạc của ông “Trạng non” – Trạng nguyên đầu tiên và nhỏ tuổi nhất trong lịch sử khoa cử nước ta thời phong kiến.

Xem thêm: Giải Sgk Địa Lí 7 Bài 52 Thiên Nhiên Châu Âu Âu (Tiếp Theo), Địa Lý Lớp 7 Bài 52

Nói về thuyết phong thủy “địa linh sinh nhân kiệt” quê hương Nguyễn Hiền, có câu đối xưa, rằng: “Thất tinh ngũ mã sinh anh tuấn/Vạn cổ thiên thu thư miếu đình”. Ngôi nhà sinh ra Nguyễn Hiền tọa trên thế đất rất đẹp: Tả thanh long, hữu bạch hổ, tiền án với “ngũ mã triều tiền”, hậu chẩm là “thất tinh ủng hậu” thủy tàng khí tụ sinh bậc anh tuấn cho đời. Nay, địa thế có thay đổi đôi chút nhưng về tổng thể vẫn giữ được cảnh trí xưa.

Còn tiếp

*

Vở opera kinh điển “Cavalleria Rusticana” đến với khán giả Hà Nội

*

Nhà hát Lớn Hà Nội đóng cửa 1 năm để tu bổ

Ai toàn quyền quản lý di sản âm nhạc do nhạc sĩ Phú Quang để lại?

*

Phim “578” tiếp tục mở được cánh cửa phát hành rộng khắp thị trường thế giới

*

“Truyện buồn chẳng có thật đâu”: Hành trình đến Mỹ nhọc nhằn của cậu bé nhập cư

*

Những hình ảnh đẹp về công trình Phật giáo hùng vĩ và linh thiêng trên cao nguyên Đơn Dương, Lâm Đồng

*

Tổ chức “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” năm 2023

*

Ninh Dương Lan Ngọc khoe nhan sắc trong veo ở tuổi 33

*

VCCA giới thiệu triển lãm ‘Những người làm vườn’ tại Hà Nội

*

Phố ẩm thực Đảo Ngọc Ngũ Xã thu hút hơn 3.000 lượt khách dịp cuối tuần

*

90 phút thăng hoa của Tân Nhàn trên sân khấu “Con đường âm nhạc”

*

Việt Nam tổ chức 2 sự kiện thời trang quốc tế dành cho trẻ em

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết Trạng nguyên trẻ nhất lịch sử khoa bảng việt nam (2) quân tử chờ thời . Đừng quên truy cập Chaolong TV kênh trực tiếp bóng đá số 1 Việt Nam hiện nay để có những phút giây thư giãn cùng trái bóng tròn !

By Chaolong TV

Chaolong TV trang web xem livestream bóng đá trực tiếp miễn phí tất cả các giải đấu hàng đầu thế giới. Xem bóng đá trực tiếp tốc độ cao chất lượng 4k, không quảng cáo, bình luận tiếng việt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *